Ngay từ
thuở ấu thơ chúng ta đã làm quen với những chuyện cổ tích huyền ảo, mộng mơ của
nhà văn Đan Mạch – Andersen chuyên viết truyện cho các em. Muộn hơn, chúng ta
phát hiện ra trong những chuyện cổ tích kia ẩn chứa những khát khao tình yêu
nồng nàn, bỏng cháy của người viết ra chúng. Tương truyền, nhà văn có ngọai
hình và dáng đi không tương xứng với vẻ đẹp tâm hồn. Vì thế ông cứ mãi mãi chịu
sống cô đơn. Tuy nhiên, ông cũng đã có một mối tình lý tưởng để mơ mòng, theo
đuổi...
ANDERSEN
VÀ CHUYỆN KỂ TRONG ĐÊM CUỐI NĂM
TÔ HOÀNG
TÌNH BẠN
HAY TÌNH YÊU ĐÂY ?
Một hồi
chuông vang lên, nhà văn lao về phía cửa. Nhưng ông đã thất vọng: thế cho người
ông mong đợi, trên ngưỡng cửa là gã mang sữa bò.
Không hiểu vì sao Andersen cứ đinh
ninh tin rằng, nếu Ennhi đến tham dự Lễ Giáng sinh với ông, chắc chắn quan hệ
giữa hai người sẽ thay đổi. Dù thế nào thì phép màu cũng sẽ tới chứ - ông phấn
chấn, vui vẻ tự an ủi mình. Đã nhiều lần
Andersen bày tỏ tình yêu với Ennhi, nhưng người dẹp vẫn khăng khắng họ nên coi
nhau như bạn bè. Có một lần Ennhi nửa đùa nửa nghiêm trang hỏi ông: Andersen, anh có muốn trở thành ông anh của em không? .
Chàng trai miễn cưỡng chấp nhận vai trò này, cốt sao chỉ luôn được ở bên cạnh
người đẹp.
Nhưng Lễ Giáng sinh năm nay lại thắp
sáng trong ông niềm hy vọng. Ông hình dung ra trong cái đêm huyền diệu đó hai
người sẽ trao cho nhau những món quà, sau đó nàng sẽ xiết chặt lấy ông trong
vòng tay ôm và nói rằng chưa bao giờ nàng yêu ông đến như vậy! !
Nhưng phép màu đã không xẩy tới. Trong
đêm Giang sinh năm ấy Andersen vẫn ngồi đơn độc bên khung cửa sổ, đưa mắt ngắm
nhìn thiên hạ vui vẻ dạo chơi ngòai phố. Và
những kỷ niệm
về những lần
gặp gỡ Ennhi
lại ùa ập về ...
Ông nhớ lần đầu tiên ông gặp nàng
khi nhà hát của Ennhi đến biểu diễn ngắn ngày tại Copenhaghen. Cho tới lúc đó, ông
chưa bao giờ nghe nàng hát, chưa bao giờ nhìn thấy nàng biểu diễn trên sân khấu
và quả là lần gặp mặt ấy Ennhi cũng không khiến ông chú ý gì nhiều. Andersen
ghi trong nhật ký : “ Nàng tiếp tối một cách lịch sự, nhưng thờ ơ, có phần giá lạnh. Chúng tôi chia
tay nhau tựa như ngay khi vừa quen nhau. Và tôi cũng nhanh chóng quên nàng “ .
Nhưng khi nữ ca sỹ đến biểu diễn ở
Copenhaghen lần thứ hai, ông như đã bị Ennhi thôi mien. ” Trên sân khấu Ennhi là
một nữ diễn viên chói sáng, một ngôi sao không ai sánh bì. Không một ai có thể
che lấp được Ennhi, ngòai chính nàng “ – nhà văn thốt lên thán phục. Từ lúc đó
ông trở thành người sủng ái nàng..
Sáng hôm sau nhà văn gửi qùa Giáng
sinh cho nàng và hỏi nàng vì sao tối hôm trước quên không đến. Ennhi ngạc nhiên,
nàng có quên đâu. ” Chú bé của tôi ! Em không có dự định đến thăm anh. Thôi bây
giờ em sửa chữa sai lầm vậy. Tý nữa anh sẽ nhận được cây thông em gửi tặng “ .
Cô ca sỹ
vẫn thích đùa gọi Andersen là “ Chú bé “, dù vào Lễ Giáng sinh năm ấy nhà văn đã bước qua tuổi 40, còn nữ ca sỹ mới
25. Kỷ niệm buồn này diễn vào dịp đón năm mới 1846. Từ trong đáy sâu tâm hồn, nhà
văn hiểu rằng ông sinh ra trên cõi đời
này không phải để giành cho cuộc sống gia đình!
CON TRAI
NGƯỜI THỢ KHÂU GIÀY
Hansa Christian
Andersen sinh ngày 2 tháng Tư năm 1805 trong gia đình một người thợ khâu giày
nghèo khổ. Ngay từ thuở ấu thơ, nhà văn tương lai đã bộc lộ nhiều điều khác
người. Chú bé Andersen thường tưởng tượng ra nhiều chuyện không có thật và kể
lại cho đám bạn nghe. Kể chuyện đã trở thành nhu cầu của chú bé Andersen, cho
dù đám bạn cùng trang lứa hòan tòan không muốn nghe những điều chú bé bịa đặt. Khi
đám bạn hữu kia không kéo đến thì ngay tới chú mèo cũng vội lánh Andersen vì sợ
chú bé sẽ ôm vào lòng mà hành tội bằng những câu chuyện liên tu bất tận. Đối
với việc học hành Andersen khá chểnh mảng, làm các ông thày phật lòng và thường
về nhà với các đầu ngón tay sưng phồng ( vì bị thày giáo dùng thước kẻ đánh )
vì làm tập văn không mấy khi đúng ngữ pháp ( Đừng quên, cho đến tận cuối đời
mình, trong nhiều truyện hay nhà văn viết ra vẫn có thể tìm thấy rất nhiều lỗi
văn phạm ). Năm 14 tuổi chú thiếu niên tính khí khác người này quyết định rời
khỏi cha mẹ, tìm đường lên Copenhaghen với mong ước trở thành một diễn viên nổi
tiếng. Cha mẹ cậu thở dài: Diễn viên gì một khi thân hình cao lổng khổng, cái
mũi như củ cà rốt đậu trên mặt, cặp mắt bé tí ti còn hai cánh tay thì dài quá
đầu gối? Nhưng chú bé đâu nghe lời cha mẹ, vẫn bướng bình quyết tâm thực hiện ý
muốn của mình!
Đương nhiên chẳng ai nhận Andersen vào một nhà hát nào cả. Vai diễn duy nhất mà
người ta giao cho chàng thiếu niên Andersen là một vai không lời trong một vở
kịch nhỏ. Hiểu rằng mình không thể trở thành diễn viên được, Andersen chợt nhớ
tới cái thú vui kể chuyện cho chúng bạn nghe thuở ấu thơ của mình và thế là cậu
quyết định viết kịch. Và số phận quả là đã mỉm cười với nhà văn tương lai! Những
sáng tác của Andersen lọt vào tay người phụ trách Nhà hát Hòang gia. Những cố
gắng của Andersen đã được đền bù. Chẳng bao lâu sau người ta không còn hòai
nghi gì vào tài năng viết lách của chàng
trai. Nhưng giống như các thiên tài, tính khí Andersen rất thất thường. Nhà văn
không chịu đựng nổi khi giới phê bình phê phán các tác phẩm của ông. Một lần, có
một bài báo đánh giá tác phẩm của ông
không đúng, thế là ông lăn lộn, khóc lóc ngay trên bãi cỏ, trong một cơn kích
động thần kinh kéo dài. Andersen thường hay đọc những câu chuyện mình viết ra
cho bạn bè và chỗ quen biết nghe. Nhưng nếu vào lúc đó một cô hầu gái bước vào
phòng, ông ngưng đọc lập tức, đứng phắt dậy bỏ ra ngòai. Mỗi lần có việc đi đâu
xa, nhà văn bao giờ cũng mang theo một đọan giây. Nguyên do là ở chỗ ông rất sợ
bị cháy thiêu trong lửa, vì vậy ông tin sợi dây có thể giúp ông thóat khỏi đám
cháy. Trên thực tế khó có ai sống chung được với ông. Một lần, bạn ông –nhà văn
Anh Chales Dickens do không suy nghĩ kỹ đã mời Andersen sang Anh chơi. Khi
Andersen trở về Thụy điển, Dickens đã cho dán lên tấm gương trong phòng ngủ
bảng chữ sau: “ Trong căn phòng này Hans Christian Andersen đã ngủ 5 tuần lễ. Và
đây là điều khó quên đối với gia đình tôi “ . Vâng, ngay vẻ bên ngòai nhà văn
chuyên viết trưyện cố tích cho các em này nom đã khá dị dạng: gầy gò, cao ngổng.
Ông thường mặc những bộ quần áo với số đo gấp đôi số đo của người bình thường .
Nói đại thể ra, không có gì đáng
ngạc nhiên khi nữ ca sỹ Ennhi buộc phải coi nhà văn kỳ dị của chúng ta là một
người bạn. Vào năm 1852 Ennhi làm đám cưới với một nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng.
Andersen rất thất vọng, nhưng rồi cũng trấn tĩnh lại để đến chào ông chồng của người mình yêu. Đó cũng là lần cuối
cùng ông gặp Ennhi. Nhà văn đã miêu tả cuộc gặp mặt ấy như sau: “ Chồng của
nàng – người mà tôi mới nhìn thấy lần đầu –đối xử với tôi hết sức nồng nhiệt. Một
lần nữa tôi lại được nghe nàng hát. Ôi, chiều sâu của một tâm hồn, dòng thác
của những thanh âm! Một Ennhi đã có chồng chẳng lẽ lại có thể vẫn hát hay đến
thế được sao? “.
Những
năm tháng sau Andersen và cô ca sỹ không bao giờ còn gặp nhau nữa .
VỊ HÒANG
ĐẾ CỦA NHỮNG CHUYỆN CỔ TÍCH
Hans Christian Andersen sống đến tuổi 70 và chết
năm 1875. Vào những năm tháng cuối đời ông càng trở nên kỳ quặc, dị thường hơn.
Nhà văn thích đến các ổ điếm, ở đó ông trò chuyện rất lâu với gái làng chơi, còn
chuyện công việc hầu như không màng tới. Bạn bè, người thân quen ngạc nhiên vì
cho đến tận khi về gìà nhà văn vẫn giữ được bản tính hồn nhiên, ngây thơ của
trẻ nhỏ. Trước nhận xét ấy, Andersen trả lời: “ Tôi hồn nhiên ư? Vì trong tôi
dòng máu vẫn đang sôi réo ..” . Nhưng ông không hề có quan hệ thân xác với bất
cứ một người đàn bà nào. Bởi theo ông nếu làm vậy, ông sẽ phản bội lại nàng ca
sỹ Ennhi mà theo
ông không một cô gái nào khác có thể sánh nổi .
Không bao lâu trước khi nhắm mắt, Andersen
hoàn toàn ngưng viết. Andersen vẫn quan niệm rằng những chiếc răng trong mồm
ảnh hưởng đến cảm hứng sáng tác của ông. Vào tháng Giêng năm 1873, Andersen rụng nốt chiếc răng cuối cùng và quả
là từ đó ông thôi không sáng tác nữa. “ Những
câu chuyện huyền diệu không đến với tôi rồi. Tôi hòan tòan đơn độc” – Ông ghi trong nhật ký.
Nếu giả như nhà văn được chứng kiến người ta đã tổ chức tang lễ cho ông như thế
nào, chắc chắn ông sẽ hài lòng. Điều đó diễn ra vào ngày 8 tháng 8 năm 1875. Tại
Đan mạch hôm đó là một ngày quốc tang. Người dân thủ đô Copenhaghen không làm
gì hết để túa ra đường đi tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Trên những trang
báo người ta dành nhưng câu thơ như sau để tặng ông :
Trong
nấm mồ, ông Hòang của chúng ta đã yên
nghỉ ,
Và không
ai có thể chiếm nổi ngai vàng của ông đâu !