Phải mất vài chục năm sau, điều bí ẩn
quanh sự biến mất của nhà văn-
phi
công Pháp Antoine de Saint Exupery mới được hé lộ. Ngày 31 tháng Bẩy năm 1944 tại
sân bay Bordo trên đảo Corsik chiếc máy bay trinh sát Pháp mang tên "Lokhit P-38 Laitiin" đã cất cánh. Chuyến bay này có nhiệm vụ chụp ảnh
vùng Alp, giữa Grenobl và Lion. Vào thời gian đã định, chiếc máy bay này không
trở lại sân bay và đã bị coi là một tổn thất của Lực lượng Đồng minh. Sự tổn thất
như vậy trong thời gian Chiến tranh Thế giới 2 là những gì không tính hết .
Nhưng số phận của chiếc máy bay mất tích lần này lại đã thu hút sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu, kể cả phía quân sự lẫn nhiều giới xã hội. Bởi viên phi công lái chiếc máy bay này
là nhà văn Pháp, tác giả của cuốn truyện nổi tiếng “Hoàng Tử bé”.
ĐIỀU BÍ ẨN CUỐI CÙNG CỦA TÁC GIẢ “HOÀNG TỬ BÉ”
TÔ HOÀNG
KHOÁI CẢM ĐƯỢC ĐẨY MỌI VIỆC TỚI CÙNG…
Antoine de Saint Exupery trở thành một
phim công chuyên nghiệp sớm hơn nhiều khi ông trở thành một nhà văn.Thậm chí tiếng
tăm văn học còn có thể giúp ông từ bỏ nghề nghiệp nguy hiểm của một phi
công.Nhưng Saint Exupery không làm điều đó. Giã từ bầu trời, với ông cũng có
nghĩa là giã từ chính mình.
Ông
là người luôn luôn ưa thích đẩy mọi việc đến tận cùng.Sau khi gặp tai nạn máy
bay lần đầu tiên xẩy ra vào năm 1923,người ta đã thải ông khỏi hàng ngũ phi
công quân sự. Nhưng chỉ ba năm sau, ông lại bay vút lên bầu trời với tư cách là
phi công dân sự.
Vào
năm 1932, Antoine de Saint Exupery suýt chết trong một lần thử nghiệm chiếc thủy
phi cơ. Ông chỉ kịp vọt ra khỏi chiếc máy bay đang sắp chìm. Năm 1935 , trong
chuyến bay từ Paris tới Sàigòn, ông bị mất tích giữa sa mạc Lybi. Những người Ả
rập đã tìm thấy ông, cứu ông thoát chết. Năm 1838, ông bị chấn thương nặng
trong một tai nạn máy bay ở Oatemala trong chuyến bay từ New York tới vùng Đất
Lửa.
CHUYẾN CẤT CÁNH THỨ CHÍN
Thế
chiến thứ hai vừa bùng nổ, lập tức Saint Exypery tình nguyện gia nhập quân đội
thường trực. “Antoine,
cậu cũng đã 39 tuổi. Ở nước Pháp có cả ngàn phi công, nhưng chỉ có một mình
Saint Exupery.Đừng mạo hiểm, uổng phí!”.
Bạn hữu can ngăn ông nhưng đều vô ích. Ông trở thành phi công lái máy bay trinh
sát. Nhờ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, ông đã được trao Huân chương Chữ thập của
nước Cộng hòa Pháp.
Sau
thất bại của Pháp trước bọn phát xít Đức, Saint Exupery bỏ sang Mỹ. Ở đây, để
làm yên lòng bạn hữu ông trở về với hoạt động văn chương.
Nhưng
ngay năm 1943, ông lại gia nhập Phong trào “Chiến
đấu vì nước Pháp” và
tham gia vào Lực lượng Không quân Đồng minh với tư cách là phi công lái máy bay
trinh sát.
Trong
thư từ gửi cho bạn hữu, bản thân Saint Exupery đã xác nhận rằng viên phi công
nhiều tuổi nhất trong phi đội của ông kém ông sáu tuổi. Dẫu vậy, ông cương quyết
đòi bằng được quyền cất cánh đi làm nhiệm vụ như các đồng đội khác.
Vào
tháng 5 năm 1944 thiếu tá Antoine de Saint Exupery đã vượt qua quy định chỉ cho
phép bay năm lần thực hiện việc trinh sát; chưa xác định được mục tiêu, ông quyết
định bay thêm ba lần nữa.
Saint Exupery cũng không dễ dàng gì
theo kịp được sự phát triển của các loại máy bay mới. Ông hiểu rõ điều này, đồng
đội của ông cũng ý thức được thử thách ấy. Dẫu vậy, ông cũng xin chỉ huy cho
bay thêm một lần nữa vào ngày 31 tháng 7 năm 1944.
Vào
lúc 8giờ 45 phút máy bay rời khỏi sân bay để không bao giờ còn quay trở về…
CHIẾC VÒNG TAY TRONG TẤM LƯỚI ĐÁNH CÁ.
Vài
chục năm trôi qua sau vụ viên phi công dũng cảm, tài hoa này mất tích, mọi việc
coi như đã an bài. Có ức thuyết cho rằng Saint Exuperi bị một bộ lạc người Hostav
bắt làm tù binh và bị bắn chết. Có người lại báo rằng viên phi công vẫn còn sống,
hiện ở trên một hòn đảo ở Nam Mỹ, trên biển Thái Bình Dương. Ức thuyết thứ ba cho
rằng ông bị trầm uất và tự vẫn.
Hai giả thuyết nhiều xác tín hơn là chiếc
mày bay của ông gặp nạn trên dãy núi Apl, hoặc có thể đã bị máy bay bọn Đức bắn
hạ.Nhưng cả hai giả thuyết này cũng không tìm ra chứng cớ.
Ngày 7 tháng Chín năm 1998 con tầu đánh
cá có tên là « Chân trời » đang thả lưới ở Địa Trung Hải không xa từ
thành phố Marsei. Khi những người đánh cá kéo lên mẻ lưới cuối cùng, họ nhận ra
trong đám rong rêu có vật gì sáng lấp lánh. Thuyền trưởng tàu “Chân trời” Jean Clod Bianko nhận
ra một chiếc vòng tay có ghi dòng chữ «Antoine de Saint Exupery ( Consuelo ) -c/o reynal and
Hichcock Inc-384 ath Ave N.Y. City –USA”.
Consuelo là tên người vợ của nhà văn, những dòng kia là địa chỉ nơi Saint
Exupery sống ở New York.
Vào năm 2000, một người thợ lặn có tên
là Liuk Vanrel loan tin, trong một từ những chuyến lặn sâu xuống đáy biển ông
ta đã nhìn thấy chiếc máy bay trong khu vực tìm thấy chiếc vòng tay kia.
Chính phủ Pháp đã nhanh chóng ra lệnh cấm
mọi cuộc tìm kiếm trong khu vực nêu trên. Đến năm 2003 công cuộc tìm kiếm mới
được cho phép. Một mảnh vỡ của chiếc máy bay được trục vớt lên là một phần buồng
lái của phi công còn in hàng số 2734-L.Kiểm tra thư tịch quân sự đi tới kết luận
rằng đây chính là chiếc máy bay của Lực lượng không quân Mỹ mang số hiệu
42-68223 , có nghĩa là chiến đấu cơ « LokhidP-38 Laitnnin » do Saint
Exupery điều kiển.
Các chuyên viên không tìm thấy bất cứ vật
gì của Saint Exupery còn để lại trong khoang buồng lái. Đã mấy chục năm trôi
qua, kể từ khi nhà văn- phi công cất cánh bay chuyến cuối. Tất cả chỉ còn lại
là chiếc vòng tay.
KẺ BẮN GỤC NHÀ VĂN LẠI LÀ NGƯỜI SỦNG MỘ
ÔNG.
Dần
dà những đám mây mù bao phủ quanh sự mất tích bí ẩn của Saint Exupery cũng đã
tan loãng…
Vào
năm 2008 khi tiếp tục giải đáp bí ẩn cuối cùng, trên cơ sở tài liệu lưu trữ ,
các nhà nghiên cứu đã tạo lập được bản danh sách những phi công Đức đã thực hiện
những phi vụ bay quân sự vào ngày 31 tháng 7 tại khu vực gần với địa điểm chiếc
máy bay của Saint Exupery bị rơi.
Khi các nhà nghiên cứu tìm tới nhà của viên
phi công Đức Horst Ripper, 88 tuổi và chỉ vừa nhắc tới tên Saint Exupery, cựu
chiến binh người Đức này đã thú nhận ngay: “Các
ngài không cần tìm kiếm thêm nữa. Chính tôi là người đã bắn hạ ông ta!”
Theo lời của cựu phi công Ripper kể,
trên chiếc máy bay “ Messermitte-109 » ngày 31 tháng 7 năm 1944 ông ta đã cất
cánh từ sân bay của Đức tại vùng Marsel. Khi bay trên biển ông ta phát hiện ra
một chiếc máy bay mang quốc kỳ Pháp.Và thế là ông ta lao vào tấn công. Viên phi
công Đức này tận mắt thấy chiếc máy bay Pháp trúng đạn, bùng cháy và rơi xuống
biển ra sao.
Nhưng trong các tài liệu lưu trữ của Đức
trường hợp máy bay Pháp bị bắn hạ này không được ghi nhận là một chiến công. Và
cũng không có một dấu tích nào ghi lại chiếc máy bay của Saint Exupery đã bị bắn
hạ, ngoài lời kể của viên phi công Đức Horst Ripper.
Hóa ra là Bộ chỉ huy Đức, qua radio đã
nhận được thông báo của Lực lượng Đồng minh về sự mất tích của nhà văn-phi công
Antoin Saint Exupery và họ quyết định “ỉm” đi. Chỉ riêng viên phi
công Đức Horst Ripper biết là mình đã hạ gục ai.
Đối với Horst Ripper đây là một bi kịch
cá nhân. Bởi lẽ viên phi công này đã biết đến tên tuổi và rất có thiện cảm với
những tác phẩm văn chương của Saint Exupery. “Khi
chúng tôi còn trẻ, cả bọn đều đọc và cảm phục những tac phẩm của ông ta. Nếu
tôi được biết, chiếc máy bay đó do Saint Exupery lái, tôi sẽ không bấm cò súng”. –Ripper thành thực
thú nhận với các nhà nghiên cứu.
Viên phi công Đức này cũng thú nhận, trước
khi đi tới sự thú nhận này, bản thân ông không bao giờ tin rằng mình lại hạ gục
một nhà văn Pháp tiếng tăm như vậy. Nhưng phân tích các hồ sơ lưu trữ đều chứng
minh rằng tại vùng trời, vùng biển ấy, vào ngày 31 tháng 7 năm 1944 chỉ có
riêng chiếc máy bay “Lokhid
P-38 Laitnnin”
bị rơi và người điều khiển chiếc máy bay ấy là Antoin de Saint Exupery.
Dẫu vậy, với những ai vẫn tin vào phép
màu nhiệm thì lời xác nhận của viên phi công Đức Horst Ripper chẳng mảy may có
ý nghĩa gì. Tại vì trong buồng lái của chiêc máy bay nằm đưới đáy sâu của Địa
Trung Hải không ai tìm ra một dấu vết gì của nhà văn. Có nghĩa là ông không chết,
mà đơn giản chỉ là ông đã biến mất.
Nhà văn đã bay đi đâu đó, để rồi một
ngày nào đó sẽ quay về cùng “Hoàng
Tử nhỏ” của mình…
(
Theo tài liệu tiếng Nga
)