Tham gia vào chuỗi hoạt động kỷ niệm 66 năm ngày Truyền thống ngành xuất bản Việt Nam (10/10/1952 – 10/10/2018), Hội Xuất bản Việt Nam – Văn phòng phía Nam tổ chức chương trình “Sách truyền cảm hứng – Thay đổi cuộc đời” tại Đường sách TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6-10-2018 đến 14-10-2018. Trong những ngày này du khách hấy các pano đặt ở lòng Đường sách với những nội dung giới thiệu sơ nét về ngành xuất bản Việt Nam, triển lãm “Câu nói hay truyền cảm hứng, đánh thức sáng tạo” trưng bày những câu nói trích dẫn từ sách…



Ngoài ra, cạnh khu vực triển lãm là các pano tương tác, khách tham quan ghi lại những câu nói chạm đến trái tim, có tác động tích cực đến cuộc sống của chính mình (Ban tổ chức chọn lựa ngẫu nhiên để tặng quà). Chương trình giao lưu bạn đọc với chủ đề những câu nói, cuốn sách truyền cảm hứng, động lực. Trưng bày “Những cuốn sách doanh nhân, bạn trẻ khởi nghiệp cần đọc”.
Chương trình tiếp theo là giao lưu, ra mắt sách, tổ chức talkshow: Làm thế nào ra được một cuốn sách?; ra mắt các cuốn sách: Mekong phù sa phiêu bạt; Bơi ngay đi; Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam; Tôi cần một cái khuôn khác, méo mó cũng được.
Trong thời gian diễn ra hoạt động, khách hàng mua sách tại các gian hàng sẽ được ưu đãi từ 20% – 30%. Với các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu mua cho các dự án tặng sách, thiện nguyện, tài trợ, tặng sách cho các tủ sách công ty, trường học, các vùng sâu, vùng xa… sẽ có mức chiết khấu hấp dẫn hơn, theo từng thể loại.
Khó khăn lớn nhất và cũng là khó khăn đầu tiên là kinh phí hoạt động của Hội. Ngân sách hỗ trợ ban đầu từ Bộ Văn hóa – Thông tin cũng rất hạn hẹp. Nguồn kinh phí chủ yếu từ hội phí của các hội viên. Tuy nhiên, mức hội phí đóng góp theo quy định của Hội khi đó cũng rất thấp 24.000đ/năm đối với hội viên cá nhân, 300.000đ/năm đối với hội viên tập thể dưới 50 người, 500.000đ/năm (từ 100 – 200 người) và cao nhất là 1.000.000đ/năm đối với đơn vị có từ 200 người trở lên. Nguồn kinh phí kể trên không thể đủ trang trải cho các hoạt động của Hội. Chưa kể sau đó Hội phải duy trì hoạt động của cơ quan ngôn luận là tờ Tạp chí Sách và Đời sống, hầu như chỉ phát miễn phí và phải gởi đến tận nơi cho các hội viên và các đơn vị, cá nhân được biếu, tặng. Dù được một số cơ sở in lớn hỗ trợ, các đơn vị tham gia quảng cáo tạo thêm nguồn thu nhưng hàng năm Hội vẫn phải bù lỗ cho Tạp chí hàng chục triệu đồng. Chưa kể việc vận động tham gia viết bài cho Tạp chí cũng hết sức vất vả, nhuận bút cho tác giả cũng chỉ rất tượng trưng.
Trước tình hình đó, Ban kinh tế của Hội đã đề xuất và được Thường vụ, Ban chấp hành chấp thuận thành lập một đơn vị sản xuất – kinh doanh, Công ty In Việt Hưng mang tên một nhà in nổi tiếng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ thời kháng chiến chống Pháp, đặt trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh và có chi nhánh tại Hà Nội. Trong một số năm Công ty In Việt Hưng đã tích cực hoạt động đóng góp một phần kinh phí đáng kể cho Hội.
Khó khăn lớn thứ 2 đó là trụ sở. Ban đầu trụ sở được đặt tại 36 phố Cát Linh (Công ty Cơ khí ngành in), sau chuyển về 136 Hàng Bông do Công ty In Thống Nhất, một hội viên của Hội cho mượn. Sau khi Công ty In Thống Nhất được cổ phần hóa thì văn phòng Hội được tạo điều kiện cho dời về phố Nguyễn Du, nơi trước đó là một số phòng ban của Cục Xuất bản – Báo chí.

CAO NGUYỄN – TUYẾT THANH