Vào năm 1852, một chàng trai trẻ chưa hề có tiếng
tăm, lấy bút danh bởi mấy chữ đầu của họ và tên là L.N.T đã gửi bản thảo truyện
vừa “Thời thơ ấu” tới tạp chí “Người cùng thời” do nhà thơ Nicolai Nhekrasov phụ
trách. Bản thảo được tiếp nhận rất nồng nhiệt nhưng đi kèm một thông báo sẽ
không chi trả nhuận bút cho người mới viết lần đầu. Lev Tolstoi lúc này đang là
pháo thủ đồn trú ở Kavka. Chàng trai luôn bận công việc trận mạc như chính ông
ghi lại: “Với sự trợ giúp của những khẩu pháo, tôi bận rộn chống trả những tên
xâm phạm biên giới và những kẻ du thủ du thực đủ loại”. Ấy vậy nhưng văn hào
tương lai vẫn thu xếp được thời gian để viết thư cho nhà thơ Nicolai Nhekrasov
kiên nhẫn đòi phải trả “Thời thơ ấu” với cái giá 50 rúp cho một trang tác giả. Lev
Tolstoi mới bước vào nghề rất thích câu nói của nhà văn Anh- Samuel Johson: “Trừ
những thằng ngu xuẩn ra, mọi người đều viết để kiếm tiền”.
Kỷ niệm 190 năm ngày sinh của Văn hào Lev Tolstoi
TỪ “ÔNG THIÊN LÔI” TỚI “MỘT BIỂU HIỆN TÔN GIÁO” LỚN
NHẤT
TÔ HOÀNG
190 năm trước, vào ngày 9 tháng Chín năm 1828,
người con thứ tư đã cất tiếng khóc chào đời trong một gia đình quý tộc. Việc
này đã diễn ra tại điền trang thừa kế của người mẹ chú bé vừa sinh mang tên
Iasnaia Polina. Về nguyên tắc chỉ riêng mấy tiếng Iasnaia Polina đã đủ định vị
một con người, vì trên thế gian không thế có một người khổng lồ nào khác ở
Iasnaia Poliana-ngoài Lev Tolstoi. Những từ quen thuộc ở các cuốn Bách khoa
toàn thư tại nước Nga thường viết: “Lev Tolstoi-nhà văn Nga vĩ đại”; còn trong
các cuốn Bách khoa toàn thư ở nước ngoài người ta viết như thế này: “Leon
Tolstoi- một trong những người lãng mạn nhất của thế giới”. Quả là tầm cỡ của
văn hào này không chỉ khẳng định bởi một cái gật đầu của bất cứ ai mà còn phải
thông qua những sự đánh giá của những diện mạo văn chương lừng lẫy trên thế giới
này.
VẦNG MẶT TRỜI THIÊU ĐỐT TẤT CẢ
Đây,
ví như Vladimir Habokov-con người cao ngạo, vốn thường coi không có ai ở trên đầu
mình, nhưng đã tỏ ra rất kính cẩn mỗi lần nhắc tới tên tuổi Tolstoi. Trong các
bài thuyết trình của mình, Vladimira Nabokov đã tạo nên một kiểu diễn đạt quen
thuộc. Ông kéo hai tấm màn gió trong phòng lại, vặn to lên ngọn đèn lên: “Đó là
Puskin trên bầu trời ngôn ngữ Nga!”. Vặn ngọn đèn sáng hơn: “Đây là Gogol! ”.
Sáng thêm chút nữa: “Chekhov đó! ”. Và khi vặn ngọn cho sáng bừng hết cỡ, Vladimira
Nabokov nói như reo : “Còn đây là Tolstoi! “.
Võ
sỹ quyền Anh- Ernest Hemingway thì diễn đạt ý nghĩ của mình theo những chuẩn mực
khác: “Ban đầu tôi rất có thiện cảm với ngài Turgenev. Với ngài Standal, đã hai
lần tôi dám phủ nhận.. Nhưng không có cách nào buộc tôi phải bước lên võ đài
thách đấu với ngài Tolstoi…”.
Nhận
xét ngay, đó là những lời của những ai chưa một lần giáp mặt với Tolstoi. Ivan
Bunhin là người may mắn được gặp văn hào khi ông còn sống, còn khỏe mạnh. Đây
là những lời nhà văn Nga được trao giải Nobel kể về Tolstoi: “ Ông bước đi rất
nhanh, với vẻ dữ dằn như muốn dọa nạt người khác, với đôi lông mày xám bạc, nom
cũng rất dữ dằn rủ xuống đôi mắt..Tất cả khiến tôi suýt …” Hình như những dòng
nối tiếp của Ivan Bunhin bị cắt bỏ. Tựa như giữa Ivan Bunhin và Tolstoi sắp xẩy
ra kịch chiến...
Cái
cảm giác nghiêng về phía sức mạnh vật chất đã khiến Ivan Bunin bất an, sợ hãi
như thế đối lập hoàn toàn với quan niệm quen thuộc về một ông già thông minh với
chòm râu bạc như cước. Nhưng sự đối lập ấy lại nói lên nhiều điều khác. Lev
Tolstoi luôn luôn làm trái với mọi người, chống lại mọi khuôn phép, luật lệ,
chà đạp lên những quy ước quen thuôc một cách không xót thương, để khẳng định
những gì là của riêng mình.
HÃY ĐƯA TIỀN ĐÂY!
Văn
hào đã may mắn biến văn chương thành một nghề kiếm ra tiền nuôi bản thân và nuôi
vợ con. Đương nhiên các nhà văn khác trước ông cũng kiếm ra tiền. Nhưng chỉ
riêng Tolstoi mới đặt nền tảng vững chắc cho việc kiếm tiền một cách thường
xuyên !
Vào
năm 1852, một chàng trai trẻ chưa hề có tiếng tăm, lấy bút danh bởi mấy chữ đầu
của họ và tên là L.N.T đã gửi bản thảo truyện vừa “Thời thơ ấu” tới tạp chí “Người
cùng thời” do nhà thơ Nicolai Nhekrasov phụ trách. Bản thảo được tiếp nhận rất
nồng nhiệt nhưng đi kèm một thông báo sẽ không chi trả nhuận bút cho người mới
viết lần đầu. Lev Tolstoi lúc này đang là pháo thủ đồn trú ở Kavka. Chàng trai
luôn bận công việc trận mạc như chính ông ghi lại: “Với sự trợ giúp của những
khẩu pháo, tôi bận rộn chống trả những tên xâm phạm biên giới và những kẻ du thủ
du thực đủ loại”. Ấy vậy nhưng văn hào tương lai vẫn thu xếp được thời gian để
viết thư cho nhà thơ Nicolai Nhekrasov kiên nhẫn đòi phải trả “Thời thơ ấu” với
cái giá 50 rúp cho một trang tác giả. Lev Tolstoi mới bước vào nghề rất thích câu
nói của nhà văn Anh- Samuel Johson: “Trừ những thằng ngu xuẩn ra, mọi người đều
viết để kiếm tiền”.
Với
sự kiên nhẫn, trong những năm đầu khởi nghiệp viết của mình, Tolstoi cũng đã đòi
nhà xuất bản phải trả 100 rúp, sau đó tăng lên 250 rúp một trang tác giả; sau
này nữa là nhuận bút tính theo phần trăm doanh số. Hãy làm phép so sánh như
sau: Kình địch của Lev Tolstoi là Feodor Dostoievsky trung bình cũng chỉ nhận được 100 tới 150 rúp
cho 1 trang tác giả. Đến tiểu thuyết “Chiến tranh và Hòa bình” thì giá một
trang tác giả đã lên tới 500 rúp, còn với tiểu thuyết “Phục sinh” con số ấy tới
1000 rúp.
Lev Tolstoi với Feodor Dostoievsky.
ĐÁP TRẢ NẮM ĐẤM BẰNG NẮM ĐẤM
Tác
động lớn lao và kích cỡ khổng lồ của Lev Tolstoi mạnh mẽ tới độ không chỉ các
nhà xuất bản kéo cờ hàng, Tolstoi còn là người đầu tiên biết chiến thắng trong
những hoàn cảnh tưởng như tuyệt vọng, trong sự đối kháng giữa “nhà văn và chính
quyền ”.
Công
ty xuất bản “Người môi giới” ra đời theo gợi ý của Lev Tolstoi, cho xuất bản loạt
sách ít tiền nhắm mục đích khai mở cho số đông người nghèo. Sáng kiến này lập tức
bị theo dõi. Viên quan kiểm duyệt Climent Voronhist phản ứng không úp mở : “Lần đầu tiên trong văn học một tài năng
thiên bẩm như vậy đang được dâng hiến cho bọn người khố rách áo ôm”.Nội dung những
cuốn sách do Công ty xuất bản “ Người môi giới” làm xúc động tận tâm can người
đọc: “Một món ăn tinh thần dành cho số đông dân chúng dưới hình thức nghệ thuật được soi rọi bởi thế giới quan của bá tước
Tolstoi. Đó là những món ăn đã được thanh lọc hết những độc tố”. Chữ “độc tố”
này được hiểu, ví như những trích đoạn từ cuốn tiểu thuyết “Chuyện kể của lão
già ở Zosima “ của Feodor Dostoievsky- một cuốn sách không được nhận phát hành,
rao giảng những điều trái ngược với học thuyết
về những niềm tin của Chính thống giáo. Hay nhà xuất bản cũng sửa chữa rất
nhiều cuốn “Những câu tục ngữ dành cho mỗi ngày “ bởi trong sách “ không tìm thấy
mảy may niềm tin vào thánh thần cùng cây gia hệ của các triều vua”. Tóm lại, để
hoàn thiện xuất bản, yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn khỏi các cuốn sách lời kêu
gọi “Không tin vào sức mạnh của Chúa Trời mà chỉ tin vào Sự Thật”.
Tolstoi
dùng nắm đấm đáp trả những nắm đấm. Ông đã làm điều đó mạnh đến nỗi tất cả mọi
người phải nhận ra bên nào thắng bên nào thua. Đây là những dòng ghi chép trong
nhật ký của Aleksei Suvorin, một nhà nghiên cứu văn học: “Nước Nga của chúng ta
có hai vị Sa Hoàng: Nikolai II và Lev Tolstoi. Ai trong hai người mạnh hơn?
Nikolai II không có thể làm gì được Tolstoi khi nhà văn – không nghi ngờ, đã
rung lắc ngai vàng và đế chế của ông ta. Người ta nguyền rủa Sa Hoàng, rút phép
thông công của ông ta tại nhà thờ. Tolstoi đã lên tiếng, tiếng nói của văn hào
đã phát tán trong các tập bản thảo, trong các trang báo ở nước ngoài. Thử xem
có ai dám động tới Tolstoi không? Toàn thế giới đã gầm lên và chiếc đuôi bộ máy
quyền lực của nước Nga bốc cháy ngùn ngụt”.
Nhưng
điều đó vẫn chưa đủ. Vào cuối cuộc đời của mình Tolstoi còn ngưng hẳn công việc
của một nhà văn để hướng tới những đỉnh cao của những khả năng không thể đạt tới.
Nhà thần học Chính thống giáo Vassili Rozanov đã nói rõ điều này hơn tất cả mọi
người: “Tolstoi, trong tất cả những lầm lạc hoàn toàn hiển nhiên;trong những việc
làm và lời lẽ gay gắt của mình, vẫn là một niềm tin giáo lý khổng lồ, có thể là
một hiện tượng tôn giáo lớn lao nhất trong lịch sử tôn giáo của nước Nga ở thế
kỷ 19”.
( Theo tài liệu tiếng Nga)