Làm thơ là sáng tạo, là đam mê, có khi say nhiều hơn tỉnh.
Người cổ đại gọi nhà thơ là "nhà tiên tri". Các nhà thơ lớn thường
nhận mình là "nhà thơ - công dân", là "tiếng dội" của cuộc
sống, là hơi thở của thời đại. Muốn xứng đáng với danh hiệu đó, nhà thơ phải có
tài đã đành, nhưng trước hết phải có lý tưởng xã hội, phải dồn tích năng lượng,
nhiệt huyết của mình để ngọn lửa ảm hứng sáng tạo luôn cháy sáng... Tại
sao thơ đương đại có hiện tượng khủng hoảng? Chưa thấy những nhà thơ nổi bật,
ít bài thơ hay, thiếu nhiều câu thơ đẹp đọng lại trong lòng công chúng? Thậm
chí nhiều nhà phê bình bức xúc, nói nặng lời về thơ đương đại không phải không
có chỗ đúng. Loại thơ - vè có chiều hướng lan rộng; thơ - văn xuôi lủng củng
với những đoạn thơ bàng bạc, những ý thơ nhạt nhẽo, dễ dãi; thơ khó hiểu làm
bạn đọc "nuốt không trôi", xa lánh… v.v...
Thơ đương đại đang khủng hoảng?
HỒ SĨ VỊNH
Đi tìm nguyên nhân của thực trạng trên của thơ đương đại, từ
một hướng tiếp cận văn hóa đọc, tôi chọn ra mấy nội dung học thuật sau:
1.Mơ hồ về lý tưởng xã hội của thơ ca.
Làm thơ là sáng tạo, là đam mê, có khi say nhiều hơn tỉnh.
Người cổ đại gọi nhà thơ là "nhà tiên tri". Các nhà thơ lớn thường
nhận mình là "nhà thơ - công dân", là "tiếng dội" của cuộc
sống, là hơi thở của thời đại. Muốn xứng đáng với danh hiệu đó, nhà thơ phải có
tài đã đành, nhưng trước hết phải có lý tưởng xã hội, phải dồn tích năng lượng,
nhiệt huyết của mình để ngọn lửa cảm hứng sáng tạo luôn cháy sáng. Lý tưởng xã
hội là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của nhà thơ. Lý tưởng cần cho mọi
người. Ông vua không làm đúng lý tưởng của mình, thì dân có quyền lật đổ. Sáng
tạo, tự do mà không vì con người, không có mục tiêu thì chỉ là hư tưởng, vô
dụng. Mươi năm gần đây, hiện tượng một số nhà thơ trẻ muốn nổi danh ngay, liên
tiếp đưa ra những tuyên ngôn cao ngạo. Những câu thơ buông tuồng, thô thiển
thỉnh thoảng xuất hiện trên các trang báo.
Ngày xưa các nhà thơ lớn đã có lời răn: "Danh lợi, tước
lộc thường đi đôi với vạ lớn" (La Ẩn - nhà thơ đời Đường trong bài
"Ngụ hoài" có câu: "Danh lợi ngoài thân chớ vội cầu/ Tước lộc có
vui nhưng vạ lớn"). Văn chương, thơ ca là sự nghiệp của nghìn đời (văn
chương thiên cổ sự). Nhà thơ là con ong khôn ngoan biết hút mật ở các loài hoa
về xây tổ ấm cho thơ, cho cộng đồng, chứ không đi đốt bậy người đời, dễ bị
người ta châm lửa, hun khói xua đuổi, có khi vỡ cả tổ. Nhà thơ có quyền viết
bất cứ đề tài nào, khai thác mọi nỗi niềm sâu kín của tâm trạng: nổi đau, niềm
vui, hạnh phúc, bất hạnh ... nhưng khi bài thơ được công bố thì nó không còn là
của riêng nhà thơ mà của xã hội, là đối tượng cảm thụ của hàng trăm nghìn thị
hiếu khác nhau.
Khen - chê, chấp nhận - từ chối là chuyện của dư luận xã
hội. Nhà thơ không vì được khen mà cao ngạo, bị chê mà chán nản. Hiệu ứng của
sự khen - chê nằm ở tài năng, trước hết là ở tấm lòng người viết, ở lý tưởng xã
hội mà nhà thơ theo đuổi. Một số người cứ thiên kiến nghĩ rằng, lý tưởng xã hội
là cái nằm ngoài văn chương, do sự áp đặt của một tổ chức nào đó. Không phải!
Nó là bầu máu nóng, là cảm hứng chủ đạo của bất cứ nhà thơ nào dù chỉ viết một
dòng. Để khẳng định một thái độ sống, một nhà sinh quan được lý tưởng xã hội
định hướng, Chế Lan Viên viết: "Ta đẻ ra đời, sao khỏi những cơn đau/ Hãy biết
ơn vị muối của Đời cho thơ chất mặn".
2. Cách tân, sáng tạo là quy luật tự nhiên, tự tại của thơ ca.
Cách tân không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện, là
thao tác kỷ xảo, là sự tìm kiếm ý tưởng mới, hình tượng mới, ngôn từ lấp lánh.
Sở dĩ ta gọi trường phái thơ 1932 - 1945 là THƠ MỚI là vì các nhà thơ rất có ý
thức cách tân (nhờ ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đầu thế kỷ XX) làm xuất hiện
nhiều nhà thơ tài hoa. Qui trình cách tân đưa thơ đến với số đông bạn đọc, nhất
là thanh niên, học sinh. cũng không thể có thơ hay. Muốn cách tân gì thì cách,
trước hết nhà thơ phải có tài. Trong thơ ca, tài năng là sự chân thật, chân
thật tối đa. Ở đây nhà thơ và nhân vật trữ tình là một, trùng khít đến mức khó
tách làm hai. Mọi thứ giả vờ, làm dáng, cường điệu cảm xúc của người viết thật
xa lạ với tính chân thật trong thơ. Có đau thì nói đau, nỗi đau của người trong
cuộc. Có đủ kiến thức để khái quát câu thơ thành triết lý sống, thì cứ việc
làm, chứ vay mượn sống sượng dù là của ai cũng không khó bị người đọc lật tẩy.
Trong thơ đương đại, do tâm lý hấp tấp, hiện tượng "ăn non" quả chưa
chín đã hái, nên vừa chát, vừa chua. Thông thường khi làm thơ, nhà thơ khó phân
biệt đâu là trái tim, đâu là bộ óc, đâu là cảm xúc, đâu là trí tuệ, đâu là phi
lý, đâu là hữu lý (đánh giá thơ không có chuyện đúng - sai, chỉ có hay - dở),
nhưng khi bài thơ ra đời, được đông đảo người đọc đón nhận là nhờ hình tượng
thơ mới - lạ, tình cảm nhà thơ thăng hoa, năng lượng tinh - khí - thần của bài
thơ tỏa sáng. Trong thơ ca kháng chiến ở cả hai giai đoạn nhiều bài thơ viết về
đề tài mất mát, bi thương, về chia ly, mặc dù kỹ thuật có chỗ chưa thật hoàn
hảo, nhưng vẫn đọng lại sâu thẳm trong lòng người qua nhiều thế hệ: "Màu
tím hoa sim", "Núi đôi", "Quê hương", "Hương
thầm", "Cuộc chia ly màu đỏ".. v.v... Viết về đề tài Tổ quốc,
lãnh tụ, người phụ nữ Việt Nam,
thiên nhiên đất nước, các nhà thơ đều để lại những trang thơ vừa đạt tầm triết
lý, vừa mang cảm xúc dạt dào của nhiều thế hệ.
Hiện nay, nhiều bài thơ được gọi là thơ - văn xuôi, nhưng
đọc lên nghe sao lổn nhổn, lủng củng. Nếu là thơ thì ít ra là nhạc tính, nếu là
văn xuôi là sức khái quát của văn tự sự. Khi cách tân thơ, một nhà thơ cảnh
báo: Mỗi lần cách tân, thơ thường mở cửa và văn xuôi tràn vào. Có hiện tượng
tàn phá của văn xuôi khi tràn vào thơ. Sự tàn phá đó đưa lại hệ lụy: Thơ mà
không phải thơ. Ở chỗ này, tôi thấy nhận xét của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là đáng
trân trọng: "Tôi nhận ra sự lặp lại, mòn cũ và ồn ào trong một số bài thơ
viết về đất nước hiện nay. Ít lắm những sáng tạo mới về cấu trúc, hình tượng,
ngôn từ. Thơ nghiêng về sự ầm ào, cao giọng, tuyên truyền cổ vũ mà không có câu
hay, những ám ảnh lâu bền. Thoạt nghe có vẻ mênh mông, hoành tráng, nhưng khi
đọc kỹ bằng mắt ta thấy vô vàn sáo rỗng, cũ kỹ...".
3. Không có phông văn hóa, thiếu tri thức triết -
mỹ, nhà thơ khó đi được xa .
Có nhà văn hóa nói, gốc của cây thơ là phù sa văn hóa, là
tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học và là sự lịch duyệt, trải nghiệm. Nhà thơ
mà chỉ dừng lại ở cảm xúc bàng bạc, trí tuệ nông cạn, tầm tưởng tượng thiếu
hụt... thì dễ dẫn đến tình trạng rối loạn hình tượng, nghèo nàn ngôn ngữ. Đó là
chưa nói sự bắt chước vồ vập một vài khuynh hướng thơ hiện đại, hậu hiện đại
của bên ngoài. Giả dối là điều tối kỵ trong nghệ thuật, rất tối kỵ trong thơ.
Nói chuyện với các nhà thơ trẻ, M.Gorki đã phân biệt nhà thơ và người thợ thơ.
Người thứ nhất luôn ý thức, phấn đấu nhọc nhằn để có tâm lý sự kiện, thân phận
ngang trái của con người, chiều sâu tình cảm, tính đa nghĩa, đa sắc của ngôn
ngữ thơ; còn người thứ hai thường bằng lòng, dễ dãi trước nhiều hiện tượng dồn
dập của cuộc sống, sa đà vào lối liệt kê, chắp nối từ ngữ, thiếu vắng cảm hứng
thi ca, nên thơ biến thành vè. Liên quan tới nội dung này, tôi nêu hai ý niệm
vẻ đẹp câu thơ và cái mới trong thơ. Có nhà mỹ học nói, mọi thể chế chính trị
sẽ qua đi, câu thơ đẹp vẫn tồn tại mãi mãi. Điều đó đúng khi cái Đẹp gắn liền
với cái Thiện. Nhà triết học Đức, E.Căng nói đại ý: Lý tưởng của chân lý là của
Thượng đế, còn lý tưởng của cái Đẹp là của con người. Cái trước nằm ở giai đoạn
"cảm thụ tự nhiên", còn cái sau là "cái phải trở
nên".
Thơ gắn với Chân, Thiện, Mỹ giống như thỏi nam châm có sức
hút, sức cảm hóa mọi thị hiếu, mọi người đọc ở nhiều thời đại. Còn cái mới
trong thơ tìm ở đâu? Tất nhiên không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không
phí công lục lọi trong đống phế loại từ ngoài biên giới lọt vào, càng không
phải vắt óc trần trụi nghĩ ra. Nó ở trong biển kiến thức mênh mông và sâu thẳm
của loài người. Nó có được là nhờ tài năng, tầm nhìn, sự định hướng sức bay của
trí tưởng tượng (tưởng tượng thiếu định hướng dễ biến thành "con điên
trong nhà"). Nhà thơ phải cậy học vấn. Xin đừng hiểu nhầm học vấn là bằng
cấp, học vị, mà là thực học, thực tài, trải nghiệm cuộc sống. Nhà thơ Pháp Ch.
Beaudelaire rất quí trọng trường học đường đời: "Tôi có quá nhiều kỷ niệm
như thể đã sống nghìn năm để đòi hỏi sự đọc". Còn Đổ Phủ: "Đọc thơ
phú vạn quyển, hạ bút như hữu thần". Có thể có học vấn mà thơ không hay,
nhưng có bài thơ hay, câu thơ để đời thì nhà thơ có học vấn cao rồi đấy! Cha
ông ta thường dạy: "Bản chất của văn chương tự học vấn mà ra, học vấn uyên
bác thì văn viết mới hay. Có lẽ nào văn chương lại làm cho người ta kiêu
căng!?" (Lê Quí Đôn).
Trong biển cả tri thức khổng lồ của nhân loại, có cái vừa
cao siêu, vừa thiết thực, vừa bổ ích, vừa vô bổ, việc đi tìm cái mới trong đời
sống và trong nghệ thuật để ứng dụng vào lý thuyết thơ và sáng tạo thơ cũng
phải liệu sức mình, giống như bơi trong biển cả; cần biết cách đọc, cách tiếp
cận, chớ lóa mắt, tuyệt đối hóa một hiện tượng nào, dù là thần tượng. Paul
Bourjée cho rằng, nhà thơ cần phải biết các triết thuyết, tri thức xã hội học,
tâm lý học mới nhất mà mình đọc được và cần theo đuổi "niềm say mê trí
tuệ". Các nhà thơ trẻ cần giữ vững bản lĩnh khi tìm đến cái mới, cái lạ.
Không phải cái mới, cái lạ nào cũng đi tận cùng sáng tạo. Những dữ kiện nào cần
cho thơ? - Đó là sự săn đuổi những đề tài xã hội và thân phận con người, tri
thức cần và đủ cho cảm hứng, phản xạ, kho tàng ngôn từ, kỷ xảo thơ (vần, âm
luật, điệp âm, hình ảnh, văn khí...). Mọi thứ bắt chước kỳ quặc, thô kệch, mọi
thứ suy nghĩ rối rắm, ngôn từ bệnh hoạn (mot malade) hiện tượng làm ô nhiễm
ngôn ngữ, cách diễn đạt rắc rối, gượng gạo, vờ vĩnh về đề tài tình dục, tình
yêu nam nữ đều xa lạ với thơ đương đại và hệ lụy là bạn đọc xa lánh.
Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…
Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.
Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy …
Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh...
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.