Thôi thì tù thì cũng đã tù rồi, chuyện chẳng có gì phải giấu
nữa, nhưng lúc đó quả nhiên, câu thơ xưa của Phùng Quán nói ý khi cuộc đời gặp
sự bất hạnh thì phải vịn câu thơ mà đứng dậy. Thì đúng là nhà văn Nguyễn Trường
Thanh đã tựa vào văn chương mà đứng dậy. Ông nói cuộc đời bao dung lắm, rồi
thực thà kể rằng, khi dính án, năm 2006, thật may quá, ông không bị các
hội và đoàn thể ly khai. Nhất là Hội Nhà văn Việt Nam không khai trừ ông. Đó là
một sự an ủi và khích lệ vô cùng quý giá, mà ông đã tìm ra sức vượt lên chính
bằng văn chương. Nhà văn cho là mình vừa vượt qua một đợt “sóng thần”, trong
cõi biển u tối của cuộc đời mình, nên vắt sức để viết. Dường như ông chối bỏ
tất cả sự đe dọa của thời gian, kháng cự lại những gian truân của bệnh tật và
đời sống cực nhọc của tuổi già, để chuộc lại sức thanh xuân mà mình ấp ủ bấy
lâu trong con tim đang dạt dào cảm xúc. Biết bao đề tài mà ông chưa bắt đầu
đang chờ đón ở phía trước. Thế là ông viết như lên đồng sau một năm lặng đi
trong cơn choáng váng.
Nhà văn đứng dậy sau án oan choáng váng
VƯƠNG TÂM
Lần đầu tiên tôi gặp nhà văn Trường Thanh, vào năm 1990,
trong dịp đoàn nhà báo Hà Nội Mới đi công tác lên Lạng Sơn. Lúc đó, nhà văn đã
là Chủ tịch Hội Văn nghệ xứ Lạng, và nổi tiếng với bộ tiểu thuyết “Kỳ tích Chi
Lăng”. Anh là người gốc Hà Nội nên rất vui và tận tình với chúng tôi. Khi chia
tay, anh tặng mỗi người một cái ô Tàu, có nhiều ô kẻ màu hoa, ngày ấy ai cũng
mê mẩn...
Ấy thế rồi, 7 năm sau, tôi lại có duyên gặp anh ở Hà Nội,
khi cùng được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Lần ấy, chúng tôi có dịp chụp
ảnh chung với nhau và hẹn ngày gặp lại, nhưng lại nghe nói ngay năm đó, anh về
nghỉ hưu. Mãi gần 9 năm sau, khi tôi lên Lạng Sơn, thì hay tin anh bị công an
bắt trong một vụ án kinh tế. Tôi giật mình nghĩ, nhà văn Nguyễn Trường Thanh
hiền lành thế cơ mà, dính vào vòng lao lý cũng là sự lạ.
Hỏi dò, tôi mới hay, nhà văn còn bị tòa án tỉnh Lạng Sơn xử
tới 4 năm tù giam vì tội danh “Thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm
trọng” trong vai trò Phó Giám đốc của Công ty TAST Lạng Sơn. Thì ra, ông bị kết
tội, khi cùng các cộng sự ký hợp đồng mua hàng nông sản, hải sản khống của 11
công ty “ma” nhằm mục đích chiếm đoạt trên 17 tỉ đồng tiền hoàn thuế của Nhà
nước. Thật là một con số khổng lồ đối với một người chịu trách nhiệm quản lý.
Tôi ù cả tai...
Nhưng cuối cùng, khi nhà văn kháng án, với lý do mình bị lừa
ký vào những giấy tờ mà mình không hề biết gì về nghiệp vụ, và không hề đút túi
một xu. Thật may, chánh tòa tối cao đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, xác định đúng tội
danh, hạ án cho nhà văn với mức 3 năm tù treo, bị quản thúc, và tiếp 4 năm thử
thách tại địa phương. Nếu tính cho đến nay, vào cái năm nhà văn vừa tròn 80,
mới hết hạn thời kỳ thử thách. Vậy là tôi có dịp gặp lại nhà văn Nguyễn Trường Thanh
đúng vào đầu xuân 2013, tại nhà ông ở 71 Nguyễn Thái Học, TP Lạng Sơn.
Thực tình, tôi muốn hỏi ông về cuốn tiểu thuyết “Hoa
bất tử”, vào thời điểm ông vừa được hết hạn tù treo 3 năm. Giai đoạn 3 năm đó,
ông sống như thế nào và đã vượt lên ra sao để hoàn thành cuốn tiểu thuyết rất
hay về Hoàng Văn Thụ. Tôi chưa biết nên bắt đầu như thế nào, vì thấy ông mải
chăm sóc người vợ đã ngã bệnh mấy năm nay. Bà bị tai biến mấy lần, chỉ một tay
ông trông nom, suốt mấy năm trong thời gian thụ án.
Các con đều đi xa và đã trưởng thành, thỉnh thoảng mới về
giúp ông được, nên ông một bề lo toan mọi chuyện. Từ thuốc thang, ăn uống, đến
vệ sinh cho vợ, nhà văn Nguyễn Trường Thanh tận tình ngày đêm, đúng với tình
nghĩa thủy chung của một người chồng yêu thương vợ hết lòng. Tôi thầm nghĩ, quả
là ông trời đã đày đọa nhà văn, đúng là họa vô đơn chí. Sau khi đưa vợ vào
phòng trong nghỉ ngơi, ông mới xởi lởi cười với tôi, rồi nhắc lại cuộc gặp nhau
cách đây 23 năm.
Thôi thì tù thì cũng đã tù rồi, chuyện chẳng có gì phải giấu
nữa, nhưng lúc đó quả nhiên, câu thơ xưa của Phùng Quán nói ý khi cuộc đời gặp
sự bất hạnh thì phải vịn câu thơ mà đứng dậy. Thì đúng là nhà văn Nguyễn Trường
Thanh đã tựa vào văn chương mà đứng dậy. Ông nói cuộc đời bao dung lắm, rồi
thực thà kể rằng, khi dính án, năm 2006, thật may quá, ông không bị các
hội và đoàn thể ly khai. Nhất là Hội Nhà văn Việt Nam không
khai trừ ông. Đó là một sự an ủi và khích lệ vô cùng quý giá, mà ông đã tìm ra
sức vượt lên chính bằng văn chương. Nhà văn cho là mình vừa vượt qua một đợt
“sóng thần”, trong cõi biển u tối của cuộc đời mình, nên vắt sức để viết.
Dường như ông chối bỏ tất cả sự đe dọa của thời gian, kháng
cự lại những gian truân của bệnh tật và đời sống cực nhọc của tuổi già, để
chuộc lại sức thanh xuân mà mình ấp ủ bấy lâu trong con tim đang dạt dào cảm
xúc. Biết bao đề tài mà ông chưa bắt đầu đang chờ đón ở phía trước. Thế là ông
viết như lên đồng sau một năm lặng đi trong cơn choáng váng.
Ông bắt tay viết cuốn tiểu thuyết “Hoa bất tử” trong trạng
thái tâm lý đó, với sự bao dung của cuộc đời. Cho dù cay đắng và bàng hoàng vì
tai họa, nhưng cứ nghĩ văn chương là cứu cánh, để lấy lại danh dự, để xứng đáng
là điểm tựa tinh thần cho vợ con. Những con chữ đầu tiên cho cuốn tiểu thuyết
tự nhiên trào ra như mạch nguồn tuôn chảy. Nhưng cuộc đời đâu có suôn sẻ, thuận
buồm xuôi gió. Lại những đêm ốm đau vì tuổi già, lại những ngày vợ bị nằm viện,
lại những đêm thức trắng với những con chữ. Cuốn sách ra đời như một cuộc vật
lộn giữa thời gian, tuổi tác, và bản án treo trước mắt. Kỳ diệu thay, “Hoa bất
tử” hoàn thành và được in đúng vào ngày ông hết hạn tù, năm 2009. Một ý chí
mãnh liệt, một bản lĩnh kiên cường của một nhà văn chuyên viết về những anh
hùng của lịch sử.
Lại có chuyện, sau này có một nhà hảo tâm đầu tư cho ông để
in sách, nhưng nhà văn đã dành toàn bộ số tiền đó ủng hộ cho một học sinh nghèo
ở tỉnh, khi được tuyển thẳng vào khóa học đào tạo tiến sĩ. Ông coi đó là sự đền
đáp nhỏ để làm việc một hữu ích của một thầy giáo đã gắn bó với mảnh đất lịch
sử Bắc Sơn thân yêu.
Có điều khá thú vị, khi ông nói, chính vẻ đẹp của Hoa
bất tử đã dẫn dắt cuộc đời ông tiếp sau đó với một sức mạnh làm việc đến
kỳ lạ. Người ta nói, văn ông như trẻ lại đúng với cái tên Trường Thanh của ông,
nghĩa là mãi mãi xanh tươi.
Ông viết liên tục hai cuốn tiểu thuyết nữa, đó là tiểu
thuyết Phò mã Động Giáp, NXB Thanh Niên - 2010 và tập truyện Dặm dài ải
Bắc, NXB Công an nhân dân, 2012. Vậy là tính đến nay, ông có tới 9 cuốn tiểu
thuyết về lịch sử và 10 tập truyện ngắn, bút ký và thơ cùng với tiểu luận. Đó
là một kho tàng văn học đáng nể trọng.
Vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn đã thực hiện chủ
trương của Thường trực Tỉnh ủy quyết định cho tái bản hai cuốn tiểu thuyết, Một
thời biên ải và Tướng không phong hàm của nhà văn Nguyễn Trường
Thanh. Phải nói đó là một sự an ủi lớn đối với nhà văn sau cơn hoạn nạn và cũng
nói lên sự nhìn nhận sâu sắc của chính quyền và những nhà lãnh đạo tư tưởng,
đánh giá công lao rất đáng khích lệ của một tác giả đã hết lòng đối với mảnh
đất lịch sử huy hoàng của dân tộc ta.
Nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã cảm nhận được sự bao dung
cuộc đời từ nhiều khía cạnh và thầm cảm ơn sự chia sẻ chân tình và nhân ái của
mọi người. Ông coi đó chính là những liều thuốc tinh thần mạnh mẽ để vực mình
vượt qua cơn “tai biến” không ngờ ập đến cuộc đời mình.
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Phong Lê đánh giá: Hiếm có
nhà văn nào có sức sáng tạo dồi dào như nhà văn Nguyễn Trường Thanh, khi tập
trung viết về đề tài lịch sử cho một vùng biên ải như vậy. Chính vì thế
mà vào tháng 10 năm 2012, Hội Nhà văn Việt Nam cùng với Hội Văn nghệ Lạng Sơn
đã tổ chức tọa đàm về các tiểu thuyết lịch sử của ông, trong 40 năm cầm bút và
sáng tạo trên mảnh đất Lạng Sơn linh thiêng và anh hùng, nơi địa đầu Tổ quốc.
Ngồi đối diện với tôi, không những đây là một chàng trai Hà
Nội xưa, ở xứ thành Cổ Loa huyền tích, đã lưu lạc lên đây từ năm 1964, mà còn
là một người con của đất lịch sử đặc biệt, vùng kháng chiến Bắc Sơn lừng danh.
Bắt đầu là những giai điệu hùng tráng về cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn đã tạo nguồn
cho người trai Hà Nội nuôi dưỡng tình yêu văn học và nguyện cầm bút trọn đời
cho quê hương thứ hai của mình.
Chàng trai Hà Nội ấy dạy học ở Bắc Sơn và đã lấy cô gái Tày
xinh đẹp Hoàng Thị Phát. Khi nói đến vợ, nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường bao
giờ cũng nói, bà chính là cô giáo dạy ông học tiếng Tày và cũng là một pho tư
liệu lịch sử và đời sống người dân tộc cung cấp cho chồng viết văn.
Nhiều niềm đam mê văn học trong tâm hồn nhà văn dường như
được bà tạo nguồn cảm hứng và chia sẻ được mọi điều. Đó là một sự gắn kết hạnh
phúc trải dài suốt hơn nửa thế kỷ qua. Từ đó, nhà văn đã trở thành người con
của rừng núi xứ Lạng tràn ngập lời ca tiếng hát cùng những điệu Sli lượn, trong
những đêm trăng sáng của tình yêu...
Ông và tôi đều im lặng, nhớ lại một thời quá vãng xưa, ở xứ
sở thần tiên này. Đó là câu chuyện Nguyễn Phi Khanh đã dặn lại con là Nguyễn
Trãi, tại nơi biên ải này:“Làm trai hồ thỉ bốn phương/ Sao cho khỏi thẹn với
gương Lạc Hồng...”.
Chính vì cội nguồn ấy, lịch sử của đất nước, cùng với tình
yêu và cuộc sống của mảnh đất xứ Lạng và con sông Kỳ Cùng đã nuôi dưỡng tâm hồn
nhà văn Nguyễn Trường Thanh suốt nửa thế kỷ qua. Và, ông được mệnh danh nhà văn
xứ hoa đào này, cùng với những chùm Hoa trong bão và Hoa bất tử lung
linh trên văn đàn Việt Nam