Ngày 11-12- 2018, cả nước Nga vấp mặt với ngày
sinh nhật của Aleksandr Solzhenitsyn. Không phải tình cờ chúng tôi dùng hai từ
“vấp mặt” : Nước Nga đang đương đầu với tất cả những vấn đề và những biến cố mà
nhà văn này đã từng tiên đoán. Và một trong những vấn đề, những biến cố đó là sự
bảo vệ dân tộc. Aleksandr Solzhenitsyn đã khẳng định yêu cầu này như một lý tưởng
của nước Nga. Yêu cầu này không mới. Ngay Mikhail Lomonosov và sau đó hầu như tất
cả những bộ óc thông thái nhất của nước Nga đã từng nói tới việc bảo vệ dân tộc.
Nhưng không một ai trước Aleksandr Solzhenitsyn đặt vấn đề đó ra một cách sâu sắc,
triệt để như ông.
Kỷ niệm
lần thứ 100 Sinh nhật của Nhà văn Nga đoạt giải Nobel- Aleksandr Solznhenitsyl:
MỘT CON
ĐƯỜNG GẬP GHỀNH VÀ DÀI LÂU
TÔ HOÀNG
Điều
này đối với nhà văn không phải là một sự tình cờ. Ông đã trải qua mọi thăng trầm,
mọi tấn thảm kịch của Thế kỷ 20. Thái độ của nhà văn với nhân dân, với nỗi đau
của họ được xác lập bởi cái gốc gác nông dân của ông. Và đây cũng trở thành điểm
xuất phát nhiều ảo tưởng, nhiều sự tỉnh thức của ông. Đó là “dòng máu”, là cái
“chất Slavơ”; là sự trăn trở, vật vã để xác định vai trò công xã và cộng đồng
trong số phận của nước Nga.
Bài
học thiết yếu đối với nhà văn tương lai là sự đói nghèo. Gia đình bên nội bên
ngoại của ông đã bị khánh kiệt ví cuộc cách mạng năm 1917 và tiếp sau nó là cuộc
nội chiến. Cuộc chiến tranh ấy, trong sự hiểu biết của nhà văn là một tấn thảm
kịch khủng khiếp và cũng không thể tránh khỏi ập xuống đầu nhân dân. Aleksandr
Solznhenitsyl đã kiên trì cảnh báo về sự nguy hiểm của những nôn nóng chính trị,
của việc xúi dục tầng lớp xã hội này xung đột với tầng lớp xã hội khác; của những
dục vọng muốn làm thay đổi mọi thứ và thay đổi ngay lập tức. Gìn giữ nhà nước
và bảo vệ dân tộc đã trở thành chiếc kiềng ba chân trong mọi tín điều của ông.
V.Putin khi nhắc lại những lần được gặp gỡ nhà văn đã nói rằng “ông đã sửng sốt
biết bao khi nhận ra Aleksandr Solzhenitsyn là một chính khách có tổ chức và
chính kiến”.
KHÔNG PHẢI LÀ PHẦN TỬ VÔ CHÍNH PHỦ.
Nhiều
nhóm tự do đã xếp nhà văn vào hàng ngũ những người vô chính phủ. Cơ sở quan điểm
của họ Solznhenitsyn là một trong số những kẻ tìm kiếm sự thật bị xua đuổi ở
Liên bang Xô Viết. Chính quyền căm thù ông nhưng vì sợ tiếng tăm tầm thế giới của
ông nên tìm tới những cách xử sự cực đoan, mềm yếu. Nhưng, theo một loạt chứng
cứ, chính quyền cũng đã từng âm mưu đầu độc ông. Bản thân nhà văn đã lên tiếng
phản đối khi ai đó coi ông là phần tử vô chính phủ. Ông không chống đối nhà nước
mà là chống đối với sự vênh vẹo những nền tảng Nga của nhà nước; chống đối thói
chuyên chế và bạo lực; chống đối với sự xuyên tạc lịch sử và sự tầm thường hóa
tinh thần ái quốc.
Chính
nhà nước đã biến Solzhenhitsyn thành kẻ vô chính phủ. Thoạt khởi thủy nhà văn
không phải là người đối đầu với chính quyền Xô Viết. Đã có lúc nhà văn gia nhập
đoàn thanh niên cộng sản. Khi cảm nhận ra niềm say mê với công việc viết lách,
trước chiến tranh không bao lâu, thậm chí nhà văn đã có dự định viết ra một cuốn
tiểu thuyết hay và đúng về cách mạng năm 1917. Cuốn tiểu thuyết không được viết
ra và chúng ta không bao giờ được biết, liệu trong những trang sách ấy hình tượng
Lenin, Stalin, Trosky và Djerzinsky sẽ ra sao.
SỰ KHÁM PHÁ CỦA QUẦN ĐẢO GULAG
Cuộc
Chiến tranh Vệ quốc 1941-1945 đã làm quay ngược thái độ đối với hiện thực Xô Viết.
Sự thật của người lính trong chiến tranh khác hẳn sự thật của các tướng lĩnh-
điều này đã làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của nhà văn đối với Stalin và
đối với thứ trật tự của Stalin. Do thiếu thận trọng, nhà văn đã trao đổi sự
hoài nghi của mình trong những lá thư gửi cho một người bạn. Những lá thư viết
bằng bút chì ấy đã rơi vào tay Cơ quan phản gián Nga, Solznhenitsyn bị bắt giam,
ban đầu tại Lubianka, và sau bản luận tội của một Úy ban đặc biệt, nhà văn bị cầm
giữ ở các trại cải tạo với mức án “lưu đầy vĩnh viễn “
Hầu
như mười năm tại GULAG đã trở thành số phận của nhà văn. Chính tại đây
Solznhenitsky đã ý thức được rằng một xứ sở “ đang trên đường tiến tới những thắng
lợi của chủ nghĩa cộng sản” trên thực tế là một bản sao khổng lồ của GULAG. Nhà
văn hiểu ra rằng hàng triệu người dân xứ sở, giống như nhân vật của ông trong
thiên truyện vừa “Một ngày của Ivan Denissovist” đang sống như những người nô lệ.
Truyện vừa này được công bố trên tạp chí “Thế giới mới” với sự cho phép của
Nikita Khrusov vào tháng 12 năm 1962 là sự kiện được “bạch hóa” trong phạm vi cả
nước. Đó là lần đầu tiên (rất lâu trước Gorbachov) đã xuất hiện ý tưởng tiến
hành một sự “công khai “ từ thượng tầng xã hội.
THỨC TỈNH
Những
nỗ lực của Solznhenitsyn nói cho nhân dân sự thật họ đang sống ở một đất nước
như thế nào gặp sự chống đối quyết liệt của chính quyền. “Lòng thương hại” của
Nikita Khurusov đối với nhà văn chỉ tồn tại được đúng một năm. Vào đầu năm 1963
trên thực tế người ta đã cấm in ấn những gì do Solzhenitsyn viết ra. Qua thời
Brgienev mọi điều còn tồi tệ hơn; kho tư liệu lưu trữ của nhà văn bị niêm
phong. Nhưng tác giả bị thất sủng này vẫn còn được quyền phát biểu- với một cử
tọa hạn chế, trước hết là trong nhóm những nhà khoa học, tại đây chen chúc nhau
là bộ phận còn lại của những phần tử tự do. Tại các trường đại học nhà văn đọc
trích đoạn từ “Tòa nhà chết người”, “Trong nhóm đầu”. Tháng năm qua đi, ông âm
thầm viết công trình chính của đời mình- “Quần đảo GULAG”. Hiểu rằng tác phẩm
không thể được in trong nước (một trong những tập bản thảo đã bị Cơ quan An
ninh Nhà nước KGB thu giữ) Solznhenitsyn đã đồng ý để sách được ra mắt ở
Paris.Điều này làm dấy lên cơn thịnh nộ tại ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Liên Xô. Tình thế càng thêm nóng bỏng, gay gắt hơn khi nhà văn viết “Lá thư
gửi các vị lãnh đạo Liên Bang Xô Viết” trong đó Solznhenitsyn công khai tuyên bố
ông không chấp nhận lý tưởng cộng sản và tiên đoán về con đường cụt mà Liên
Bang Xô Viết đang bước theo. Bức thư đã lọt ra ngoài. Tại nước Nga Xô Viết bắt
đầu một chiến dịch trấn áp dữ dội nhà văn. Vào tháng Hai năm 1974,
Solznhenitsyn bị kết tội phản quốc, bị tước quyền công dân và xua đuổi ra nước
ngoài.
MỘT CUỘC ĐỜI KHÁC.
Thái
độ xử sự đối với nhà văn chỉ thay đổi dưới thời Mikhail Gorbachov. Từ buổi đầu
của tiến trình Công khai và Cải tổ, với sự “bạch hóa” mọi tư liệu lưu trữ, tất
cả đều trở nên sáng tỏ hơn nhà văn đã có tầm nhìn thấu đáo ra sao khi phản đối
chủ nghĩa cộng sản như con đường phát triển của nước Nga. Được công bố trên tạp
chí “Thế giới Mới” vào năm 1989, những
chương của tiểu thuyết “Quần đảo GULAG ” đáp lại xu hướng đòi hỏi dân chủ trong
xã hội Nga-Xô Viết lúc đó như bước xuất phát tin cậy cho việc phê phán hệ thống
Xô Viết. Vào năm 1990 Solzhenitsyn được khôi phục quyền công dân và chỉ 4 năm
sau, dưới thời L.Brezenev, nhà văn đã rời nước Mỹ trở lại quê hương. Bay tới
Magadan, ông đáp tầu hỏa tới Moskva, xuyên qua nước Nga.
Một
cuộc đời khác đã bắt đầu. Chính quyền của một nước Nga mới, dân chủ lẽ đương
nhiên phải hàm ơn nhà văn. Còn đối với Solznhenitsyn cánh cửa của các nhà xuất
bản, các diễn đàn, của màn ảnh vô tuyến truyền hình mở tung đón chào ông. B.Elsin,
lúc này đã ngồi vào chiếc ghế Tổng thống có vẻ bối rối trước cuộc gặp mặt với “con
cá kình” này. “Tôi sẽ nói với ông ta chuyện gì nhỉ?”- B.Elsin âu lo.
Và
đối với Solzhenitsyn sự chìm xuồng bộ máy cải tổ xứ sở của thủ tướng Gaida quả
là một điều cũng không đơn giản.Khi nhà văn còn sống ở nước ngoài, ông nhìn nhận
nước Nga rối loạn tựa như một nhà tiên tri. Người ta ví ông với Radisev,
Gersen, Tsernuisevsky. Người ta nhắc lại bài báo nổi tiếng của văn hào Lev
Tolstoi “Tôi không thể im lặng”. Nhưng bây giờ khi đã trở về quê hương nhà văn
tán dương những giá trị của thế giới làng xã, của cộng đồng nông dân, của con
đường Nga không giống ai. Thế là ở nhiều người ái mộ, sùng phục ông bỗng nổi
lên niềm hoài nghi. Những bài phát biểu trước công chúng của ông trên truyền
hình với những lời lẽ nặng tính chất giáo huấn về việc phục hưng nước Nga khiến
cho nhiều người bực bội. Phát sóng được 12 buổi thì chương trình này ngưng lại.
Cuộc
tranh cãi quanh di sản của Aleksandr Solzhenitsyn đã và sẽ tiếp tục. Cũng như sẽ
tiếp tục cuộc tìm kiềm- mà hiện tại chưa có kết quả- con đường phát triển của
nước Nga và việc bảo vệ dân tộc Nga. Hôm nay những cuốn sách của nhà văn có thể
mua ở bất cứ cửa hàng sách nào. Nhiều bộ phim đã được dàn dựng theo những tác
phẩm ấy. Văn chương của ông được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc trung học
về văn học và lịch sử. Đại lộ mang tên Đường Cộng sản Lớn ở Moskva xưa kia nay
mang tên Aleksandr Solzhenitsyn. Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của
ông, Tổng thống V.Putin nhất định sẽ lên tiếng. Sẽ có những lễ tưởng niệm, những
buổi hòa nhạc. Và những gì liên quan giữa ý định của ông dành cho nước Nga
trong tương lai- bằng một ngòi bút trung thực, bằng sự trăn trở, vật lộn không
ngừng trong việc tìm kiếm sự thật-không nghi ngờ gì-sẽ chiếm một vị trí trang
trọng trong lịch sử nước Nga.
Hiển
nhiên, trong một xứ sở mênh mông và phức tạp như nước Nga của chúng ta không thể
chỉ có một sự thật. Và mừng sao, chúng ta có được sự thật của Solzhenitsyn.
Di
sản chính yếu của Solzhenitsyn, mà ông hấp thụ được từ lời kêu gọi “ Không thể
sống trong sự lừa gạt ” của đại văn hào Lev Tolstoi sẽ mãi mãi còn mang giá trị
cấp bách, nóng hổi.
( Theo
báo Nga ” Nhân chứng và Sự kiện” 11/2018 )