Hiện có rất nhiều Hội viên Hội Nhà văn VN có thái độ
và bài viết sai trái, có người đã bị bắt, nhưng hầu như trong Hội Nhà văn không
ai lên tiếng phê phán, ngược lại, lại có nhiều người đồng tình với sự sai trái ấy.
Như ông Trung Trung Đỉnh, một đương kim Ủy viên BCH Hội Nhà văn VN, luôn ca ngợi
Nguyên Ngọc, người đang trên tuyến đầu chống đối, còn định thành lập “Văn đàn độc
lập”. Văn Công Hùng, một Ủy viên BCH khác của Hội Nhà Văn VN cũng ca ngợi Nguyễn
Quang Lập, một nhà văn mới bị bắt và đã nhận tội, là: “Ở nước Nam này, nếu hỏi
ai viết nhiều, làm việc nhiều, lao động nghiêm túc, tôi không ngần ngại trả lời:
Nguyễn Quang Lập”.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
ĐƠN KHIẾU NẠI
(Về việc xét đơn xin vào Hội Nhà Văn Việt Nam)
Kính gởi:
-Nhà thơ HỮU THỈNH, Chủ tịch LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT
NAM.
-ĐOÀN CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM.
Đồng kính gởi các vị có trọng trách về lĩnh vực
Chính trị, Tư tưởng, Văn hóa, Nghệ thuật:
-Ông ĐINH THẾ HUYNH, Ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương ĐCSVN, Trưởng Ban
Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
-Ông VŨ ĐỨC ĐAM, Ủy viên BCH Trung ương ĐCSVN, Phó Thủ tướng phụ trách khối
văn hóa xã hội, khoa học, giáo dục.
-Ông
Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương.
Tôi tên là Nguyễn Văn Hùng, bút danh Đông La, sinh sống
tại TP HCM, là nhà văn thuộc Hội Nhà Văn TPHCM.
Tôi làm đơn này khiếu nại một việc rất nhỏ là việc
Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam quá bán bỏ phiếu phủ quyết đơn xin vào Hội
Nhà Văn Việt Nam của tôi nhưng nó lại là một dấu hiệu chỉ ra một thực trạng rất
lớn, rất nguy hiểm liên quan đến vấn đề Chính trị Tư tưởng và Văn chương Nghệ
thuật ở nước ta.
Vừa rồi tôi được một nhà văn trong Ban Chấp hành Hội
Nhà Văn VN khuyên làm đơn xin vào Hội Nhà Văn Việt Nam. Tự thấy mình đủ tiêu
chuẩn nên tôi đã đồng ý.
Cụ thể từ một người lính, sau khi tham gia Chiến dịch
HCM 1975, hòa bình về tôi đi học rồi trở thành một cán bộ nghiên cứu hóa dược.
Năng khiếu văn chương của tôi đã được Nhà thơ Anh Thơ phát hiện, rồi bà giới
thiệu tôi với Nhà thơ lớn Chế Lan Viên. Khi đọc chùm thơ đầu tay của tôi, Chế
Lan Viên đã đề nghị trao giải thơ cho tôi trong cuộc thi năm 1986 của Hội Nhà
Văn TPHCM, rồi ông còn trực tiếp đứng tên giới thiệu tôi vào Hội Nhà Văn TPHCM.
Sau đó tôi viết nhiều, cả văn, thơ và phê bình, tác phẩm được đăng hầu hết trên
các báo, tạp chí văn nghệ lớn trong cả nước. Hai năm liên tiếp, 1997, 1998, tôi
đã được tặng thưởng hàng năm về phê bình và thơ của Tạp chí Văn Nghệ Quân đội.
Tôi đã xuất bản 5 cuốn sách và nhiều bản thảo chưa in. Cụ thể về phê bình, năm
2001, tôi đã xuất bản cuốn Biên độ của trí tưởng tượng tại NXB Văn Học,
được báo Nhân Dân giới thiệu qua bài viết của PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN,
hiện là Viện phó, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học: “Biên độ của
trí tưởng tượng... đã tạo được sự quan tâm của dư luận và thật sự có đóng
góp cho đời sống văn học đương đại ” (BáoNhân Dân, số 17030,
6-3-2002). Gần đây trước thực trạng giới tri thức trong đó có nhiều nhà văn có
sự phân hóa mạnh về chính trị tư tưởng, họ nhân danh phản biện, đấu tranh cho
dân chủ tiến bộ, nhưng họ lại thể hiện bằng những quan điểm lộn ngược cả hệ giá
trị, kể cả lịch sử, đòi thay đổi chế độ, thay đổi hiến pháp, tước bỏ quyền lãnh
đạo của ĐCS. Hành động của họ thực chất là sự cơ hội, trở cờ. Tôi đã viết nhiều,
phản bác tất cả những sự sai trái đó, năm 2013, một phần các bài viết đã được
in thành cuốn Bóng tối của ánh sáng. Từ khi còn là bản thảo, do bạn bè thấy
có giá trị liên quan đến những vấn đề lớn về lý luận nên họ đã chuyển đến các
cá nhân và cơ quan có trọng trách. Bản thảo đã được các chuyên gia xem xét kỹ
lưỡng rồi được cơ quan nhà nước xuất bản. Ông Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý
luận Phê bình VHNT Trung ương đánh giá cao cuốn sách, ông nói ông thích nhất
bài Các Mác-một tình yêu bao la. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng gọi điện cho tôi:
“Những bài viết của em có sức mạnh như những sư đoàn”. Bà Thân Thị Thư, Trưởng
Ban Tuyên Giáo Thành ủy TPHCM một lần gặp tôi cũng nói: “Em cảm ơn anh vì các
bài viết của anh trên Báo VN TPHCM mà em được cấp trên khen đấy!” Năm 2013,
cuốn Bóng tối của ánh sáng đã được LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ
THUẬT VIỆT NAM trao giải thưởng.
Về nhân thân tôi cũng chưa có bất kỳ sự vi phạm pháp
luật nào. Theo quy định việc xin vào Hội Nhà văn VN phải có hai người giới thiệu,
người thứ nhất, GS Mai Quốc Liên đã viết lời giới thiệu tôi là “một nhà phê
bình hiếm có”. Còn người thứ hai là GS Trần Thanh Đạm. Khi tôi cảm ơn ông thì
ông nói: “Tôi cũng phải cảm ơn anh vì tôi rất vinh dự được giới thiệu người như
anh vào Hội”.
Như vậy, về tài đức, về thành quả văn chương, tôi
hoàn toàn xứng đáng được vào Hội Nhà Văn VN.
Vì vậy việc BCH Hội Nhà Văn VN quá bán loại tôi là
không công minh, cần phải được xem xét lại. Nghe nói những người loại tôi đã lấy
cớ tôi là cực đoan, có thái độ không tốt khi phê phán người khác. Tôi hoàn toàn
phản đối điều này, vì cực đoan là một sự sai trái, trong khi tất cả các bài tôi
phê phán người khác đều nêu đích danh, họ sai về cái gì và sai như thế nào, tôi
còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nên không thể tùy tiện vu khống, xúc
phạm danh dự người khác. Ngoài những ý kiến lẻ tẻ và sự “ném đá” của những kẻ xấu,
chưa có một bài viết và văn bản chính thức nào chứng minh được tôi là người cực
đoan. Còn việc tôi tỏ thái độ trước những hành động và thái độ sai trái thì không
thể là thái độ sai trái, cũng như tòa tuyên án một người phạm tội không thể là
xấu vậy! Trên blog, tôi đã để câu nói của Einstein như là tấm gương để noi
theo: “The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who
watch them without doing anything” (Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi những kẻ
làm điều ác, nhưng bởi những người thấy chúng mà không hành động gì cả). Vì vậy,
chính thái độ dĩ hòa vi quý, mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật, vô cảm, tránh
né những hành động và thái độ sai trái để lấy lòng nhau, dẫn đến tình trạng trắng
đen lẫn lộn, thiện ác bất minh, mới chính là thái độ sai trái. Chính Hội Nhà
Văn VN có tình trạng như vậy, bởi hiện có rất nhiều Hội viên Hội Nhà văn VN có
thái độ và bài viết sai trái, có người đã bị bắt, nhưng hầu như trong Hội Nhà
văn không ai lên tiếng phê phán, ngược lại, lại có nhiều người đồng tình với sự
sai trái ấy. Như ông Trung Trung Đỉnh, một đương kim Ủy viên BCH Hội Nhà văn
VN, luôn ca ngợi Nguyên Ngọc, người đang trên tuyến đầu chống đối, còn định thành
lập “Văn đàn độc lập”. Văn Công Hùng, một Ủy viên BCH khác của Hội Nhà Văn VN
cũng ca ngợi Nguyễn Quang Lập, một nhà văn mới bị bắt và đã nhận tội, là: “Ở nước
Nam này, nếu hỏi ai viết nhiều, làm việc nhiều, lao động nghiêm túc, tôi không
ngần ngại trả lời: Nguyễn Quang Lập”.
Vì vậy, những cá nhân trong BCH Hội Nhà văn như ông
Trung Trung Đỉnh, Văn Công Hùng lấy cớ tôi cực đoan để loại tôi là một hành động
sai trái, bất minh, hoàn toàn chỉ vì nhận thức cảm tính chủ quan và cảm tình cá
nhân.
Việc bỏ phiếu thể hiện sự dân chủ, nhưng nếu hiểu
triết học, sự bỏ phiếu của BCH Hội Nhà Văn như trên là không tuân theo Nguyên
lý “Tập trung dân chủ” của Chủ nghĩa Mác-Lê nin. Theo tiếng Nga, Nguyên lý Tập
trung dân chủ viết là Демократический централизм. Vậy Dân
chủ là tính từ bổ nghĩa cho Tập trung, nếu dịch cho chính xác phải
là: Nguyên lý tập trung có tính dân chủ. Vì vậy cái chính là tập trung, là
mục đích, dân chủ là phương thức để hướng đến cái chung ấy một cách tốt nhất,
đúng đắn nhất, tránh sự độc đoán sai trái. Bỏ phiếu dân chủ là để bầu ra
người xứng đáng chứ không phải là sự cấu kết để loại người xứng đáng như việc bỏ
phiếu loại tôi của nhóm đa số trong BCH Hội Nhà Văn VN!
Ngược lại, Hội Nhà Văn Hà Nội từng bỏ phiếu bầu Phạm
Xuân Nguyên làm chủ tịch lại là việc bầu ra người không xứng đáng. Hội Nhà Văn
Hà Nội là một tổ chức thuộc nhà nước nhưng Phạm Xuân Nguyên là người luôn phản
đối nhà nước thực thi pháp luật, như từng lên tiếng ủng hộ những người phạm
pháp và sai trái, từ Lê Công Định, Phương Uyên đến Nhã Thuyên và hôm nay là
Nguyễn Quang Lập; Phạm Xuân Nguyên cũng từng cho trong cuộc kháng chiến của ta
là “những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết
nhau”. Vậy việc bỏ phiếu của Hội Nhà Văn Hà Nội bầu Phạm Xuân Nguyên là thứ dân
chủ chống đối, dân chủ lộn ngược, không phải là dân chủ theo đúng Nguyên lý Tập
trung Dân chủ của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Cũng theo Nguyên lý Tập trung Dân chủ,
cấp dưới phải phục tùng cấp trên, cấp trên phải giám sát những việc làm quan trọng
của cấp dưới, những người không đủ tiêu chuẩn như Phạm Xuân Nguyên lẽ ra phải bị
loại ngay trong danh sách ứng cử, như vậy thì làm sao có được cái kết quả dân
chủ lộn ngược trên?
Tiếc là không chỉ có ở Hội Nhà Văn Hà Nội mà nhiều
lĩnh vực trong xã hội cũng đã có những vụ bầu bán sai Nguyên lý Tập trung Dân
chủ. Ngay ở Hội Nhà Văn VN cũng đã có những dấu hiệu lớp kế cận Nhà thơ Hữu Thỉnh
đang ráo riết xây dựng lực lượng để giành quyền theo hình mẫu bầu bán của Hội
Nhà Văn Hà Nội. Việc bỏ phiếu loại tôi như là một sự tập dượt của họ. Nếu họ
thành công, lúc đó văn chương sẽ không “dĩ tải đạo” như lời dạy của cha ông nữa
mà là tải tà đạo, Hội Nhà Văn sẽ là tập đoàn cứ điểm làm nguy cơ tồn vong
của chế độ, theo lời TBT Nguyễn Phú Trọng, thêm nguy cơ hơn. Mà khi quyền lực tối
cao rơi vào tay kẻ tham, kẻ dốt, kẻ ác, kẻ xấu thì đích đến của nước ta sẽ là
Irắc, Lybi, Pakistan, Apganixtan chứ không phải là Bắc Âu, là Anh Pháp Mỹ, là Đức
Ý Nhật đâu! Nên trong tình trạng bất ổn này, Hội Nhà Văn VN cũng cần ổn định
như xã hội cần ổn định vậy, vẫn cần đến thế hệ Nhà thơ Hữu Thỉnh nắm trọng
trách, có những sai trái yếu kém thì phải sửa, nếu không Hội Nhà Văn sẽ là mảnh
đất gieo mầm và nuôi dưỡng sự phản loạn. Dương Thu Hương, Nguyên Ngọc, Trần Mạnh
Hảo, Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập, v.v… đã là như thế. Vì sai trái, chỉ bằng
chữ nghĩa, họ đã không làm gì được, nhưng khi quyền lực rơi vào tay những người
tiếp bước họ, như những kẻ xấu hiện có trong BCH Hội Nhà Văn VN thì sẽ rất nguy
hiểm! Nên theo đúng Nguyên lý Tập trung Dân chủ, Hội Nhà Văn VN là hội của nhà
nước thì phải vì dân vì nước, nhà nước phải giám sát việc ứng cử, bầu cử kỳ tới,
cần loại ngay những kẻ cơ hội, kẻ xấu ứng cử.
Tóm lại, việc Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt
Nam vừa quá bán bỏ phiếu phủ quyết đơn xin vào Hội Nhà Văn Việt Nam của
tôi, không căn cứ vào tài, đức, thành quả văn chương của tôi, chỉ dựa vào thành
kiến sai trái, cảm tính chủ quan, cảm tình cá nhân, đã vi phạm Nguyên lý Tập
trung Dân chủ, là kết quả sai trái, không công minh và công tâm!
Cũng theo Nguyên lý Tập trung Dân chủ, cấp dưới
phải phục tùng cấp trên và theo luật Khiếu nại Tố cáo, tôi làm đơn này gởi đến
cấp trên trực tiếp của Hội Nhà Văn VN là LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ
THUẬT VIỆT NAM và các vị có trọng trách trong cơ quan Đảng và Chính phủ liên
quan đến lĩnh vực Chính trị Tư tưởng và Văn học Nghệ thuật, đề nghị xem
xét và thay đổi kết quả việc bỏ phiếu sai trái trên. Cần ngăn chặn khuynh hướng
kết bè kéo cánh, vì danh lợi cá nhân, lợi dụng dân chủ lái các cuộc bầu bán đến
những kết quả lộn ngược. Nếu các giá trị bị lộn ngược thì đất nước sẽ loạn.
Rất mong được quan tâm xem xét, tôi xin cảm ơn!
TPHCM ngày 27 tháng 12 năm 2014
NGƯỜI LÀM ĐƠN
ĐÔNG LA
NGUYỄN VĂN HÙNG
(Đã
ký)
Đơn này cũng được gở đến những người liên quan:
-Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch HNVVN
-Lê Quang Trang, PCT HNVVN.
-Nguyễn Quang Thiều, PCT HNVVN.
Xem thêm một “tiết lộ mới” của ĐÔNG LA
Tôi được “mật báo”, trong cuộc bỏ phiếu xét đơn xin
vào Hội của tôi của BCH Hội nhà Văn VN, trong số người loại tôi có Nguyễn Quang
Thiều. Không chỉ thế, Thiều còn là người vận động để tôi bị loại. Tôi vừa buồn
vừa buồn cười. Buồn vì nhân tình thế thái. Buồn cười vì với cái đầu của tôi,
nói theo kiểu các cụ “con ruồi bay qua cũng biết con đực con cái”, sao tôi lại
từng ưu ái Thiều đến thế. Tất nhiên tôi không bất ngờ, vì quyền lực, anh em con
vua còn giết nhau nữa kia mà, bạn bè thì là cái đinh gì. Nguyễn Quang Thiều có
những thời kỳ từng bị thiên hạ (như Trần Mạh Hảo, Đỗ Hoàng, kể cả Trần Đăng
Khoa) “uýnh như chó” (xin lưu ý tôi không chửi gì đâu vì Thiều từng viết kiếp
sau xin làm con chó nhỏ mà), tôi đã nai lưng ra viết để chống đỡ, bảo vệ Thiều.
Tôi biết Thiều không thể tự bảo vệ được vì chuyên môn của Thiều thực chất chỉ
là tiếng Anh, bình tán chung chung thì Thiều rất khéo viết, nhưng cãi lý thì
không thể. Tôi có một mối quan hệ đặc biệt với Nguyễn Quang Thiều, rồi tôi sẽ
viết thành nhiều “tập”. Thực ra thì cũng là có đi có lại. Thiều có quý tôi, có
đăng thơ cho tôi thì tôi mới đáp trả lại. Một trong những chuyện mà
tôi phải nhớ ơn Thiều là hồi Thiều làm biên tập ở Báo Văn Nghệ của Hội nhà Văn
VN, Thiều thỉnh thoảng gọi cho tôi: “Ông gởi một chùm thơ đi”. Tính tôi lười sáng
tác, chính do đốc thúc của Thiều thành ra tôi lại làm được những bài thơ quan
trọng nhất của mình. Thiều chưa viết một chữ nào khen tôi nhưng khen miệng thì
chính Thiều khen tôi ghê gớm nhất. Như khi đăng cho tôi bài “Những cái xác” có
4 câu, Thiều bảo “ông hay hơn Chế Lan Viên rồi”, còn bình tán trên điện thoại cả
nửa tiếng. Còn bài “Những nhịp cầu” Thiều bảo “Ông Hữu Thỉnh khen bài Những nhịp
cầu của ông đấy. Ông ấy bảo cuộc thi lần này bảo Đông La dự thi đi”. Thời điểm
đó là trước Giao thừa Thiên niên kỷ, tôi đã được mùa sáng tác. Tôi đã viết truyện
ngắn Bài toán mà dư luận trên Báo Văn nghệ cho là hay nhất trong nhiều
tháng, còn được dựa vào dựng phim; tôi cũng viết bài phê bình về cuốn của Đỗ
Minh Tuấn và bài thơ dài Tổ quốc-nửa bàn chân dính bùn và máu, cả hai đều
được VNQĐ tặng thưởng; còn bài Cánh đồng quê tôi sẽ đăng sau đây, tôi
đã viết sau cuộc nói chuyện với Nguyễn Quang Thiều để dự thi trên Báo Văn nghệ.
Đăng lên, Nhà thơ Hải Như, tác giả lời ca khúc bất hủ Thành phố hoa phượng
đỏ, đã đi hỏi số điện thoại của tôi gọi: “Đông La biết tôi là ai không? Tôi từng
giới thiệu Vũ Tú Nam (từng giữ chức như Chủ tịch Hội Nhà văn bây giờ) vào Hội đấy.
Nếu tôi có quyền sẽ cho chùm thơ của Đông La giải nhất. Thơ Đông La hiện đại
nhưng đã đạt đến sự giản dị, không như thơ Nguyễn Quang Thiều hiện đại, nhưng rối
rắm, bắt chước nước ngoài”. Ông Lê Huy Mậu, tác giả lời bài hát Khúc hát
sông quê của Nguyễn Trọng Tạo, còn làm hẳn bài thơ về bài Cánh đồng
quê của tôi để tặng tôi. Cuối cùng giải nhất cuộc thi đó lại trao cho những
bài rất buồn cười mà tôi đã viết một bài phê phán, tác giả là anh em kết nghĩa
với Thiều, chỉ bạn bè với nhau biết, giờ nói tên ra người lạ chắc chắn không biết
là ai.