Ngày
29 tháng 11 năm 2015 vừa qua, đạo diễn Điện ảnh Nga-Xô Viết nổi tiếng Elda
Riazanov đã từ trần tại Moskva, ở tuổi 89. Ngay từ Tuần lễ Phim Liên Xô đầu
tiên diễn ra ở Hà Nội vào năm 1957, người yêu phim Việt Nam đã từng được xem “
Đêm giao thừa”-bộ phim đầu tay của ông. Tiếp nối là những bộ phim khác như: “Mối
tình khốc liệt”, “Bài ca kỵ sỹ”, “Tình yêu công vụ”, “Số phận trớ trêu”… Và có
lẽ “Sân ga cho hai người” của Elda Riazanov là tác phẩm để lại nhiều ấn tượng
nhất trong lòng người xem chúng ta. Thơ ca là một phần không thể tách rời
khỏi con người ông. E.Riazanov đã nói rằng ông không bao giờ ghi nhật ký như những
người khác, nhưng ông làm thơ để không quên những gì đáng nhớ. Trong Lời nói đầu
cho tuyển tập thơ “Âm nhạc tâm hồn” của
mình, ông đã viết: “Lời tự thú là điều gì
mà mọi loại hình nghệ thuật không thể nào lẩn mặt. Trong ý nghĩa đó thì thơ ca
gần gặn nhất với sự cảm thụ của mọi người”.
MỘT TƯỢNG ĐÀI ĐIỆN ẢNH XÔ VIẾT GẦN GŨI VỚI CÔNG CHÚNG
VIỆT
TÔ
HOÀNG
VÀ
NỤ CƯỜI, VÀ NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT..
Không đơn giản chỉ là một đạo diễn vừa
ra đi, mà phải nói thẳng rằng cả một nền Điện ảnh Xô Viết vừa ra đi. Elda
Riazanov không thích người ta cao giọng khi nhắc tới tên tuổi của ông, đặc biệt
là khi người ta gọi ông là Nhà Nghệ sỹ với những chữ viết hoa.” Hãy nghe tôi nói nhé!- ông trả lời trong
một cuộc phỏng vấn-Tôi là một người hoàn
toàn bình thường, khỏe mạnh. Còn nghệ sỹ thì phải hơi bệnh hoạn, luôn dùng chân
bên trái gãi gãi tai bên phải.Nếu nói cho thuận hơn, tôi là một người thợ của nến điện ảnh xứ sở nảy. Tôi không chạy đuổi
theo những suy ngẫm mang tính hiền triết, trù liệu cho chừng 5,6 người xem. Tôi
làm phim về những gì người bình thường quan tâm đến. Tôi là như vậy đấy!”
“Mọi
người đều biết, công việc thường ưa thích những người điên điên. Và tôi mừng vì
tôi thuộc loại người đó!”- E.Riazanov
rất hay đùa cợt khi nói về mình và không bao giờ ưa “ quan trọng hóa vấn đề”.
Có thể, chính nhờ vào nét riêng thuộc tính cách này nhiều bộ phim của ông mang
chất hài hước, hóm hỉnh thật tinh tế, thật sâu sắc. “Nếu một người không biết cười diễu mình, anh hay chị ta không có quyền
cười diễu người khác –E.Rizanov tiếp tục trả lời cuộc phỏng vấn- Tôi luôn luôn ước ao được nhìn thấy cuộc sống
trong dạng vui vẻ-đó có thể là nét riêng của tôi chăng? Nhưng điều mong mỏi ấy
không phải lúc nào cũng đạt được. Thành thử tôi rất mừng khi gặp được ở đâu đó
tiếng cười và niềm hoan hỉ. Nói đại thể tôi coi tiếng cười là chiếc chìa khóa có
khả năng mở ra mọi cánh cửa. Theo cách nghĩ của tôi, bi-hài, niềm vui cộng được với nỗi buồn là thể loại
cao nhất trong mọi loại hình nghệ thuật.Nước mắt chưa kịp khô, khán giả đã phá
lên cười-còn gì tuyệt hơn!”
Ấy thế nhưng E.Riazanov cũng là người
rất dễ bị tổn thương. Có cảm giác không khó làm ông nổi cáu. Còn nhớ, một lần
cuộc phỏng vấn giữa tôi và ông suýt nữa bị ngưng giữa chừng, khi tôi hỏi ông một
câu có phần xuẩn ngốc: “Liệu vào lúc này
trong đầu ông có những dự định sáng tác nào mới không?”. Ông đổ quạu: “Thế trong đầu bạn có khi nào không hề máy
may xuất hiện một dự định nào đó không?Trong tôi luôn luôn có mà ! Tôi ăn rất
ngon miệng. Uống được! Cũng rất thích dạo chơi với các cô gái đẹp. Còn bạn thì
sao? Sắp bước vào quan tài rồi à? Câu hỏi của bạn xúc phạm tôi đấy nhé !”.
Một cảnh trong phim "Sân ga cho hai người"!
“LUÔN
CHỈ NGHĨ TỚI TIỀN- ĐIỀU NHỤC NHẤT!”
Trong những năm tháng dưới thời Liên
Xô cũ, E.Riazanov dàn dựng hết kiệt tác này tới kiệt tác khác. Bước qua những
năm tháng sau Cải tổ những ý tưởng điện ảnh của ông thực hiện rất chật vật. Chật
vật đến độ vào những năm cuối đời đạo diễn đã hoàn toàn từ bỏ ý định làm phim.
Hoàn cảnh mới ở Nga cũng như trong nền Điện ảnh Nga tựa như làm nhục nhà đạo diễn.
E.Riazanov đau đớn thốt lên: “ Tôi không
thiết tha gì với việc phải tìm nguồn tài chính.
Đó là một công việc không chỉ bẽ bàng mà còn rất phức tạp.Tôi và số đông
đồng bào ở nước ta đều không thể nào hiểu nổi, vì sao một đạo diễn mà phim của
ông ta đã từng đạt kỷ lục về số người xem nay phải tìm tới các ông chủ ngân
hàng, cúi gập người xuống để xin tiền họ? Mà tôi van xin, lạy lục họ để có được
đồng tiền đâu phải cho riêng tôi mà để..làm phim!”.
Cũng phải nói rõ, dưới thời Xô Viết, E.Riazanov làm
phim đâu dễ dàng gì? Ví như, có được quyết định dàn dựng bộ phim “Bài ca kỵ sỹ”
phải được sự gật đầu của vị quan tối thượng trong ngành điện ảnh-đạo diễn Ivan
Pưriev. Bản thân E.Riazanov phải vất vả để thuyết phục các vị quan điện ảnh để
họ đồng ý cho diễn viên hài nổi tiếng Igor Ilinsky được sắm vai danh tướng
Cutuzov; rằng làm như vậy ông không hề làm xấu lịch sử nước Nga mà chỉ thêm
lãng mạn hóa nó.. E.Riazanov thổ lộ: “Người
ta đạp xéo tôi trong bùn lầy, cho xe ủi chèn qua tôi. Với bộ phim “Số phận trớ
trêu” hầu như tất cả các thành viên của Hội đồng trao Giải thưởng Nhà nước đều
nói: “Đất nước đâu cần một bộ phim ngợi ca một gã giám đốc say rượu. Không thể
giới thiệu phim này vào danh sách ứng cử Giải thưởng Nhà nước được!”. Nhưng tới
cuộc bỏ phiếu kín, không hiểu sao mọi người đồng loạt ủng hộ việc trao giải.”
E.Riazanov không bao giờ kết thân với
những người có chức có quyền , tuy ông nhìn rất rõ những lợi lộc nếu ông làm việc
đó.Vốn là một người trung thực, ngay cả đối với chính mình, ông quan niệm rằng
không gì đáng kinh tởm hơn khi ôm hôn một người mà trong lòng mình khinh rẻ. trong
khi đó ông hầu như đặt hết niềm tin vào những con người bình thường.” Nếu một số đông nhân dân muốn đẩy cuộc sống
tiến về phía trước thì điều này thật tuyệt vời, thật là phúc lớn đối với Nhà nước…
Đơn giản là mình không biết hết tên tuổi của những ai gom thành cái số đông kia
thôi.Điều đáng buồn là không một chính khách nào có ý muốn biết tới tên tuổi của
những người trong đám đông đó. Bởi vậy tôi không đặt niềm tin vào bất cứ ai
trong đám chính khách kia.Có một câu chuyện tiếu lâm như thế này. Một anh chàng
người Grudi được kết nạp vào Đảng. Bí thư Đảng hỏi anh ta: “Anh có biết cụ Marx
không?”.”Không!”. “Thế cụ Lenin?”. “Lenin thì anh biết chứ?“. “Không! ”. “Vậy cụ
Elghen?”. “Nghe tôi nói đây, đồng chí Bí thư! Anh có nhóm bạn thân của anh, tôi
có nhóm bạn thân của tôi mà! Thế đấy, tôi có nhóm bạn thân của tôi và những nhà
chính khách thì không thích vào nhóm bạn ấy”.
…“ Âm nhạc cuộc đời” là bộ phim cuối cùng của
E.Riazanov. Không ngạc nhiên khi đạo diễn tự coi đây chính là bộ phim đầu tay của
ông. Trong bộ phim này E.Riazanov đã tự đọc những vần thơ do ông sáng tác. Còn
đảm nhiệm các vai là những diễn viên ông rất yêu quý và đánh giá cao như:
Ludmila Gurshenko, Alisa Freidlik, Oleg Basilasvili, Valentin Graft…
Thơ ca là một phần không thể tách rời khỏi con người
ông. E.Riazanov đã nói rằng ông không bao giờ ghi nhật ký như những người khác,
nhưng ông làm thơ để không quên những gì đáng nhớ. Trong Lời nói đầu cho tuyển
tập thơ “Âm nhạc tâm hồn” của mình, ông
đã viết: “Lời tự thú là điều gì mà mọi loại
hình nghệ thuật không thể nào lẩn mặt. Trong ý nghĩa đó thì thơ ca gần gặn nhất
với sự cảm thụ của mọi người”. Bạn có biết không, có thể vì vậy lời những
bài hát vang lên trong những bộ phim của E.Riazanov đều là thơ do ông sáng tác. Trong bộ phim “Tình yêu công vụ” có câu hát này: “Thiên nhiên không mang
tới thời tiết xấu ”. Còn trong “Sân ga dành cho hai người” có câu này: “ Chúng
ta đang sống mà không say mê điều gì “..
Ở tuổi thanh niên, E.Riazanov mơ ước mình sẽ trở thành
tác giả của những tập sách du ký để khám phá cho bạn đọc thấy những miền đất xa
xôi, những vùng biển biếc, những chuyến đi đầy hấp dẫn và lý thú… Sau khi tốt
nghiệp trung học ông đã nộp đơn thi vào trường trung cấp hàng hải ở Odessa.
Nhưng rồi chiến trang nổ ra, ông không nhận được giấy gọi vào trường.
Sự vô học được E. Riazanov xem một tội đáng sợ nhất:“Xưa kia người ta ăn cắp sách. Và đó là một
trong dạng tội duy nhất trong các tội mà tôi không khinh bỉ hoặc lên án.Còn
trong vòng 15 năm trở lại đây sự vô học gia tăng đến mức không hình dung nổi.Những
kẻ dốt nát này không cần đọc gì, xem gì, sung sướng trong sự dốt nát của mình.
Họ không thèm biết gì hết!”.
Những điều đang diễn ra trong những năm gần đây tại nước
Nga làm ông đau lòng. E.Riazanov đã nhiều lần lên tiếng về điều này: “Bây giờ chúng ta như một dân tộc được tập hợp
lại chỉ duy nhất bằng cái lưỡi. Ngoài ra không còn điều gì khác nữa! Ngày càng
tăng trưởng số lượng những tên phát xít, những kẻ dân tộc chủ nghĩa, những con
điếm, những thằng du thủ du thực…Vẫn có những người thông thái. Nhưng họ bị tan
loãng trong cái số đông lộn lạo, tạp nham kia. Vâng một đám đông thật ghê tởm,
thật đáng sợ. Bạn tìm đâu ra trong lớp trẻ những người sống có mục đích, có lý
tưởng? Đám đông kia như những bày quạ đen với dục vọng không kiềm nén, tăm tối,
đầy thực dục lăn xả tới những nơi nào thấy kiếm ra đồng tiền.Chỉ còn chút xíu
mong mỏi dẫu sao nước Nga cũng cố mà đừng chết chìm trong việc săn đuổi lợi lộc”
Quay về với Điện ảnh E.Riazanov nói gì đây? “ Tôi chưa bao giờ thử công hiệu của ma túy,
nhưng tôi đã đọc quá nhiều về nó. Điện ảnh còn quyến rũ, hấp dụ con người ta
đáng sợ hơn nhiều lần bất cứ loại ma túy nào. Ai đã một lần đặt chân vào lĩnh vực
này, họ không tài nào thoát ra được đâu!"
( Theo báo “ Luận chứng và Sự kiện” Nga )