Hơn một năm qua, báo Văn Nghệ TPHCM liên tục khai hỏa
vào một số tác giả. Tranh luận văn nghệ đáng hoan nghênh, miễn sao đừng chụp mũ chính trị. Một trong những cây bút tham gia hăng hái nhất là
Chu Giang. Đáng tiếc thay, Chu Giang dường như giỏi cãi nhau hơn phê bình. Chu
Giang viết về Nguyễn Quang Lập, nhiều đoạn rối như canh hẹ. Hơn nữa, khả năng
ngôn ngữ của Chu Giang kém xa Nguyễn Quang Lập, nên những lời lẽ của Chu Giang
đặt cạnh câu cú của Nguyễn Quang Lập không khác gì tôn vinh đối thủ. Thái độ
Chu Giang muốn chê bai Nguyễn Quang Lập, nhưng lại không đủ trình độ để hạ bệ
Nguyễn Quang Lập. Viết kiểu Chu Giang đôi khi có tác dụng ngược. Dù sao cũng
xem đây như tư liệu, để đời sau soi xét!
VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP
CHU GIANG
PHẦN
I
CHIẾN
TRANH KHÔNG PHẢI CHUYỆN HÀI
Những mảnh đời đen trắng là cuộc sống rất quái
dị, rất buồn cười, đầy nghịch lý. Những nhân vật chính của xã hội Linh Giang
này hiện lên như những kẻ khốn khổ khốn nạn, những thứ nửa người nửa ngợm, những
con người xuất thân ăn mày khố rách áo ôm. Họ được cuộc cách mạng
này tintưởng ưu ái rèn luyện đào tạo trở thành những nhân vật giường cột.
Đại úy Thìn là người của Bộ (?) nhưng cũng là đứa con của thị trấn Linh Giang,
ông vốn là đứa con bị hắt hủi ghét bỏ, đứa con nửa chính thức nửa hoang của người
nữ tá điền với chủ điền. Khi Cách mạng về giải phóng, ông được giáo dục theo
tinh thần của cuộc cách mạng này và ông trung thành tuyệt đối một cách cuồng
tín, mù quáng. Ông hiện lên như cái máy chém lưu động của chuyên chính vô sản.
Ông không nhận cha đẻ của mình, không nhận tình anh em máu mủ với họa sĩ Tư,
người em cùng cha khác mẹ. Ông là người cách mạng vô nhân tính: “Tôi không
có cha” (tr.25). “Tôi thuộc về lực lượng chuyên chính vô sản” (tr.26).
Hành động cơ bản của đại úy Thìn ở xã hội Linh Giang như tác giả mô tả hiện lên
như hành động của một gã mật thám ngu ngốc, chỉ một mực hành động theo những
tín điều ngớ ngẩn. Chuyên chính vô sản, chính quyền cách mạng, chủ nghĩa xã hội
như mô tả trong khung cảnh ở thị trấn Linh Giang, dưới sự chỉ huy của đại úy
Thìn, hoạt động như một đội cảnh binh, như những nhân viên nhà đoan sở cẩm, như
những tuần đinh làng đoàn ngày xưa, chuyên đi rình rập vây bắt những đôi trai
gái tình tự hủ hóa ngoài bãi phi lao, chuyên đi rình mò bắt các lò rượu lậu, điều
tra những vụ mất gà mất chuối, chuyên theo dõi thống kê, lập danh sách những
nhân vật khả nghi, theo dõi những biểu hiện chống lại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, lập phương án sẵn sàng bắt giam những phần tử tình nghi khi cần
thiết… Trong toàn bộ hoạt động của mình ở xã hội Linh Giang, đại úy Thìn không
tin tưởng vào một cái gì, không tin vào một ai, ngoài những tín điều chuyên
chính vô sản và một nhân vật đại diện cho chính quyền ở đây là chủ tịch thị trấn
Lê Đức Huy, Còn lại bất cứ ai đại úy cũng tìm thấy một chuyện khả nghi.Tất
cả đều là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, của chuyên chính vô sản. Cả những chuyện
tình ái đơn thuần như mối tình của em trai ông là họa sĩ Tư với vợ ông - Thím
Hoa - bị ông hạ nhục một cách tàn bạo man rợ, ông bắt quả tang hai người trần
truồng ân ái ngay trên cái giường của mình, ông trói đứng hai người vào nhau…
khi họ trốn chạy, ông ghép vào tội phản bội tổ quốc, phản bội chủ nghĩa xã hội
và đuổi bắt đến cùng. Người ta cũng rất nghi ngờ tính cách mạngtriệt để của ông
đại úy. Không hiểu vì sao, trải qua hàng trăm trận đánh, có những trận giáp lá
cà với giặc mà thân thể ông không hề xây xát gì. Hình như bom đạn địch đã
khiếp đảm khinom thấy ông chúng vội vàng rẽ cánh quạt biến mất (tr.62).
Và càng buồn cười hơn nữa, khi xảy ra chiến sự, khi máy bay phản lực bổ nhào bắn
phá, đại úy Thìn đã vác súng ra giữa sân, chạng chân ngắm bắn vào những chiếc
máy bay đó, và một trái bom rơi trúng đã kết thúc đời ông. Cũng cần nói thêm,
trong quan hệ đời sống, đối với con gái, đại úy đã giáo dục nội dung con người
mới xã hội chủ nghĩa và đạo đức cách mạng một cách vô cùng ngây thơ, nực cười.
Hàng tuần, bao giờ ông cũng bắt con gái ngồi nghe ông lên lớp suốt hai tiếng đồng
hồ về đạo đức cách mạng, về con người mới xã hội chủ nghĩa, về tinh thần làm chủ
tập thể. Chân dung một yếu nhân của chủ nghĩa xã hội như vậy, thật xứng đáng để
tác giả đưa ra lời kết luận qua miệng một nhân vật gần gũi, họa sĩ Tư - em trai
ông - rằng đó là những con bò đực đáng thương của chủ nghĩa xã hội: Tôi
không thể chịu đựng được thứ chủ nghĩa xã hội qua mồm tay Thìn và những thằng
ngu dốt khác. Đó là thứ chủ nghĩa ảo tưởng
vì ngu dốt (tr.55), là những
con bò đực đáng thương của chủ nghĩa xã hội (tr.30). Cách mạng và
chủ nghĩa xã hội, những lực lượng nòng cốt của chủ nghĩa xã hội hiện lên đều như
đại úy Thìn thì thứ chủ nghĩa xã hội ấy thật đáng sợ và đáng buồn cười quá.
Nhân vật chủ chốt thứ hai của xã hội Linh Giang là
chủ tịch thị trấn Lê Đức Huy, là con người còn đáng thương hại ghê tởm hơn cả đại
úy Thìn. Vị chủ tịch này xuất thân là đứa trẻ vô thừa nhận, lăn lóc nơi đầu đường
xó chợ, trong các đống rác rưởi, xã hội cũ gọi là Cu Lùn, tức là một cái tên gọi
cũng không có nữa, vì đó có phải là con người đâu, là thứ nửa người nửa vật đấy
chứ. Thế mà cuộc cách mạng này đã vội vàng nuôi dưỡng, đào tạo, đặt tên cho, lo
vợ con cho, trao quyền lực cho, trở thành con người đại diện cho chuyên chính
vô sản, cho chính quyền cách mạng, cho hình mẫu con người mới của xã hội này.
Chủ tịch Huy cũng được tác giả xây dựng theo bút pháp giễu cợt như với đại úy
Thìn. Ông này thậm chí không biết cả tập xe đạp. Ông ta chỉ biết tập đạp xe,
treo xe lên rồi ngồi vào yên xe mà đạp như trẻ con tập chơi vậy, trí tuệ mẫn tiệp
như thế kia đấy. Còn hoạt động xã hội thì sao, với chức trách là chủ tịch thì
ông ta đã hành động xử trí mọi việc ra sao, đã cầm quyền như thế nào? Chẳng có
thế nào cả. Cứ y theo lệnh của đại úy Thìn mà làm, ông ta là cái lưỡi gươm lưỡi
kiếm trong tay đại úy Thìn chứ không phải là con người độc lập tự chủ có trách
nhiệm. Tệ hại hơn nữa, chất thú vật của ông ta hiện ra, vừa thú vật vừa hèn
nhát khi đối mặt với kẻ thù. Máy bay địch ném bom, chủ tịch Huy sợ quá bỏ chạy
vào rừng rồi không dám trở về nữa, từ đấy sống như loài thú, mỗi khi vồ được
con rắn mối thì con vật - chủ tịch thị trấn này nhăn nhở cười đắc chí, sung sướng…
Còn những nhân vật khác của xã hội Linh Giang?
Bí thư huyện ủy Trần Văn Thanh là người có học, đi
tham gia kháng chiến, trở về làm bí thư huyện ủy. Nhưng đấy là con người đáng
nghi lắm, đã nằm trong sổ đen của đại úy Thìn. Hành tung của vị bí thư này như
thế nào? Trong kháng chiến chống Pháp, ông ta đã lừa dối để nẫng tay trên người
yêu của bạn. Bị địch bắt nhưng được tha dễ dàng (?) Ông ta là người rất đáng ngờ,
mặc dù về cuối, ông có nhận ra những vấn đề của xã hội Việt Nam, về căn bệnh
nông dân…
Nhân vật thầy giáo trong tiểu thuyết này cũng thật
đáng tởm lợm. Trần Hới là người có nhiều tài vặt, nhưng anh ta rất hám gái và
tìm mọi cách thỏa mãn một cách trắng trợn. Dựa vào luật cấm
cãi (không biết là luật lệ nào hay do tác giả tự đặt ra như vậy), thầy
giáo này nhiều lần cưỡng hiếp học trò. Nhưng y lại có tài ma lanh, nịnh hót, vừa
bị kỷ luật xong chưa được bao lâu, Trần Hới đã lại len lách vào cương vị có chức
quyền, y sẵn sàng cưới cô con gái của vị Phó chủ tịch huyện nhan sắc vào loại
ma chê quỉ hờn cốt để được che chở thăng quan tiến chức. Rồi liền đó y lại bội
bạc cô vợ xấu xí để ăn nằm với một cô gái khác.
Nhân vật chủ quán thịt chó Cule cũng có thứ ngôn ngữ
rất hài hước. Vốn là một chủ thầu khôn ngoan biết lựa thời mà sống, nay Cule muốn
làm cho quê hương nổi tiếng bằng quán thịt chó. Ông ta nửa nạc nửa mỡ đặt
đấu tranh giai cấp với đánh chén thịt chó: Các anh cứ việc đấu tranh giai cấp, em nhát, em không dám. Em chỉ xin
phục vụ thịt chó đầy đủ. Món nào ra món ấy. Giai cấp nào cũng ghiền thịt chó.
Thật đấy” (tr.54). Nguyễn Quang Lập rất sở trường về thứ ngôn ngữ này, có
thể hiểu phía nào cũng được. Trong tiểu thuyết “Những mảnh đời đen trắng” thứ
ngôn ngữ hài hước châm biếm này chiếm giọng điệu chính. Xin dẫn thêm một vài
trường hợp. Khi đại úy Thìn bắt quả tang vợ làm tình với chính em trai mình,
ông ta suy nghĩ thế nào: Giá như
ngày xưa, dưới chế độ cũ, người ta chẳng có lý tưởng mả mẹ nào để mà theo đuổi,
thì cái việc loạn luân hẳn cũng còn là trò tiêu dao ngày tháng. Đằng này, người
ta được tắm trong bầu không khí trong sạch như thế, lại được lý tưởng tốt đẹp
dưới chế độ mới sáng choang là vậy rọi sáng khắp nơi, thế mà chúng nó cứ lăn xả
vào nhau… Chúng nó dường như chỉ biết ăn và Đ. Đồ khốn nạn!
Hoặc đoạn sau này của họa sĩ Tư:
-
Ối giời ơi, bác Huy! Em tưởng là ai… Bác Huy ơi bác Huy, em yêu chủ nghĩa xã hội
lắm. Trong nhà có đứa nào chống lại chủ nghĩa xã hội thì bác cứ để đấy cho em.
Em là em… ném đá vỡ mặt! Bác Huy ơi, bác Huy… cuộc đấu tranh “ai thắng ai” gay
go lắm bác Huy ạ. Em hiểu ra rồi: không ném đá không thắng nổi
đâu (tr.115).
Họa
sĩ Tư được mô tả như một nghệ sĩ tài năng với nghệ thuật cao siêu độc đáo.
Nhưng xã hội này, chính quyền này không hiểu được nghệ thuật của anh. Quan niệm
nghệ thuật của nền chuyên chính này mà đại úy Thìn là đại diện là thứ nghệ thuật
sao chép. Đại úy Thìn nói:
-
Nghệ thuật là rất phong phú: văn học có, ca múa có, nhiếp ảnh có vân vân. Nhưng
hội họa là loại nghệ thuật được tôn thờ, trọng vọng nhất vì vẽ cho giống là việc
rất khó, không phải ai cũng làm được (tr.13).
Với
quan niệm như thế, toàn bộ tác phẩm của họa sĩ Tư đều bị đại úy Thìn xem là một
đống tranh phản cách mạng. Và tác giả đã hơn một lần nhắc lại quan niệm nghệ
thuật của đại úy Thìn:
- Hội họa là
loại nghệ thuật được trọng vọng, được tôn thờ nhất vì việc vẽ cho giống là rất
khó. Tuy vậy, hội họa phải phục vụ nhân dân lao động chứ không phải loại hội họa
nhăng nhít vẽ l…, c…, và đ… (tr.17).
Với
những con người có quan niệm nghệ thuật như vậy thì tất nhiên “Họa sĩ chỉ thấy
ngứa ngáy, khó chịu về những kẻ bần tiện và dốt nát đang giữ những vị trí quan
trọng trong xã hội mình tin yêu. Những kẻ ấy mặc nhiên đang được số đông coi trọng,
đang có uy tín cực kỳ. Họ bắt anh nếu đã yêu (chủ nghĩa xã hội) thì phải yêu
đúng như họ đang yêu. Họ yêu làm sao thì anh phải yêu làm vậy. Họ không biết,
hoặc cố tình không biết, tình yêu hẳn nhiên là có nhiều cung bậc, hãy để trái
tim rung theo đúng cung bậc của chính mình thì tốt biết bao nhiêu. Đa số trong
họ không ai biết mấy nghệ thuật mà họa sĩ ném cả đời mình vào đấy… Vì quá u mê
về nghệ thuật, họ loại hết những gì Họa sĩ vẽ mà họ không hiểu, loại hết sạch
sành sanh) (tr.96).
Nhưng
nghệ thuật mà họa sĩ Tư ném cả đời vào đó là như thế nào. Tác giả mô tả trong bức
tranh Trăng thượng huyền nổi tiếng của họa sĩ đặc tả đôi trai gái trần
truồng trắng lốp đang hướng về nhau, đang vươn lại với nhau nhưng không được…
nhân vật Hoàng đã nhận ra rằngChú vẽ chú và thím Hoa! Đấy là bức tranh nói về
hoàn cảnh của chú và thím Hoa (tr.102). Và họa sĩ Tư không phản đối: Tôi
vẽ tôi đấy! Tôi vẽ tôi và vợ anh tôi đấy! Cắt cổ tôi đi! Ai cắt cổ tôi thì cứ
việc, xin mời! (tr.103).
… Những mảnh đời đen trắng đem đến cho người đọc
hình ảnh khái quát về một thế giới đầy ngô nghê, ngốc nghếch, đầy nghịch lý, với
một giọng rất hài hước châm biếm.
Bây giờ tác giả tự nhận đó là thứ “văn học cơ chế…”,
“hăng máu vịt nên mới viết”. Và cảm thấy “cán bút” chẳng “xoay” gì được cơ chế.
Đó là việc của báo chí, không phải việc của văn học,… Nhưng gần đây “Những
mảnh đời đen trắng” được dịch ra tiếng Pháp và tác giả được sánh với
Borges và Kafka. Các giới văn chương phương Tây chơi trò gì nhỉ? Văn học hay cơ
chế? Nhưng ít ra họ đã mạnh dạn uống chén đắng cay mà thủ pháp nghệ thuật “hài
hước tương phản” trong tác phẩm đem lại. Là những cường quốc giàu mạnh như thế
mà hết người Pháp đến người Mỹ phải chấp nhận thất bại trước “những con bò đực
của chủ nghĩa xã hội” ở Linh Giang. Đau lắm chứ! Thua những con người đã đành một
nhẽ. Thua những con bò đực thì... thì biết nói sao. Ngậm bò hòn thôi. Càng giễu
cợt xã hội Linh Giang bao nhiêu thì càng cay đắng bấy nhiêu. Tác giả có lẽ là hậu
duệ của Trạng Quỳnh. Phải có tư duy, tính cách của Trạng Quỳnh mới chơi được những
miếng trò như thế. Muôn tâu chúa thượng, thần kính dâng bát canh cải. Chà ngon
quá. Nhà người làm sao có được thứ rau ngon như vậy? Bẩm thần chăm bón bằng những
đống cứt mà chúa thượng đã sai lính đến ỉa vào nhà thần… Phải ghi nhận những
người dịch “Những mảnh đời đen trắng” ra tiếng Pháp là mạnh dạn, thẳng
thắn, dám chấp nhận. Trong tiểu thuyết này, nhà văn cũng nêu toạc ra vấn đề rất
lớn của nghệ thuật. Hiểu nghệ thuật giản đơn ấu trĩ gò bó, bắt buộc, đè bẹp tự
do sáng tạo như đại úy Thìn thì hẳn là không được. Nhưng tự do sáng tạo lại đi
liền với thú tính bản năng, loạn luân như họa sĩ Tư thì cũng đáng ngại. Vừa rồi,
ngôi sao bóng đá Giss ngủ với em dâu đã bị dư luận Anh quốc và thế giới phẫn nộ.
Thế thì em chồng - họa sĩ Tư - mà yêu, mà làm tình với chị dâu ngay trên giường
của anh ruột mình thì bức tranh “Trăng thượng huyền” là nghệ thuật gì? Tự do
sáng tạo nghệ thuật quả là khó nhỉ? Nhốt lại thì chim không hót. Thả ra thì nó
bay mất! Hình như mao nói thế. Nhưng phải ghi nhận tính dự báo của hình tượng
nghệ thuật này. Chẳng phải là một nhà văn rất tài, được tôn vinh là “thần tượng”,
là “vua truyện ngắn” lại đã ba lần dắt gái để vụ lợi. Ba lần kia đấy. Đâu phải
một. Thế thì phía sau, bên trong “vua truyện ngắn”, “thần tượng truyện ngắn”
này là gì nhỉ? Chà, nghệ thuật quả là đa thanh đa nghĩa, thật khó cắt nghĩa.
Và cơ chế xã hội Linh Giang cũng nên tỉnh táo lắng
nghe tiếng nói của nhà văn. Thầy giáo Trần Hới đã hiện hình ở Sầm Đức Xương. Và
đó không phải là cá biệt. Nếu quả là xã hội Linh Giang có những con bò đực ngu
ngốc như thế, thì phải nhanh chóng khắc phục, sửa chữa, nếu muốn chủ nghĩa xã hội
ở Linh Giang tồn tại. Một lời khen sai dễ làm cho người ta ảo tưởng, mê hoặc,
nhưng một lời chê sai vẫn làm cho người ta tỉnh trí, xem lại mình, chẳng thiệt
đi đâu.
“Đen trắng” trên hai mươi năm mà xem ra chuyện văn
chương lại càng bối rối. Trong khi các nhà văn ta muốn từ bỏ cái của mình, hướng
đến thế giới, nhân loại, đến thước đo nhân loại,… thì thế giới lại đón nhận những
cái bị chối bỏ đó. Quả là “Bụt chùa nhà không thiêng”, trông mình thì quáng,
trông người thì sáng. Trắng đen do cũng tại người cả thôi!
PHẦN
II
BÔI
NHỌ CẢ CHẾ TIÊN SINH
Quyển Chân dung nhà văn do Nhà xuất bản
Văn học in nhưng không phát hành, đã tự tiêu hủy lâu rồi. Tác giả cuốn sách,
người đứng ra in sách và rất nhiều người được dựng chân dung… cũng đã qua đời.
Nên để cho các vị được yên nghỉ. Nhưng vừa rồi, khi nhắc đến Xuân Sách, Nguyễn
Quang Lập cho rằng “Chân dung nhà văn” là rất trúng rất
đúng, rất hay, rất đau. Rằng anh Xuân Sách sống đôn hậu, người ta chỉ làm
phiền anh chứ anh có làm phiền ai đâu, thế mà cũng lắm kẻ không ưa, rằng
đám tang anh thiếu vắng rất nhiều người… rằng “… phàm là nhà văn, được Xuân
Sách “bôi xấu” là vinh dự, sao lại ghét anh. Suy cho cùng, đám nhà văn được anh
“bôi xấu” trừ một vài người, còn lại văn tài cũng có ra gì đâu mà tự ái”. Cũng
đoạn văn này, trên Blog Quê Choa viết “khủng” hơn “Suy cho cùng, đám nhà văn được
anh bôi xấu, trừ một vài người, còn lại văn tài, tư cách cũng có ra cái đéo gì
đâu mà tự ái”.
Trên Blog Quê Choa tác giả còn viết: “… một thiên tài sinh nhầm thời, ra sức chạy
vạy cho hợp thời, cuối cùng chẳng được cái gì sất trước khi tan thành tro bụi.
Than ôi Chế tiên sinh, tiếc cho Người lắm thay!”
Như vậy là vẫn còn sự ngộ nhận về “Chân dung
nhà văn”, ngộ nhận về Chế Lan Viên. Ngộ nhận về một vài chi tiết thì có thể bỏ
qua. Nhưng đánh giá sai hẳn về nhân cách nhà thơ như Chế Lan Viên, thì cần phải
nói lại cho rõ. Bởi Chế Lan Viên đã và sẽ còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
văn hóa, văn học ở nước ta hôm nay và lâu dài về sau: “Kỷ niệm 90 năm sinh
Chế Lan Viên (1920-2010) ta càng hiểu hơn tầm cao rộng của một sự nghiệp trước
tác đồ sộ, phong phú, đa dạng của một bậc thầy lớn. Những ảnh hưởng thật quý
giá mà nhà thơ đã mang lại cho thơ hiện đại Việt Nam, không chỉ ở thế kỷ XX, mà
chắc chắn sẽ còn nhiều năm tháng nữa với chúng ta trong thế kỷ này”.
(Tạp chí Thơ. Hội Nhà Văn Việt Nam số 11-2010)
Cần trở lại một chút về tác giả Chân dung nhà
văn:
Anh Xuân Sách họ Ngô sinh ngày 4-7-1932. Mất ngày
2-6-2008. Quê anh ở Nông Cống - Thanh Hóa. Nói đến Thanh Hóa, người ta không thể
quên được Trạng Quỳnh - Xiển Bột. Truyện Trạng Quỳnh - Xiển Bột là truyện trào
phúng với tiếng cười sảng khoái có sức mạnh phi phàm, giết chết cả vua chúa:
Trạng
chết chúa cũng băng hà
Dưa
gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.
Biệt tài của Trạng Quỳnh - Xiển Bột là tìm ra được
những nét, những chi tiết, những mảnh vụn… của đối tượng và đời sống, sắp xếp lại
thành ý tứ, đánh đổ, giết chết đối tượng. Những truyện Ăn cắp
mèo, Dâng canh cải cho vua, Tiên sư cha thằng bảo thái,… là tiêu biểu.
Anh Xuân Sách thừa kế được chất Trạng Quỳnh trong Chân dung nhà văn của
mình. Chỉ với những tên tác phẩm của một tác giả, hoặc một đặc điểm
gì đấy trong con người tác giả mà sắp xếp lại, tạo thành một chân dung, tính
cách của tác giả đó. Có trúng, có đúng hay không, đúng đến đâu … thì còn phải
bàn. Nhưng đọc lên là cười… cười chảy nước mắt. Người này thì cười nhưng người
kia thì tím ruột bầm gan. Chẳng hạn câu “Đất làng có một tấc/ Bao nhiêu người đến
cày”… thì cười cho ai? Đau cho ai? Thấy nhà văn nọ có cài đầu hói, mà nói “Mao
đầu tận lạc tạo mao luân”… thì cười cho ai? Đau cho ai? Đến câu “Lựa sắc nắng
trên đầu mà đổi sắc phù sa” hoặc “Bình thơ đến thuở bạc đầu/ Cũng không thể tất
một câu nhân tình”,… thì không còn là cười cợt nữa, mà là bỉ báng rất nặng… có
phải là trúng quá, đúng quá, hay quá hay không? Chỗ này phải nhìn nhận
thật nghiêm túc. Rằng hay thì thật là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế
nào (Kiều). Hay thì thật hay. Giỏi thì thật giỏi nhưng không đúng, mà
đầy đố kỵ. Chỉ xin lấy vài trường hợp để cùng xem xét.
Ai cũng biết câu “Lựa sắc nắng trên đầu mà đổi sắc
phù sa” là chỉ Chế Lan Viên. Bản chất, nhân cách của Chế Lan Viên có phải như
thế không? Nếu xem xét cuộc đời và toàn bộ thơ văn của Chế Lan Viên thì câu
trên nếu không phải là hời hợt nông nổi thì là sự xuyên tạc vu khống. Xưa nay,
con người nói chung và đặc biệt là kẻ sĩ, giới trí thức, rất khinh bỉ sự giả dối,
đón gió trở cờ, theo đóm ăn tàn. Phẩm chất cao quý nhất của con người là sự
chân thực, trung thực. Vì nếu không có phẩm chất này thì con người đó sẽ là giả
dối. Một người trí thức, một nhà văn nhà thơ mà cơ hội, giả dối thì nó là cái
gì? Có ích gì cho người đọc, cho xã hội?
Chế Lan Viên mất ngày 24-6-1989, đã hơn hai mươi
năm. Tro hài cốt của ông đã được thả xuống sông Sài Gòn - hẳn là theo lời dặn của
ông - (Xem Cha tôi - Phan Thị Vàng Anh. Tạp chí Thơ số 11
năm 2010, tr.62). Tác phẩm của ông đã được xuất bản thành toàn tập. Nghiên cứu,
viết về ông thì rất nhiều. Đủ điều kiện để đánh giá về ông. Đó là công việc của
nhà nghiên cứu. Ở đây tôi chỉ dẫn một chi tiết, để xem Chế Lan Viên
có phải con người lựa nắng đổi màuhay không? Chế Lan Viên có câu
thơ: Người thay đổi thơ tôi/ Người thay đổi đời tôi… Nhưng thay đổi như thế
nào? Nói thì dễ, nhưng hành động, cuộc sống thì không dễ chút nào. Chế Lan Viên
có bài thơ “Kết nạp Đảng trên quê mẹ”. Vì sao ông vào Đảng. Đó là, sau một đêm
đi với đơn vị Vệ quốc đoàn, đánh đồn giặc, chứng kiến và rung cảm mãnh liệt trước
sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ ông đã tình nguyện xin vào Đảng. Lúc đó
tình nguyện xin vào Đảng là tình nguyện chấp nhận gian khổ, hy sinh như các chiến
sĩ đã ngã xuống trong chiến trận, đâu phải vào Đảng để ngồi thảnh thơi mà làm
thơ làm phú. Sự thay đổi của Chế Lan Viên, là đi từTa là ai đến Ta
vì ai: Ta là ai một câu hỏi siêu hình/ Ngọn gió hư vô thổi nghìn nến tắt/
Ta vì ai khẽ xoay chiều ngọn bấc/ Bàn tay người thắp lại vạn chồi xanh… Từ chữ là đến
chữ vì là một cuộc cách mạng thật sự. Đâu chỉ là chữ nghĩa.
Có thể biện hộ rằng khi viết chân dung Chế Lan Viên,
Xuân Sách chưa được đọc Di cảo, chưa có Toàn tập Chế Lan Viên… không
được đâu. Hoặc là anh Xuân Sách chưa hiểu cuộc đời Chế Lan Viên, hoặc là do một
sự đố kỵ nào đấy. Chỉ cần nêu một chuyện Chế Lan Viên xin vào Đảng ở mặt trận
Quảng Trị chứ không phải ở trụ sở Hội Nhà văn sau ngày Hòa bình… cũng đủ hiểu
được con người Chế Lan Viên. Dựng chân dung một con người phải hiểu sâu sắc về
họ tìm ra được những nét đặc trưng bản chất nhất của họ chứ không phải
là suy bụng ta ra bụng người mà lắp ghép những tiểu tiết theo ý định
chủ quan của mình.
Chúng tôi thấy cần phải nói lại câu trên mạng đã viết
về Chế Lan Viên: … một thiên tài sinh nhầm thời, ra sức chạy vạy cho hợp
thời, cuối cùng chẳng được cái gì sất trước khi tan thành tro bụi… Một thiên
tài như Chế, cần gì phải chạy vạy cho hợp thời. Để được cái này được cái kia.
Chế tiên sinh đâu phải người như thế. Ông Trần Trọng Tân - Nguyên Ủy viên Trung
ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, người đã chứng kiến lễ kết
nạp Đảng cho Chế Lan Viên đã kể lại rất xúc động trong đoạn hồi ức “Tôi biết
về Anh” đã đăng trên Văn Nghệ số 26 ngày 26-6-1999. Vì không phải ai cũng
có điều kiện đọc lại số báo trên nên xin tóm lược: Năm 1949, mặt trận Quảng Trị
tiếp đón một số văn nghệ sĩ từ Khu IV vào, trong đó có Chế Lan Viên. Đã biết tiếng
Chế Lan Viên, ông Trần Trọng Tân gợi ý muốn Chế Lan Viên vào Đảng. Chế Lan Viên
bảo: Lúc Đảng khó khăn, mình đã không vào. Nay Đảng mạnh rồi, mà xin vào thì
thành ra người xu thời. Nên muốn làm một người Cộng sản người Đảng. Chế Lan
Viên xin xuống một đơn vị cơ sở và gặp một tình huống: Một tiểu đội được lệnh
đi đánh đồn Tà Cơn, cần ba chiến sĩ cảm tử. Đồng chí Bí thư chi bộ nêu yêu cầu
xong thì tất cả tiểu đội đều giơ tay xung phong. Vì vậy phải bốc thăm lấy ba
người. Đêm đó trận đánh thắng lợi. Nhưng hai trong số ba chiến sĩ cảm tử đã hy
sinh. Chế Lan Viên rất xúc động. Sau đó mấy hôm ông nói với Trần Trọng Tân:
Không thể đứng ngoài Đảng được mà phải xin vào Đảng. Phải đứng trong hàng ngũ của
Đảng. Và Chế Lan Viên đã được kết nạp vào Đảng ở cơ quan Tỉnh ủy Quảng Trị. Ông
đã ôm hôn cờ Đảng và khóc mộc cách chân thành. Chế Lan Viên là như thế. Trong đời
mình, nếu Chế phải chạy vạy, thì chỉ là chạy vạy với thời gian để học và
làm việc. Ông “… học văn chương và cả những gì dường như văn chương không
bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi tuổi, cha tôi vẫn là một học
trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn
hóa”, “Phải học, học không phải để vui mà để không ai giết được mình”. Học để
thành người. (Cha tôi - Phan Thị Vàng Anh, tạp chí Thơ số 11 - 2010,
tr.62). Chế tiên sinh được gì ư? Không được gì ư? Hãy đọc ông:
Anh tồn tại mãi
Không bằng tuổi tên
Mà như tro nguội
Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên
Nếu chưa có điều kiện tìm hiểu đầy đủ về Chế Lan
Viên, thì hãy hiểu lấy vài ba câu như thế.
Các chân dung về Tố Hữu, Huy Cận, Hoài Thanh… đều
không đúng, mà đầy sự đố kỵ. Nếu viết rằng “Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt/
Máu ở chiến trường hoa ở đây” thì không phải là chuyện hiểu hay chưa hiểu đời
và thơ Tố Hữu mà đó là sự cắt xén, xuyên tạc. Xin nói với đông đảo bạn đọc trẻ
như thế này: Khi anh Xuân Sách còn tung tăng cắp sách đến trường thì tác giả Gió
lộng đang bị thực dân Pháp giam cầm trong tù ngục, ông đã vượt ngục, trở lại
hoạt động… Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đã vượt Trường Sơn vào tận Tây Ninh
- Chiến khu anh hùng và ác liệt - để hiểu, chia sẻ, động viên chiến sĩ. Câu
thơ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai và
tập thơ Nước non ngàn dặm ra đời từ đó và cuối đời, Tố Hữu đã viết: Sống
là cho mà chết cũng là cho. Đâu phải Tố Hữu là người chỉ ngồi một nơi “Tọa hưởng
kỳ thành” - “Máu ở chiến trường hoa ở đây”. Dựng chân dung như thế là cắt xén,
xuyên tạc, áp đặt, sao lại là trúng quá - đúng quá, hay quá… được!
Xưa Trạng Quỳnh chỉ đánh vào đám cường quyền, bạo
chúa, đám trọc phú rởm đời, vào cái Xấu cái Ác… Còn nay thì Xuân Sách đả kích
vào đồng chí - cùng là đảng viên, đồng nghiệp - cùng là nhà văn và đồng sự -
cùng một cơ quan như anh Xuân Thiều. Tiếc cho cái tài của anh dùng không đúng
chỗ. Anh đã không tỉnh. Anh đã để cho những người cơ hội, hẹp hòi, đố kỵ tâng bốc,
tung hô và lợi dụng. Thời điểm anh cho ra chân dung nhà văn là cực kỳ
phức tạp và căng thẳng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Cả thế giới
bị rung động. Ở Việt Nam, những người cơ hội và cực đoan ầm ĩ đả kích vào những
uy tín lớn của văn học cách mạng mà họ cho là quan phương phải đạo, minh họa,
phục vụ chính trị… Được “Chân dung nhà văn” của anh thì họ mừng lắm. Họ tâng bốc,
tung hô anh. Đòi phong anh hùng và dựng tượng vàng cho anh nữa đấy. Họ mượn tay
anh đấy thôi. Anh mang tiếng mà họ được việc. Của người phúc ta mà! Thương cho
anh là thế. Anh đã không tỉnh. Tài năng có cao có thấp, có sự khác nhau, sở trường
sở đoản là chuyện thường, là quy luật. Nếu văn tài của người khác mà “không ra
gì” thì có nên “bôi xấu” họ không? Người có lòng nhân ái, có bụng liên tài,
không ai làm thế. Còn nếu tư cách của họ “có ra cái đéo gì…” thì anh có quyền
phê phán, chê trách, có thể “bôi xấu” cũng được. Nhưng phải đúng. Phải có cơ sở.
Phải tâm phục khẩu phục, nói có sách mách có chứng… Khi còn sống, cụ Hoài Thanh
bảo viết chân dung như vậy là nói OAN, nói ÁC cho cụ. Ở thế giới bên kia anh sẽ
trả lời cụ thế nào? Nếu tỉnh ra, nghịch thì cứ nghịch - dân xứ Thanh, con cháu
Trạng Quỳnh là thế - nhưng anh bảo với họ rằng: Đây là chuyện vui chuyện phiếm
nơi bàn trà quán nước, chuyện vỉa hè, nghe đâu bỏ đó… thì hay biết mấy. Thì họ
vẫn có trò để chơi, có hàng có họ để buôn dưa lê… Anh chỉ mang tiếng nghịch ngợm
theo máu Tổ Trạng Quỳnh, người đời sẽ thông cảm cho anh. Anh bày trò chơi cho
họ, anh phải cao hơn họ. Phải biết chơi cái gì, chơi đến đâu, việc gì anh
phải chiều lòng họ. Anh dễ tính quá.
Đám tang anh Xuân Sách không phải thiếu vắng rất nhiều
người, mà đông người. Tôi đã đến với Anh hôm đó, tại Nhà tang lễ Bệnh viện
Thanh Nhà. Gặp nhà văn Nguyễn Anh Biên ở đó. Anh Nguyễn Anh Biên - Bố nhà thơ
Nguyễn Bảo Chân - là người nhà anh Xuân Sách.
Hôm đó, gia đình đưa anh Xuân Sách về quê chôn cất.
Trên bàn thờ ở Nhà tang lễ hôm ấy có dòng chữ “Vô Cùng Thương Tiếc Cụ Ngô Xuân
Sách”, không kèm theo chức danh chức tước gì cả. Chắc chắn đây là ý nguyện của
anh, con cháu phải thực hiện. Và như thế là rất đúng, rất hay. Ồn ào mà làm
chi. Bạn bè, người quen, kẻ thuộc, bạn đọc… ai biết thì đến. Thế thôi! Nếu đăng
cáo phó, rồi Hội và cơ quan và gia đình cùng tổ chức tang lễ ở Nhà tang lễ quốc
gia thì cũng được cũng thừa được. Nhưng sẽ phiền toái lắm. Trong
đời anh Xuân Sách, cái đúng nhất, hay nhất, chính là đám tang của anh. Anh
muốn trở về với cát bụi như một con người bình thường, như hàng vạn hàng triệu
con người bình thường khác. Tôi thực sự xúc động và tâm niệm sẽ noi theo gương
anh. Ta đến với cuộc đời này với hai bàn tay trắng và ra đi cũng với hai bàn
tay trắng… Phật bảo thế và đúng là như thế. Mọi được mất, buồn vui, hay dở… Xin
để lại cho Đời.
Trong lễ tưởng niệm mười năm ngày mất của Chế Lan
Viên tại Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm nghiên cứu quốc học tổ chức, nhà
văn Vũ Thị Thường - quả phụ của nhà thơ - có nói, ông dặn lại vợ con là “không
được quên ơn ai và cũng không được thù hận ai”. Chắc chắn ở thế giới bên kia,
Chế Lan Viên sẽ khoan dung, dang rộng tay đón anh Xuân Sách với tấm lòng nhân
ái của mình - Chúc các Anh ngàn thu vui vẻ.
PHẦN
III
CHỮ
RẰNG NHÂN HẬU CŨNG BA BẢY ĐƯỜNG
Phạm Xuân Nguyên khen Nguyễn Quang Lập là
con ngườinhân hậu (Bạn văn. Nxb Trẻ, TP.HCM 2011, tr. 8). Nguyễn Quang Lập
lại khen Xuân Sách: Anh sống đôn hậu thuỷ chung, người ta chỉ làm phiền
anh thôi chứ anh có làm phiền ai bao giờ... (Sđd, tr. 199).
Cùng cánh cùng cạ thì yêu quí tâng bốc nhau lên. Thực
tế không hẳn như vậy. Anh Xuân Sách không phải đôn hậu cả đâu. Xuân Sách là bậc
đàn anh, cũng là đồng hương Thanh Hóa, đã qua đời. Nên để anh yên nghỉ. Nhưng
vì người ta cứ “hồi sinh” anh lại mà tâng bốc theo ý họ nên cũng phải nói lại.
Bởi có ai cũng biết cũng hiểu phía sau trang sách, “ý tại ngôn ngoại” cả đâu.
Người xưa nói: Ngựa không thể bay, chim không thể chạy. Hà cớ gì mà chê bai cái
chỗ bất túc của người khác. Lại nói: Người quân tử phải có cái tâm rộng lớn để
dung được cả thiên hạ. Yêu quí kẻ có tài. Nâng đỡ kẻ yếu kém. Có đâu lại đố kỵ
nhau. Về anh Xuân Sách, đã nói rõ ở phần trước (Bôi nhọ cả Chế Tiên sinh)
nay không nhắc lại. Nhưng đại để như thế.
Còn Nguyễn Quang Lập “nhân hậu” đến đâu, xin dẫn mấy
trường hợp để bạn đọc cùng suy ngẫm.
1. Giễu
cợt ngày 30-4-1975
Nguyễn Quang Lập (NQL) viết: “... Nếu không có một sự cố nào làm thay đổi căn
bản và mãi mãi cuộc sống hiện thời, tôi dám chắc ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một
ngày ngọt ngào nhất mọi thời đại”... “Bảo đảm nếu có người tuột quần chạy rông
giữa phố, vừa chạy vừa hô “muôn năm” - tất nhiên nếu “đả đảo” lại là chuyện
khác - cũng không ai bắt phạt hoặc kết tội. Tôi được cô giáo toán xác suất gọi
vào phòng cho ngủ, nói trắng ra là làm tình... Tôi làm tình cô giáo tôi trong
niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ
chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào cái hõm xác suất luôn bằng
một, mà vì vui sướng vô biên đón nhận tin chiến thắng... Ngày 30-4 quả
là ngày trọng đại”.
Thầy trò NQL đón nhận tin chiến thắng như thế đó. Ở
đây phải nói NQL rất giỏi dùng cách nói mà như người Nam bộ nói “Zậy mà không
phải Zậy!”. Nhưng mà vui đến như thế, vui mà làm như thế thì chỉ có đám heo lai
hoặc heo rặt nọc. Bởi vì trong ngày ấy người chiến thắng không chỉ reo cười
nhảy múa... mà người có lương tri thì xót xa, biết bao nhiêu nước mắt
tuôn ra khi được tin chiến thắng. Một nhiếp ảnh gia đã ghi được khoảnh khắc ấy:
người mẹ già gục mái đầu bạc vào ngực đứa con trai vừa thoát khỏi ngục tù. Ở “Chuyện
không có trong sự thật” Nguyễn Quang Lập dựng và mô tả chuyện một phụ nữ
làm tình với con bẹc-giê... đến mức móng chân con chó bấu vào lưng người phụ nữ
rất đậm rõ... Con người với nhau không “cực khoái” bằng với con chó hay con người
chỉ có, chỉ tìm thấy niềm vui sướng với chó má, với loài vật... Thế mà có người
vội khen rất hay rồi đem in lên Văn nghệ Quân đội...! Tìm niềm vui, hạnh
phúc trong thú tính như thế mới là đổi mới văn học chăng?
Còn đây là chuyện thật: NQL giảng giải cho Hoàng Phủ
Ngọc Tường rằng cái lưỡi không chỉ có chức năng lùa ngôn ngữ ra, mà còn là khí
cụ của văn hóa giường chiếu và khen Hoàng Ngọc Hiến rất giỏi câu giờ như thế, đến
hàng giờ đồng hồ... (Xem Bạn văn. Mục Hoàng Phủ Ngọc Tường và Đoàn Tử Huyến).
Tư duy nghệ thuật của NQL kể cũng lạ. Cái phần thú tính, sao mà nhiều thế!
Nguyễn Quang Lập gọi đây là những chuyện có thật
và bịa đặt của tôi, một cuốn tiểu thuyết của ông và ghi ở đầu sách: Tôi và
tất cả những ai có tên trong cuốn sách này đều do tôi tạo ra, kể cả bố mẹ tôi.
Đương nhiên tiểu thuyết, truyện hư cấu, thì phải như thế. Bịa như thật (Nguyễn
Công Hoan) đã giỏi, mà bịa cho thật thành bịa cũng giỏi đấy. Rõ ràng là do nhà
văn tạo ra. Ngoài đời nó có thể có có thể không nhưng trong lòng nhà văn, trong
tâm tưởng nhà văn, là có. Và đấy là cơ sở để đánh giá tài năng, lòng nhân hậu của
nhà văn (Blog Quê choa. Sunday June 29-2008).
2.
Lạy ông con ở bụi này!
Cũng blog trên, NQL khoe: “Thầy ba tôi, một người vĩ
đại nhưng không hề nổi tiếng, vẫn dạy ông: để ứng xử tốt với đời cần phải
tôn trọng mọi nguyên tắc và khinh bỉ chúng hết thảy. Đó là lời dạy của người cuồng
nhưng nếu dịch thoát ra thì thật hay: Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Gần bảy mươi năm qua, ai cũng biết đó là câu nói mà
quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã được dặn dò để lo việc nước trong hoàn
cảnh vô cùng khó khăn.
Người thấm nhuần ít nhiều Nho học đều hiểu đó nguyên
tắc xử thế của người quân tử, vô cùng thâm sâu, cao quí: đối nhân xử thế (bên
ngoài) và tự giữ mình (khí tiết, bên trong): Bần tiện bất năng di, uy vũ bất
năng khuất... Người quân tử có thể bị bắt bớ, bị giết nhưng không thể bị xui
khiến làm việc bậy. Chỉ có đám con buôn, cơ hội vụ lợi, khi cần thì rối rít tôn
trọng, kính trọng nữa. Xong việc thì khinh bỉ tuốt. Hồng quân đến thì treo cờ đỏ.
Bạch vệ đến thì treo cờ trắng. Sản xuất nông cụ đồng thời với sản xuất dây thép
gai để rào ấp “tân sinh”, làm tất, miễn là có tiền, có nhiều tiền. Chỗ này
thì đúng là riễu người mà không nghĩ đến ta! Thành ra, không còn tin gì ở
NQL nữa. Qua sông đấm sóng ai mà dám tin!
3.
Phát hiện ra “... pháo chèn Tô Vĩnh Diện”
Trong bài “Nhớ Trần Dần” (Sđd, tr. 24), có
đoạn thoại giữa anh Quán (Phùng Quán) và Trần Dần. Anh Quán nói: Nó (Nguyễn
Quang Lập) bảo pháo chèn Tô Vĩnh Diện chứ không không phải Tô Vĩnh Diện chèn
pháo... Trần Dần vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi! Thông minh (Sđd trên
tr. 24-25). “Phát hiện” này được NQL giải thích rõ hơn trên Blog Quê choa
(Friday June 6-2008). Anh (Trần Dần) nhìn mình hỏi sao? Mình nói khi kéo pháo
lên dốc, đã đứt dây, anh Diện chạy không kịp thì bị chèn thôi. Anh ngồi yên hồi
lâu rồi hơ hơ, ngừng vài giây sau lại hơ hơ, vài giây sau nữa mới hơ hơ hơ
thành một tràng, vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi! Thông minh.
Cần đặt ra các tình huống về sự cố này.
a. Khi kéo pháo lên dốc, một bộ phận phía trên kéo
dây. Một bộ phận phía dưới đẩy và chèn, nhích từng nhịp. Khi đứt dây, pháo tuột,
lăn xuống. Sẽ có người bị đè ngay tại chỗ. Có người “nhanh chân” nhảy ra, có
người dũng cảm, lo cho pháo trước, không nghĩ đến thân mình, lao ra lấy thân
chèn vào pháo. Nhờ thế, khẩu pháo dừng lại, không tự lao xuống dốc.
b. Giả định là anh Diện không chạy kịp nên bị pháo
chèn. Cho là như vậy. Nhưng không phải là nhờ thân xác anh mà khẩu pháo đã dừng
lại, đã được cứu nguy.
Trong cả hai tình huống, không chỉ có một mình Tô
Vĩnh Diện mà còn có cả tập thể chiến sỹ. Sự kiện về người anh hùng đã được xác
nhận như thế.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như trong suốt cả
cuộc chiến tranh, nếu suy nghĩ, tâm tưởng đều như NQL cả thì làm sao có được
Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá
súng... Trong thời chống Mỹ, một anh hùng không quân khi đã phóng hết đạn, thì
lao cả máy bay của mình vào mục tiêu. Anh hi sinh nhưng mục tiêu địch bị tiêu
diệt. Làm sao hiểu được các chiến sĩ đặc công, được làm lễ truy điệu trước khi
xuất trận. Làm sao hiểu được một người như Chế Lan Viên lại tự nguyện xin vào Đảng
ở mặt trận Quảng Trị hồi chống Pháp.
Suy luận như NQL và Trần Dần thì Tô Vĩnh Diện chẳng
phải anh hùng gì! Nếu nhanh chân “thủ thân vi đại” pháo chết mặc pháo… chẳng
qua là chậm chân! Cho hay lòng nhân hậu của nhà văn. Trước khi đọc Bạn
Văn mình còn yêu kính Trần Dần. Đọc Bạn Văn, nghe cái lời
khen Hay! Giỏi! Thông minh... của Anh, buồn quá, quên luôn.
4.
Từ bụng ta suy ra bụng người
Trong Chuyện ma 2 (Monday July
14-2008), mục cóp nhặt giai thoại, NQL kể:... Cuối năm đó bỗng nhiên chị Qui chạy sang hớn hở đưa cho vợ chồng mình
cái nhẫn bạc đã gỉ rét, nói anh Thỉ đây rồi. Mình hỏi sao. Chị nói đây là cái
nhẫn chị tặng anh trước khi vào Nam. Vợ mình nói chị kiếm được ở đâu. Chị nói
thằng Líp nhà em đó, chị thấy nó cầm chơi, hỏi nó, nó bảo nó thấy trên cỏ... ở
cái nơi thằng Líp chỉ là một cái lỗ nhỏ bằng đồng xu, năm sáu đường kiến lửa kiến
hôi từ nhiều hướng bò vào cái lỗ đó. Mình nói có khi hài cốt anh Thỉ dưới này
cũng nên.
Chị
Qui mời thầy cúng vái rồi đào. Bộ hài cốt hiện ra. Chị Qui oà khóc... Mấy người
đào phát hiện còn một bộ hài cốt nữa. Nhìn cái thế hài cốt mấy người phán đoán
bộ hài cốt còn lại phía dưới khả năng là một lính cộng hòa. Họ nói khả năng hai
người này vật nhau, bóp cổ nhau rồi chết cả hai. Chị Qui nói thôi thôi đừng
đoán bậy, chẳng may là đồng đội anh Thỉ thì sao? Nói vậy rồi người ta không cho
vào nghĩa trang liệt sĩ, tội nghiệp. Bỗng một người kêu lên đây là hài cốt con
gái. Anh này chìa ra một cái kẹp thép không rỉ và hai ba cái cúc sứ, màu hồng,
đúng là cúc con gái. Chị Qui rơi xuống ngồi bệt, mặt trắng bệch... Một
người đào nói è he, hai đứa ni rủ nhau ra đây đụ chắc, trúng bom chết thôi, chiến
đấu chi mô. Chị Qui chồm lên, hét một tiếng rợn người: “Câm đi”.
Chỉ là đoán. Nhưng đây có phải là tình huống duy nhất,
cuối cùng không? Không ai biết được khung cảnh lúc ấy. Có thể là khi máy bay ập
đến, người chiến sĩ nam, anh Thỉ đã nhường cho cô gái xuống hầm trước, có thể
trong tình huống ác liệt, anh đã nằm lên lấy thân mình che chắn cho cô gái và cả
hai cùng bị bom vùi thì sao. Mà những tình huống này, đồng đội với nhau, bộ đội
với nhân dân, trong chiến tranh xảy ra nhiều lắm. Bạc là kim loại có gỉ được
không nhỉ. Và kiến chỉ tha mồi. Làm sao nó lôi cái nhẫn bạc bị vùi sâu lên được...
Sự suy luận, suy đoán này chỉ có thể theo cái chất của NQL, tiếp theo cái tình
huống với cô giáo khi đón tin chiến thắng 30-4-1975. Con người nhân hậu sao lại
suy bụng ta ra bụng người như vậy!
5.
Bênh vực cho thú tính
Gần đây NQL bênh vực cho tội ác man rợ của Mỹ - Nguỵ
ở các nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc... xem chỉ là chuyện “đấu tranh khai thác
thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến...” (thông tin của Đông La trên
VN TP.HCM, số 288 ngày 23-1-2014). Đây là lời bênh vực trắng trợn của NQL cho tội
ác của nguỵ quyền trong các nhà tù ở miền Nam trước 1975 là sự chà đạp lên nỗi
đau cùng cực của hàng vạn tù nhân Việt cộng ở các “địa ngục trần gian” như Côn
Đảo, Phú Quốc. Tội ác man rợ của địch ở các nhà tù với các hình thức nhục hình,
đày đọa, giết chết dần chết mòn người tù ở Ngục chín hầm, ở các chuồng cọp Côn
Đảo, Phú Quốc... là đã đến độ thú tính, mất tính người. Mục đích của địch là muốn
giết chết con người thể chất và tinh thần của các tù nhân. Không phải là việc
“đấu tranh khai thác thông tin” như NQL cố tình đánh tráo sự việc mà chúng tôi
sẽ nói sau. Chỉ xin dẫn mấy trường hợp:
- Qua hồi ký của ông Lê Quang Vịnh: ông bị kết án tử
hình nhưng sau đó giảm xuống đày đi Côn Đảo. Trong thời chống Mỹ, đã có bài hát
về Lê Quang Vịnh. Nhưng nguồn gốc là do đâu. Trong cuộc họp Thành đoàn bị vây
ráp, mọi người đều bị bắt một số bị bắn ngay tại chỗ. Một tên lính nguỵ đè anh
Vịnh ra, lấy mũi lê rạch vào phía hông. Anh biết là nó muốn mổ bụng anh để lấy
mật tươi, đem về Sài Gòn bán cho đám Chệt rất cao giá. Nhưng phải là tươi, lấy
từ người còn sống. Biết thế nên anh hết sức vùng vẫy lăn qua lăn lại không để
nó mổ bụng. Tên nguỵ này bực mình đá anh mấy cái rồi bảo: Mày không muốn chết
ngay thì tao cho mày đi Côn Đảo cho mày chết dần. Chúng đưa anh ra tòa, kết án
rồi đày đi Côn Đảo. Anh Lê Quang Vịnh đã chịu đựng ở địa ngục trần gian Côn Đảo
cho đến ngày giải phóng. Sau này, anh làm Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ.
- Trong cuốn hồi ký “Bất khuất” nổi tiếng
của đồng chí Nguyễn Đức Thuận, kể lại cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết người cộng
sản, quyết không chào cờ nguỵ. Chúng giam các anh xuống hầm sâu một thời gian
dài. Đến hôm tên chúa ngục Côn Đảo cho đưa các anh lên, bắt đứng xếp hàng.
Nhưng vừa trông thấy, nó đã quì ngay xuống nói: Bạo lực không khuất phục
được trái tim người. Xin các ông tha thứ cho tôi.
Vì sao thế? Trong lúc ấy các anh không còn hình người
bình thường nữa mà như một thứ người rừng kỳ lạ: quần áo không còn, râu tóc tả
tơi, chỉ có đôi mắt của các anh là còn sáng lên. Từ hôm đó, nó phải đối xử khác
với các anh.
Thưa nhà văn Nguyễn Quang Lập, có thông tin gì ở
trong túi mật của một tù nhân? Có thông tin gì ở trong những con người bị giam
dưới hầm sâu? Nếu trở lại thăm các nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc..., nếu hỏi lại những
người bị giam cầm đày đọa trong các chuồng cọp như bà Trương Mỹ Hoa - Nguyên
Phó chủ tịch nước - hay vợ chồng bà Võ Thị Thắng - nguyên Tổng cục trưởng Tổng
cục Du lịch và hàng vạn tù nhân vẫn còn sống trên khắp mọi miền của đất nước
ta, thì sẽ hiểu thế nào là “đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh
trong cuộc chiến”!
Như nói trên, NQL đã cố tình đánh tráo hai công việc
khác nhau: “đấu tranh khai thác thông tin từ các tù binh... và thụ án chịu sự
giam cầm với mức độ và thời gian khác nhau. Đấu tranh khai thác thông tin,
thông thường gọi là lấy khẩu cung, là việc phải làm để có cơ sở kết án. Sau khi
đã kết án, thành án, rồi thì phải thụ án, chịu sự phán quyết của bản án. Người
tù khi đã bị đưa vào trại tù thì không còn chuyện khai thác thông tin nữa”. Chế
độ nhà tù ở mọi nơi mỗi xứ khác nhau. Có thông lệ quốc tế về tù binh chiến
tranh, về tù nhân. Chuyện này sẽ nói sau. Nhưng hành hạ đầy đọa tù nhân cho chết
dần chết mòn cả thể xác lẫn tinh thần với những hình thức man rợ mất nhân
tính... thì các “địa ngục trần gian” ở Côn Đảo, Phú Quốc là vào loại hàng đầu.
Bào chữa, bênh vực cho những tội ác man rợ mất hết
nhân tính như thế, thì “nhân hậu” của NQL làloại nhân hậu gì?
NQL chỉ “nhân hậu” với những người cùng cánh, cùng
phe nhóm thôi. Nhân hậu với những kẻ cơ hội dối trá “tôn trọng tất cả rồi khinh
bỉ tất cả”, nhân hậu với bọn người tàn ác mất hết nhân tính. Nhân hậu của NQL
là như thế đó.
Ngày lành, tiết Trọng Xuân Giáp Ngọ
Nguồn: Báo Văn Nghệ TPHCM