Anh Hoàng Đức Chính có nhiều năm tháng sống và chiến đấu ở
chiến trường máu lửa từ Bắc vào Nam,
anh có nhiều kỷ niệm và cảm xúc sâu sắc ở nhiều vùng đất. Đó là vốn sống rất
quý báu, là hành trang vô giá đối với người viết, nhưng anh không chuyên với
công việc thơ văn. Quả thật, có vướng bận vào con đường viết lách mới thấy thật
là cực nhọc, đòi hỏi phải chịu thiệt thòi nhiều thứ mà chưa chắc đã nên cơm
cháo gì. Đa số chỉ khổ vợ con, gia đình. Nhiều người mắc bệnh hoang tưởng, mình
không nhận ra mình, thích nổi tiếng, thích làm nhà nọ nhà kia một cách giả tạo
thì lại còn khổ nữa. Có người đang ở đỉnh cao một ngành khoa học, nghỉ hưu,
bỗng dưng rẽ ngang sang chuyện thơ văn, mang tiền ra đánh bóng tên tuổi... Không
ít chuyện bi hài về lĩnh vực này. Anh Hoàng Đức Chính lại khác, thích thì viết,
anh viết như chơi, được đến đâu hay đến đó, bài nào được thì dùng, không được
thì bỏ. Cách này có cái hay, tự nhiên và hồn nhiên.
HOÀNG ĐỨC CHÍNH ĐI CÙNG PHÙ SA
NGUYỄN VŨ TIỀM
Thỉnh
thoảng tôi gặp thơ anh đăng ở báo nọ báo kia nhất là trong những dịp Tết để
giao lưu với bè bạn văn chương. Thế rồi bỗng thấy anh in thành tập. Tập thơ này
hình như là tập thứ ba hay thứ tư…
Cái quý
trong những sáng tác thơ của nhà thơ Hoàng Đức Chính là chất liệu sống chỗ nào
cũng tươi roi rói, rất máu thịt. Những năm tháng còn chiến tranh, những người
con của Hà Nội hướng về hậu phương:
Phía bên kia ngọn đồi
Pháo đều đều điểm nhịp
Vài ngày nữa là Tết
Nhớ Hồ Gươm mùa heo
may.
(Một chiều cuối năm)
Viết về cuộc sống ở chiến trường, Hoàng Đức Chính không lên
gân lên cốt. Diễn tả nỗi nhớ không bằng những từ thật da diết nhưng mà dung dị
lắng sâu, khơi gợi. Thơ như thế dễ vào lòng người.
Hòa bình lập lại, đồng đội gặp nhau:
Năm người lính nhìn vào mắt nhau tìm nỗi nhớ
Nỗi nhớ nào cũng có
đồng đội nằm lại rừng sâu.
(Đồng đội xưa)
Hai câu thơ
có độ dài tự nhiên không gò bó vần luật, điềm tĩnh đấy, nhưng có nỗi đau lặn
vào sâu thẳm cõi lòng. Phải, sau hòa bình, cuộc sống mới bộn bề đặt ra nhiều
vấn đề không kém phần day dứt phức tạp, nhiều thử thách mới...
Anh có
nhiều kỷ niệm về đồng quê gắn với hình ảnh người mẹ táo tần khuya sớm:
Tiếng gọi của đồng
trầm đêm
Chỉ còn tầu chuối ru
êm đầu hồi
Mẹ nằm một nửa cho tôi
Nửa cho đồng cạn lửa
sôi trắng mùa.
(Đồng gọi)
Anh cảm
thông với giấc ngủ của mẹ, một nửa lo cho con, một nửa lo cho ngô lúa mùa vụ
ngoài đồng, chứ giấc ngủ cho mình thì đâu có. Cánh đồng hạn hán chắc là lâu
ngày đến mức “lửa sôi trắng mùa”, có nguy cơ mất trắng, bao nhiêu cực nhọc gian
truân mới làm nên được hạt thóc. Đức hy sinh của người mẹ chân quê thật lớn lao,
người con nhận ra được điều ấy cũng thật đáng quý.
Đất nuôi đất thành lời ru
Người quê khôn lớn
giữa phù sa thơm
Mồ hôi lẫn với hạt cơm
Cọng dưa thì đắng, gió
lờm lợm hanh.
(Ru quê)
Một nhà thơ
chuyên nghiệp sống ở thành phố không thể viết được câu “Cọng dưa thì đắng, gió lờm lợm hanh”, mà phải là người sinh trưởng
ở đồng ruộng và có tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương. Anh định cư ở thành
phố đã lâu, nhưng trong những sáng tác của mình, hình ảnh làng quê với những
con người chịu thương chịu khó luôn trở đi trở lại gắn bó, yêu thương.
Một kỷ niệm
tuổi thơ:
Đất màu mỡ, đất đang
mơ
Tôi thì khờ dại chỉ lo
sáo diều
Mẹ thương khóc ướt
trang Kiều
Ngọn dâu vàng bãi mấy
chiều gió đông.
(Đất hát)
Có câu thơ mang dáng dấp huyền thoại:
Mẹ chỉ tôi và em đi
tìm dòng sông
Dòng sông vắt ngang
nỗi nhớ
Thuở bàn chân in hình
lên cát đỏ
Cỏ lau che tấm lưng
trần…
Những ngày tấp tểnh
đường cày mưa hắt rát vành nón mê
Tôi chưa đủ trí khôn
nhận ra hoa hồng ủ hương trong lòng đất.
(Đi cùng phù sa)
Nhiều khi thơ anh vừa lãng mạn vừa pha chất suy tưởng khá
thú vị:
Nắng vẫn đến và tôi
vẫn đợi
Chỉ có em vời vợi cuối
trời
Sao không hát một lời
gửi gió
Cho cánh diều ngân sáo
lòng tôi.
(Im lặng)
Chất suy
tưởng và lãng đãng mơ hồ rất cần thiết cho thơ. Nếu không có tâm hồn nghệ sĩ,
mơ mộng đắm say khó tạo nên được. Hoàng Đức Chính có yếu tố này nhưng anh ít để
tâm nuôi dưỡng nó, anh cứ để tự nhiên được đến đâu hay đến đó trong trang viết
của mình. Cũng hơi tiếc.
Thơ Hoàng
Đức Chính có mảng đáng chú ý, đó là một số bài có thấp thoáng màu sắc tâm linh.
Không cố tình mà cũng rất tự nhiên bởi cuộc chiến tranh vừa qua bao nhiêu người
con ưu tú của dân tộc và bao nhiêu đồng bào đã ngã xuống, mối dây tình cảm, tâm
linh trong sâu thẳm cõi lòng của mọi người có lúc nào nguôi ngoai? Cõi sống và
cõi chết có mối liên hệ lạ lùng kỳ diệu.
Các anh nằm bình thản
nghe suối hát
Rừng hồi sinh xòe tán
cây xanh
(Thăm nghĩa trang)
Và đây là
ngày Tết ở gia đình:
Có con đường như dẫn
đến tâm linh
Con đường của đêm ba
mươi Tết
Mẹ bảo người đã chịu
bao nhiêu ngày giá rét
Nên đào mai dẫn lối
đến giao thừa.
(Giao thừa)
Con người
với cây cảnh đào mai hòa hợp trong mùa xuân trong thời khắc giao thừa thiêng
liêng của thế giới tâm linh.
Điển hình
nhất là bài “Hương bưởi”:
Vườn nhà cây bưởi không còn
Sao hương đầu ngõ vẫn thơm ngạt ngào
Ngày ngày tôi ghé cầu ao
Nhặt sợi tóc trắng gửi vào khoảng
không.
Thơ hay, có
hiện tượng lạ lắm, thường là đạt tới độ… phi lý. Cây bưởi không còn thì làm sao
có hương thơm ngạt ngào? Làm gì có tóc trắng ở cầu ao để anh ngày ngày đến nhặt
mà gửi vào khoảng không? Hai cặp lục bát này đều phi lý. Nhưng thơ chấp nhận sự
phi lý ấy. Tuy cây bưởi không còn, nhưng hương kỷ niệm (chắc là với một ai đó ở
đầu ngõ hay cài tóc bông hoa bưởi) vẫn ngạt ngào trong tâm tưởng tác giả là
điều có thật. Không có tóc trắng ở cầu ao nhưng trong lòng người con nhớ mẹ với
mái đầu phơ phơ tóc bạc thường soi bóng nước ở cầu ao và con nhặt từng sợi tóc
trong tâm tưởng gửi vào khoảng không, tưởng nhớ mẹ trong cõi vô cùng là có
thật. Đó là sự phi lý hình thức trong hợp lý nội dung. Đặc biệt, trong trường
hợp này nội dung mang sắc thái tâm linh.
Bài “Hương
bưởi” lời giản dị, hình ảnh quen thuộc chứ không có gì lạ lùng, tình cảm chân
chất đậm đà. Thơ không rườm lời, ý tại ngôn ngoại. Đây là một bài tứ tuyệt hay.
Tôi đang bổ
sung lần thứ hai cho tập “NGHÌN CÂU THƠ TÀI HOA VIỆT NAM” sắp tái bản. Tôi đã chọn bài
“Hương bưởi”.
Thơ Hoàng
Đức Chính phong phú về đề tài, nhà thơ trải lòng với quê hương, với đời sống
của cộng đồng một cách chân thật và tha thiết tình đời. Chất thơ trong sáng tác
của anh thấp thoáng đó đây lúc thì kết hợp giữa thực và ảo giữa cụ thể và khái
quát, lúc lại giản dị bằng những lời của hồn quê dân dã cất lên từ đáy lòng.
Khỏa tay vào ngọn sóng
Lòng tôi ăm ắp phù sa.
Hai câu này có vẻ kỹ thuật nhưng ở Hoàng Đức Chính, tôi nghĩ
anh không cố ý kỹ thuật mà nó hiện ra một cách tự nhiên, chân thành. Ở một số
bài thơ, anh có sử dụng hình ảnh, hình tượng, hoặc những ẩn dụ làm cho câu thơ
lung linh màu sắc.
Tôi yêu em bé bán vé
số
Tháng tháng ngày ngày
đem hy vọng gửi vào thế gian.
(Xổ số)
Rất tự
nhiên, rất đời thường, nhưng chất suy tưởng tan hòa trong đó tạo nên sự khái
quát cần thiết cho bài thơ. Đây chính là bí quyết, là yếu tố cần thiết để kiến
thiết nên bài thơ.
Thơ hiện đại, nói chung, nhiều người đã tước bỏ hết vần luật
quen thuộc. Thơ không vần đã rất phổ biến. Hoàng Đức Chính cũng đang vận động
theo hướng này. Đây là điều đáng mừng (nhưng chưa nhiều).
Mới đây anh Hoàng Đức Chính và mấy anh cùng hội thơ có đến
trao đổi với tôi về thơ mới, thơ không vần.
Thơ không vần không phải là mới, từ hồi đầu kháng chiến
chống Pháp (hình như năm 1947) tại chiến khu Việt Bắc đã có cuộc thảo luận về
vấn đề này. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi lúc đó đã viết một số bài thơ không vần.
Thơ văn xuôi thì thời thập kỷ 30 thế kỷ trước đã có.
Theo tôi, thơ hiện đại (và hậu hiện đại) không phải nhằm đáp
ứng lối đọc thơ dễ dãi, êm tai, cũng không nhằm để dễ thuộc, dễ ngâm ngợi mà
chính là qua thơ, người đọc được thưởng thức, được ngẫm ngợi, mở ra nhiều hướng
liên tưởng mênh mang, đa chiều đa nghĩa (chứ không phải chỉ một ý nghĩa, một
cách hiểu), để rồi ở mỗi người đọc ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, thời gian khác
nhau, những câu thơ được sáng tạo thêm một lần nữa, sống thêm một đời sống nữa
(nhiều khi ngoài ý tưởng của tác giả). Với phẩm chất này, thơ hiện đại (và hậu
hiện đại) có yêu cầu cao hơn rất nhiều.
Giá anh Hoàng Đức Chính có điều kiện đầu tư hơn nữa chắc sẽ
gặt hái được thành quả đáng kể hơn trong lĩnh vực thơ ca vốn rất tinh vi và ảo
diệu này.
Những kỷ niệm sâu sắc trong đời, thời gian càng xa, càng lắng
sâu, càng lung linh kỳ ảo và rất đỗi
thiêng liêng. Để lưu lại những kỷ niệm vô giá ấy trong thơ thật là đáng quý.
Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…
Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.
Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy …
Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh...
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.