Nghe người ta đồn chỉ cần viết được một cuốn sách sẽ có ăn
ba bữa mỗi ngày, Quản Mạc Nghiệp quyết tâm từ bỏ thân phận mục đồng. Năm 1973,
lúc tròn 18 tuổi, Quản Mạc Nghiệp xin mẹ 5 hào ra hợp tác xã mua một lọ mực và
một cuốn vở rồi nằm bò ra phản bắt đầu công việc viết văn. Tác phẩm đầu tiên của
Mạc Ngôn có tên gọi "Bên bờ sông Giao Lai", với chương đầu tiên
"Đại hội chi bộ tết Nguyên Tiêu, âm mưu của địa chủ bị đập tan" và
dòng đầu tiên "Thuỷ lợi là mạch máu của nông nghiệp". Thế nhưng, nghề
văn đối với một chàng trai nông thôn quả không đơn giản. Quản Mạc Nghiệp vào bộ
đội, mất nhiều năm nghiền ngẫm mới dám cầm bút tiếp. Từ năm 1978 đến năm 1980,
nhiều truyện ngắn và kịch của Mạc Ngôn gửi đến các toà soạn báo đều bị trả lại.
Mãi đến mùa thu năm 1981, Mạc Ngôn mới có truyện ngắn "Đêm mưa xuân bay
bay" đăng trên tạp chí "Đầm sen" của thành phố Bảo Định, tỉnh Hà
Bắc!
PHẬN NGƯỜI PHÍA SAU GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG
TUY HÒA
Giải Nobel Văn chương 2012 được trao cho nhà văn Mạc Ngôn, một
tác giả Trung Quốc rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam. Nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn đã
khiến công chúng nước ta say mê và tán thưởng như "Cao lương đỏ",
"Báu vật của đời", "Đàn hương hình", "Sống đoạ thác
đày"....
Mạc Ngôn tên thật Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại thôn
Cao Mật thuộc địa hạt Duy Phường, tỉnh Sơn Đông. Bị dang dở học hành, tuổi thơ
và tuổi trẻ của Mạc Ngôn lầm lũi và vất vả như một người nông dân thực thụ.
Chính Mạc Ngôn kể về nơi chôn nhau cắt rốn và những ngày tháng lam lũ:
"Thôn tôi là giáp giới giữa ba huyện. Ra khỏi thôn đi về phía Đông là một
đồng cỏ mênh mông. Hễ mùa xuân đến trên thảm cỏ xanh mênh mông lại dập dờn những
cánh hoa, trông chẳng khác gì một tấm thảm khổng lồ. Tôi và hai con cừu đã tìm
thấy ở nơi đây một khu vườn vui thú. Hai con cừu quên hết những nỗi sầu khổ, gặm
no cỏ rồi nhảy nhót nô đùa. Tôi cũng vui sướng nằm lăn mình trên thảm cỏ".
Tuy nhiên, Sơn Đông vốn là một cái nôi của văn minh Hoa Hạ, nơi đây từng sinh
ra những nhân vật lừng lẫu trong lịch sử Trung Quốc như Quản Trọng, Mạnh Thường
Quân, Khổng Tử, Mạnh Tử, Ngô Khởi, Tôn Vũ, Tôn Tẫn, Gia Cát Lượng, Tống
Giang... Vì vậy, Mạc Ngôn cũng là một sản phẩm địa linh nhân kiệt!
Nghe người ta đồn chỉ cần viết được một cuốn sách sẽ có ăn
ba bữa mỗi ngày, Quản Mạc Nghiệp quyết tâm từ bỏ thân phận mục đồng. Năm 1973,
lúc tròn 18 tuổi, Quản Mạc Nghiệp xin mẹ 5 hào ra hợp tác xã mua một lọ mực và
một cuốn vở rồi nằm bò ra phản bắt đầu công việc viết văn. Tác phẩm đầu tiên của
Mạc Ngôn có tên gọi "Bên bờ sông Giao Lai", với chương đầu tiên
"Đại hội chi bộ tết Nguyên Tiêu, âm mưu của địa chủ bị đập tan" và
dòng đầu tiên "Thuỷ lợi là mạch máu của nông nghiệp".
Thế nhưng, nghề văn đối với một chàng trai nông thôn quả
không đơn giản. Quản Mạc Nghiệp vào bộ đội, mất nhiều năm nghiền ngẫm mới dám cầm
bút tiếp. Từ năm 1978 đến năm 1980, nhiều truyện ngắn và kịch của Mạc Ngôn gửi
đến các toà soạn báo đều bị trả lại. Mãi đến mùa thu năm 1981, Mạc Ngôn mới có
truyện ngắn "Đêm mưa xuân bay bay" đăng trên tạp chí "Đầm
sen" của thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc!
Mạc Ngôn cho rằng, tác phẩm giúp ông nổi tiếng là "Củ
cà rốt trong suốt" viết về quãng đời nhọc nhằn của chính mình. Tuy nhiên,
tác phẩm đưa tên tuổi Mạc Ngôn bay khắp lãnh thổ Trung Quốc và vươn ra quốc tế
là "Cao lương đỏ". Khi "Cao lương đỏ" được trao giải thưởng
Mao Thuẫn năm 1986 thì Trương Nghệ Mưu (khi đó chỉ được biết đến với một vai diễn
trong phim "Giếng cũ" của đạo diễn Ngô Thiên Minh) đã đến khu tập thể
Mạc Ngôn đang sống để đề nghị làm phim. Qua diễn xuất của Củng Lợi và Khương
Văn, bộ phim "Cao lương đỏ" đã được trao Cành Cọ Vàng tại Liên hoan
phim Cannes năm 1994, và từ đó cả Trương Nghệ Mưu và Mạc Ngôn cùng vang danh.
Trong "Cao lương đỏ" có nhân vật Vương Văn Nghĩa
được Mạc Ngôn lấy nguyên mẫu cả tình tiết và tên gọi từ người hàng xóm trong
thôn Cao Mật. Khi "Cao lương đỏ" nổi tiếng, Vương Văn Nghĩa đã vác gậy
sang gặp cha của Mạc Ngôn để hỏi tội vì sao ông ta còn sống sờ sờ mà dám viết
là bị chết. Chẳng biết cách nào giải thích, cha của Mạc Ngôn đành bảo:
"Con cái lớn rồi, không thuộc về cha mẹ nữa, chú hãy đợi nó về rồi tính sổ
với nó!". Diễn biến tiếp theo được Mạc Ngôn kể lại như sau: "Khi về
thăm nhà, tôi mua hai chai rượu đến biếu chú Vương Văn Nghĩa, cũng là có ý xin
lỗi. Tôi nói: "Chú Vương, cháu muốn viết tốt cho chú, xây dựng chú thành một
anh hùng". Ông nói: "Anh hùng cái gì? Vừa mới nghe thấy tiếng súng đã
bịt chặt tai thét lên: "Tư lệnh, tư lệnh, đầu tôi không còn nữa rồi!".
Thế mà anh hùng à?". Tôi nói: "Thì về sau chú chẳng dũng cảm hy sinh
là gì?". Chú Vương nói: "Thôi, dù sao con người tôi thì anh đã viết
là chết rồi, bố con tôi chẳng muốn so đo với anh nữa. Như thế này đi, anh mua
thêm cho tôi hai chai rượu nữa, nghe nói anh đã kiếm được khá nhiều tiền từ cuốn
truyện này!".
Mạc Ngôn tiếp tục khai thác mảnh đất quê hương thành những
tác phẩm tiếp theo như "Châu chấu đỏ", "Củ cải đỏ",
"Bông hoa trắng", "Hoan lạc", "Quốc tửu"... Và rồi
Mạc Ngôn ngộ ra: "Sau một thời gian, tôi phát hiện nếu chỉ viết về quãng đời
của mình và những chuyện vụn vặt ở quê mình cũng chẳng phải là một cách hay.
Người khác không chán thì bản thân tôi cũng đã chán. Tôi muốn tác phẩm về Cao Mật
của mình là một khái niệm mở, là một khái niệm văn học chứ không phải khái niệm
địa lý. Tôi muốn sáng tác về Cao Mật là đi vào thế giới nhân văn có liên quan mật
thiết với số phận tôi. Nó không có bức tường ngăn, thậm chí không có biên giới.
Dưới ánh sáng tư tưởng ấy, tôi viết "Báu vật của đời"!".
Mạc Ngôn nung nấu viết "Báu vật của đời" để tri ân
người mẹ suốt đời chật vật cam chịu của ông. Cuốn sách được ấp ủ mười năm kia
chỉ tuôn trào ào ạt hơn 50 vạn chữ khi mẹ của Mạc Ngôn qua đời vào mùa thu
1994. Nhớ thương mẹ, Mạc Ngôn ngồi xuống viết một mạch suốt ba tháng ròng rã.
Hoàn cảnh viết "Báu vật của đời" được Mạc Ngôn miêu tả: "Khi tỉnh
thì viết bằng tay, khi ngủ thì viết bằng mơ trong một mảnh sân đầy tiếng chó sủa
và bên chiếc lò sưởi cháy rừng rực tại quê hương Cao Mật. Tác phẩm hoàn thành
và tôi đã tăng lên 10 cân. Nhiều người đã không thể tưởng tượng nổi, bản thân
tôi cũng không thể tưởng tượng nổi. Từ đó về sau tôi biết rằng mình khác với mọi
người ở chỗ, nhà văn khác khi sáng tác thì gầy đi, còn tôi thì lại béo
lên!"
Vừa được ấn hành, "Báu vật của đời" với tên gốc là
"Phong nhũ phì đồn" đã trở thành một hiện tượng của văn học Trung Quốc
và nhanh chóng được chuyển ngữ nhiều quốc gia trên thế giới. Có một cảnh tượng ám ảnh trong “Báu vật
của đời”: khi nhân vật nữ chính Thượng Quan Lỗ Thị sinh đôi, con lừa của nhà
này cũng đang sinh con. Cả người và lừa đều khó sinh, nhưng bố mẹ chồng của Thượng
Quan Lỗ Thị lại quan tâm đến con lừa hơn, họ đã mời bác sĩ thú y đến chăm sóc
con lừa, nhưng chẳng hề hỏi han gì đến con dâu. Một tiếng kêu cứu về nhân phẩm
lúc nào cũng dễ bị đe doạ ở những nơi tăm tối, không phải chuyện riêng của Cao
Mật. Khi được mời thuyết giảng tại Mỹ, Mạc Ngôn khẳng định: "Một nhà văn
thế kỷ 21 có trách nhiệm và hoài bão sẽ đứng ở vị trí cao hơn, nhìn xa hơn. Họ
sáng tác trên lập trường của nhân loại, điều mà họ trăn trở là số phận nhân loại,
họ nâng tác phẩm lên độ cao của triết học. Chỉ có sự sáng tác như vậy mới có
giá trị. Một nhà văn để sự chú ý của mình vào nghiên cứu chính trị, kinh tế và
lịch sử chắc chắn sẽ khiến cho tác phẩm của mình sai đường lạc lối. Điều mà nhà
văn chú ý luôn luôn nên là số phận và tao ngộ của con người, cũng như những biến
dị trong tình cảm của con người và sự lạc mất về lý tính của họ trong một xã hội
đầy rối ren".
Sau "Báu vật
của đời", Mạc Ngôn có những tác phẩm khác như "Đàn hương hình",
"Bốn mươi mốt phát đạn pháo", "Thập tam bộ", "Sống đoạ
thác đày", "Cây tỏi nổi giận", "Ếch"... Thái độ cầm
bút bênh vực cho lẽ phải và phẩm giá của Mạc Ngôn đã được độc giả khắp nơi tán
thưởng. Và giải Nobel văn học năm 2012 dành cho Mạc Ngôn chính là kết quả ghi
nhận cụ thể nhất!
Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…
Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.
Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy …
Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh...
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.