Vào những năm cuối đời bà Denyse Simenon hầu như
lê lết từ trại tâm thần này qua trại tâm thần khác. Để trả thù đức ông chồng phản
bội và suy đồi, bà đã kể để nhà báo ghi thành một cuốn sách mang tựa đề “Chú
chim nhỏ trước miệng con mèo già”. Bà Denyse Simenon kể: “Ông ta ngồi giờ này
qua giờ khác trước máy chữ, như một người máy, chỉ dừng tay mỗi khi tớp một hớp
rượu whyski, vì thiếu rượu ông ta không làm việc được. Rời chiếc bàn ra, ông ta
chỉ còn một việc khác – “thể thao tình dục”. Để làm việc, hình như mỗi ngày ông
ta cần quan hệ với 4, 5 người đàn bà khác nhau…” Trong cuốn sách này cũng kể những
lần Simenon nhục mạ và đánh đập bà ta.
Nhà văn Pháp nổi tiếng Georges Simenon sinh ngày
13 tháng hai năm 1903 tại thành phố Liège nước Bỉ. Thuộc gia sản văn chương của
ông có tới 425 đầu sách; nhưng chính sery sách trinh thám về thám tử Maigret đã
mang tới tiếng tăm và vinh quang lớn nhất cho ông. Và tiếng tăm ấy còn phải kể đến
cả những cuộc phiêu lưu tình ái của ông nữa…
Nói tới sáng tác của nhà văn này, không thể
không nói tới viên thanh tra Jules Maigret- một nhân vật đã đi xuyên suốt 75 cuốn
tiểu thuyết và 28 truyện vừa của nhà văn. Maigret sinh năm 1884 tại vùng
Bretani, nước Pháp, trong một gia đình nông dân. Từ một thám tử thường Maigret đã
trở thành người phụ trách một đội chuyên nghiên cứu những trọng tội. Không thể
nào hình dung ra viên thám tử này mà thiếu cái tẩu thuốc trên miệng. Maigret có
cả một bộ sưu tầm những cái tẩu thuốc như thế.
Viên
thanh tra Maigret đã có vợ, nhưng đứa con gái duy nhất của hai vợ chồng đã chết
từ khi còn nhỏ. Sau đó như kể lại trong
truyện “ Sự sinh nớ ở nhà Maigret “ hai vợ chồng nhận một cô bé mồ côi về làm
con nuối và thương yêu, quan tâm đế đứa trẻ như con ruột.
Có
nguyên mẫu của nhân vật Maigret cộng với một phần tiểu sử của chính bản thân
nhà văn. Tuy vậy vẫn có thể coi nhân vật thanh tra Maigret đã ra đời ngoài ý muốn
của nhà văn. Nếu cuộc sống gia đình của Maigret bình thường như bao gia đình
khác, không hề xẩy ra chuyện gì đặc biệt thì cuộc sống của nhà văn-ngược lại, lại
chứa đầy những cuộc cãi cọ, những bi kịch và những lần vạch mặt, chỉ tên nhau
không biết xót xa.
Những tác phẩm của Georges Simenon được dịch qua tiếng Việt.
Người
vợ đầu của nhà báo trẻ, nhà văn mới bắt đầu sự nghiệp Georges Simenon là nữ họa
sỹ Regini Raison. Georrges không thích cái tên này của vợ nên đổi lại là Tizi.
Vài năm sau khi lấy nhau, ông viết về vợ như sau : “ Có thể coi đó là tình yêu
không? Chắc chắn là có chứ ! Nhưng đó chủ yếu là thứ tình yêu về phương diện
tinh thần, dĩ nhiên nhu cầu khác giới cũng sắm vai trò của mình, nhưng sự say
mê và khoái cảm tột độ thì không có”.
Ây
vậy nhưng vợ chồng luôn ở bên nhau, họ có rất nhiều sở thích và bạn bè chung. Thực
ra niềm hoan lạc của hai người cũng nhiều điểm tương đồng. Và không chỉ trong
những trò chơi chung với mọi người. Trong “Hồi ức về những gì thầm kín “ – cuốn
sách cuối cùng và cũng gây nhiều tai tiếng nhất, bản thân ông đã thú nhận : “
Có đền ngàn người đàn bà và thằng Mark- con trai giữa tôi với Tuzi cũng không
thể làm nguội lạnh cơn thèm muốn tình dục trong tôi “. Gia đình ông sống trong
một căn hộ khiêm nhường gồm 2 buồng.Một buồng dành cho vợ chồng ông; buồng kia
là của cậu con trai và chị nhũ mẫu Denyse Ouimet. Hàng đêm nhà văn vào buồng để
chăm nom cậu con trai đồng thời cũng ăn nằm với chị nhũ mẫu ngay trên sàn, cạnh
chiếc nôi con trai đang ngủ. Bà vợ Tizi biết hết mọi chuyện, nhưng lờ đi, bởi
bà biết rõ không bao giờ Simenon thỏa mãn cơn khát dục.
Ít
lâu sau, Simenon chia tay với bà vợ họa sỹ Tizi để cưới chính chị nhũ mẫu
Denyse Ouimet và với cuộc hôn nhân sau ông có thêm một gái tên là Marie Jo và
hai trai John và Pieerre.
Nhưng
cuộc sống gia đình với một người đàn bà mà nhà văn yêu thương tưởng như không
ai sánh nổi, rồi cũng dẫn đến một sự đổ vỡ không chỉ nhiều tai tiếng mà thực chất
còn là một tấn thảm kịch.
Khác
với Tizi, Denyse không thể chấp nhận nổi sự phản trắc thường xuyên của Simenon.
Chưa kể rằng chính vì Denyse mà Simenon đã bội ước với bà vợ đầu. Bà vợ thứ hai
bắt đầu nghiện rượu và đã có những biểu hiện rối loạn tâm thần. Denyse càng chịu
áp lực nặng nề hơn khi Simenon lặp lại thói quen cũ: qua lại với cô nàng hầu có
tên là Teresa. Câu chuyện như được lặp lại, nhà văn cho rằng người ăn kẻ ở
trong nhà hoàn toàn có thể giúp ông chủ giải khuây tình dục. Lại chính Simenon
đã ghi trong hồi ký khi ông nhìn thấy cô hầu gái Teresa đang khom người dọn đẹp
nhà cửa, ông đã tiến tới lật váy cô gái lên. Cô hầu gái không phản đối. Từ đó
ông chủ và cô hầu tiếp tục hưởng khoái lạc với nhau.
Vào
những năm cuối đời bà Denyse Simenon hầu như lê lết từ trại tâm thần này qua trại
tâm thần khác. Để trả thù đức ông chồng phản bội và suy đồi, bà đã kể để nhà
báo ghi thành một cuốn sách mang tựa đề “Chú chim nhỏ trước miệng con mèo già”.
Bà Denyse Simenon kể: “Ông ta ngồi giờ này qua giờ khác trước máy chữ, như một
người máy, chỉ dừng tay mỗi khi tớp một hớp rượu whyski, vì thiếu rượu ông ta
không làm việc được. Rời chiếc bàn ra, ông ta chỉ còn một việc khác – “thể thao
tình dục”. Để làm việc, hình như mỗi ngày ông ta cần quan hệ với 4, 5 người đàn
bà khác nhau…” Trong cuốn sách này cũng kể những lần Simenon nhục mạ và đánh đập
bà ta.
Khi
cuốn sách đến tay Marie Jo- con gái chung của Denyse và Simenon, cô gái hết sức
ngạc nhiên, yêu cầu mẹ phải cải chính, tiếp theo là gom đốt hết số sách đó đi. Nhưng
Denyse Simenon không làm theo ý muốn của cô con gái.Bà giải thích cho cô hay,
Simenon chỉ tỏ ra đứng đắn trước mặt con gái thôi. Còn thực ra… ông ta cũng không
nặng tình cha con máu mủ gì với cô gái đâu..Thậm chí ông ta cũng đã từng ve vuốt,
âu yếm con gái mà Marie Jo vẫn ngộ nhận đó là tình cha con…Như dẫn chứng thêm
cho điều này, khi Marie Jo vừa bước vào tuổi thanh xuân, Simenon đã trao tặng
cô gái một chiếc nhẫn hứa hôn..
Chuyện
chưa có hồi kết. Marie Jo gọi điện cho cha hỏi rằng quan hệ của ông với cô có
phải như bà Denyse nói không, Simenon trả lời không do dự : “ Bố yêu con mà !
“. Đầu máy bên kia lặng ngắt.
Ngày
hôm sau Simenon cùng với người con trai lớn là Mark tìm tới căn hộ của Marie
Jo. Hai người phải phá cửa mới vào được. Marie Jo nằm trên giường người bê bết
máu với khẩu súng lục trong tay. Bên cạnh là tờ giấy Marie Jo kịp ghi mấy dòng
vắn tắt: Hãy thiêu xác cô cùng với chiếc nhẫn Simenon tặng. Còn bản thân
Simenon cũng có một nguyện vọng quái đản: hãy để bình tro hài cốt của cô con
gái trên một chiếc ghế nhỏ đặt cạnh bàn làm việc của ông, để “ ông luôn luôn được
ở bên cạnh con gái “. Năm ấy Marie Jo 25 tuổi…
Hai
năm sau khi trải qua những chuyện nhiều tai tiếng, Simenon bắt đầu ngồi viết cuốn
tự thuật “ Hồi ức về những gì thầm kín” kể về bản thân, về con gái, con trai, về
những bà vợ, những người tình nhân…Trong mỗi chương nhà văn đều ghi dòng chữ
dành cho cô con gái : “ Hẹn ngày mai nhé ! Con gái yêu của ta”.
“
Đã có một lần ba nói với con rằng con người ta sẽ không chết chừng nào người ấy
còn sống trong trái tim của một người khác.Con vẫn sống mãi trong cha, đến mức
cha luôn cảm thấy như đang viết cho con đọc, đang trò chuyện với con; dường như
con vẫn có thể đọc từng trang cha viết ra, nghe được lời cha nói, trả lời cha;
nhìn thẳng vào mắt cha đầy tin cậy và yêu thương” – trong cuốn tự truyện của
mình Simenon bộc bạch với cô con gái.
Bà
Teresa, vốn là cô hầu gái, sau trở thành tình nhân, cuối cùng là người vợ thứ
ba của Simenon. Với người vợ này nhà văn chung sống cho tới lúc nhắm mắt xuôi
tay. Cuộc hợp hôn hoàn toàn không được đăng ký. Vì thế cũng không hề có chuyện
ly hôn.
Theo
bà Teresa,nỗi khát khao tình dục chính là nguyên nhân đẻ ra mọi bi kịch của nhà
văn Georges Simenon.
TÔ HOÀNG
( Theo bản tiếng Nga )