Khi nước Nga của Gorbachov bày tỏ công khai buông rơi
các nước XHCN cũ ở Đông Âu, tức thị con đường vươn lên nắm quyền lực của Walensa
đã được khai thông. Thêm vào đó một số lãnh đạo của Đảng Cộng sản Ba Lan đã bắt
tay với thủ lĩnh của công đoàn “Đoàn kết”, điều này dẫn tới sự sụp đổ của nước
Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Vào năm 1990, thu được ba phần tư phiếu bầu, Lech Walensa
trở thành Tổng thống của nước Ba Lan sau chế độ cộng sản.
Góc khuất
lịch sử nhân loại
NGƯỜI
HÙNG BA LAN MỘT THUỞ CÓ CÔNG TRẠNG GÌ?
“Tôi, Lech Walesa, đứa con ngoái giá thú của ông
Boleslav và bà Fekiksa, sinh tháng Chín, năm 1943, xin cam đoan giữ kín nội
dung những cuộc trò chuyện giữa tôi với các nhân viên cơ quan an ninh. Cũng như
thế, tôi xin cam đoan cộng tác dài lâu với cơ quan an ninh trong công việc vạch
trần các âm mưu. Tôi sẽ chuyển mọi tin tức thâu gom được dưới hình thức thư từ
và đấu tranh với các loại kẻ thù của nước Cộng Hòa Nhân dân Ba Lan. Tôi sẽ giữ
tuyệt mật mối cộng tác này, ngay cả đối với những người thân trong gia đình. Những
tin tức của tôi sẽ được ký với bút danh “Bolek”.
TỜ GIẤY
BIÊN NHẬN TRONG HỒ SƠ LƯU TRỮ CỦA MỘT VIÊN TƯỚNG
Tờ biên nhận trên tìm thấy trong hồ sơ lưu trữ của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ nước Cộng Hòa Nhân dân Ba Lan, tướng Cheslav Kisak vào năm 2016 đã
khiến cả nước Ba Lan chấn động. Lech Walensa – càng trở nên một nhân vật “lạ”
mà nếu thiếu vắng ông ta quả là không thể xẩy ra sự kiện “ các lực lượng dân chủ
dựa trên sức mạnh của quần chúng đã lật nhào chế độ thân Nga-Xô Viết tại Ba Lan
“- như vài chục năm nay người ta vẫn nghĩ như vậy.
Đối với những phần tử tự do Ba Lan, Walensa có gì còn
quan trọng, lớn lao hơn Viện sỹ Sakharov đối với nhiều người Nga. Và quanh hình
tượng sáng tươi của “người chiến sỹ đấu tranh cho dân chủ” này, ngoài tờ biên
nhận kia còn phát hiện ra rất nhiều tài liệu khác từ hồ sơ lưu trữ của Ông Cựu
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: các báo cáo của điệp viên Bolek, thẻ căn cước của các giám
hộ viên, thậm chí cả biên lai nhận tiền vì các công vụ đã và sẽ thực hiện.
Thực ra những tin đồn đoán về quá khứ đen tối của
Walensa đã đến tai mọi người ngay từ những năm 1990. Nhưng nhân vật này phủ nhận,
coi đó là đòn tấn công của các lực lượng thù địch. Bản thân Lech Walensa cũng
đã thắng cuộc trong một số vụ kiện cáo các tin tức vạch trần quá khứ của ông
ta.
Những hồ sơ trong công văn lưu trữ của ông Cựu Bộ trưởng
Bộ Nội vụ không quật đổ được Walensa. Nhân vật này lên tiếng khẳng định ông ta
có ký kết một số giao ước, nhưng không nhận tiền và cũng chưa từng cung cấp tin
tức cho ai.
Thế là tại Ba Lan, những “sự lạ” quanh tên tuổi Lech
Walensa không được khai thác thêm nữa. Có lẽ vì người ta tôn trọng tuổi tác của
ông ta. Mà cũng có thể người ta ngại Walensa sẽ tìm được những tài liệu phản
kích lại.
PHẦN TỬ CÔNG NHÂN QUÝ TỘC
Lech Walensa sinh ngày 29 tháng 9 năm 1943, giữa thời
điểm nóng của cuộc chiến tranh, khi Ba Lan đang bị bọn Đức Quốc xã chiếm đóng.
Người cha của Walensa bị bọn phát xít xung vào đội quân lao động bắt buộc. Ông
ta được về nhà sau khi chiến tranh kết thúc và chẳng bao lâu sau qua đời vì bệnh
tật do chịu một chế độ làm việc quá hà khắc, nặng nề.
Sau khi tốt nghiệp hệ phổ thông và trường trung cấp kỹ
thuật, chàng thanh niên Walensa trở thành thợ sửa chữa ô tô và tới năm 1967 thì
chuyển qua làm thợ điện tại cơ sở đóng tầu ở thành phố Gdansk. Âu tầu này được
thiết lập sau chiến tranh trên cơ sở của hai âu tàu đã bị quân Đức phá hủy. Vào
năm 1948, cơ sở đóng tầu Gdansk đã cho hạ thủy con tầu đầu tiên.
Gdansk nhận được đơn đặt hàng từ nhiều nước, trong số
đó có nước Nga-Xô Viết. Chính vì thế tập thể công nhân, kỹ sư ở Gdansk được xem
như một tầng lớp “thượng lưu” của giái cấp công nhân Ba Lan. Nhà nước Cộng Hòa
Nhân dân Ba Lan cũng gắng sức tạo những điều kiện tốt nhất cho cơ sở đóng tầu
này.
Nhưng kinh nghiệm từ nước Nga-Xô Viết đã cho thấy,
chính tầng lớp công nhân “thượng lưu” thường đi đầu trong những cuộc chống đối
xã hội mỗi khi xẩy ra khủng hoảng. Điều này trên nước Nga Xô Viết đã từng xẩy
ra với công nhân mỏ, và tại Ba Lan là công nhân đóng tầu biển.
CHO PHÉP NGƯỜI BA LAN HƠN CẢ NGƯỜI NGA.
Quan niệm quen thuộc cho rằng Nga Xô Viết-một cường quốc
cầm đầu phe XHCN vì muốn biến các nước khác trong phe thành những “thuộc hạ“
vâng lời- nên không bao giờ cho các thành viên đi chệch khỏi đường hướng mình
đã bày vẽ. Trong thực tế ở nhiều trường hợp, điều này không phải lúc nào cũng
đúng. Ví như, thủ lĩnh Rumania là Nicolae Ceausescu đã từ chối không tham gia
vào việc trấn áp “Mùa xuân Praha” như mong muốn của Nga-Xô Viết. Rumania lên tiếng
phản đối việc Nga Xô Viết đưa quân vào Apganistan. Hoặc Rumania cũng tẩy chay
Thế vận hội mùa hè năm 1984 tại Los Anjeles trái ý Nga. Ấy vậy nước Nga-Xô Viết
vẫn làm ngơ và giữ thái độ bình thường với Ceausecu.
Ba Lan cũng được Nga - Xô Viết “buông lỏng” nhiều điều
khác nữa. Ví như sự phê phán chính quyền, sự đả kích các công dân Nga-Xô Viết sống
tại Ba Lan thường tồn tại trên thông tấn, báo chí Ba Lan.Trên mặt trận kinh tế,
Nga-Xô Viết cũng lờ đi nhiều kiểu làm ăn tại Ba Lan trái với ở nước Nga-Xô Viết.
Lại ví như, một người đứng đầu nước Cộng Hòa Nhân dân
Ba Lan một thuở mà ngày nay người ta hầu như đã quên tên tuổi là ông Elvard
Gerech đã từng vay nợ phương Tây để phát triển kinh tế xứ sở mà không ngán
Moskva chỉ trích.
Còn nữa, là nguồn vay nợ ấy không biết bao giờ thì trả.
Thành thử tuyệt nhiên không phải đường lối kinh tế do chính phủ Ba Lan điều
hành sinh ra sự khủng hoảng và những phản ứng xã hội của tầng lớp công nhân.
Những hành động chống đối tự phát tạo ra những diễn
đàn mới, những “thủ lĩnh đường phố” mới mà một trong số họ có anh thợ điện Lech
Walesa.
ĐỨNG ĐẦU CÔNG ĐOÀN “ĐOÀN KẾT”
Đã từng và còn mãi những năm sau này một câu hỏi vẫn tồn
tại: Bằng cách nào chàng trai thợ điện kia biết tập hợp được những người hoạt động
giàu kinh nghiệm và có ảnh hưởng của phong trào tự do để trở thành người đứng đầu
tổ chức công đoàn “Đoàn kết”, để tạo ra tại Ba Lan một thế lực chống đối vào đầu
những năm 1980? Liệu có một bàn tay bí mật nào trợ giúp điệp viên Bolek không
đây?
Mặc cho hoàn cảnh chính trị ở Ba Lan ngày càng trở nên
gay gắt. Đặc biệt sau khi Carol Voityl là người Ba Lan lên nắm chức Giáo hoàng
Tòa thánh La Mã, Moskva vẫn buộc phải nhắm mắt làm ngơ cuộc khủng hoảng đang diễn
ra ở Ba Lan. Vào thời điểm này Leonid Brezenev đang bận tối tăm mắt mũi vì những
gì liên quan tới cuộc chiến tranh ở Afganhistan.
Nhưng việc công đoàn “Đoàn kết” được hợp pháp hóa cũng
không hề làm tình thế ở Ba Lan dịu bớt đi. Đôi cánh cấp tiến của công đoàn “Đoàn
kết” trở nên đối lập mạnh mẽ với chính phủ cộng sản tại Ba Lan. Valensa không ủng
hộ cánh tả khi cho rằng con đường tiến tới việc chiếm lĩnh quyền lực sẽ bị bẻ gẫy
bằng những cuộc thương thảo.
Ông ta đứng ra thành lập đảng của mình và không để cho
guồng quay của sự kiện ngừng lại.
Bây giờ dễ dàng chấp nhận rằng công đoàn “Đoàn kết” đã
hành động vì lợi lộc của xã hội Ba Lan. Nhưng quay lại những ngày tháng xa xưa ấy,
không ai có thể bỏ qua thực tế này: những cuộc tổng bãi công diễn ra liên tiếp
do những kẻ cộng tác của Valensa cầm đầu không hề vực dậy nổi nền kinh tế Ba Lan
đang dần lút chìm xuống tận đáy. Thấy ngay rằng, Lech Valensa và những người cầm
đầu công đoàn “Đoàn kết” đã đặt cho mình cái đích rõ ràng là có ý “bóp cổ”
chính quyền đương nhiệm Ba Lan thuở đó.
CON ĐƯỜNG LEO LÊN CHIẾC GHẾ TỔNG THỐNG.
Vào năm 1981 Moskva đã thực sự vập đầu vào tường khi
tuyên bố sẽ can thiệp vào việc giải quyết những vấn đề đang nẩy sinh ở Ba Lan.
Vào thời điểm đó viên tướng Ba Lan Voichek Iarujensky tuyên bố Ba Lan ở vào “tình
trạng thời chiến” và ra lệnh bắt giữ những người cầm đầu công đoàn “Đoàn kết”,
trong số đó có Lech Walensa. Những cuộc rối loạn xẩy ra ở các thành phố, các đô
thị do các phần tử tự do khuấy động đều bị trấn áp. Những cuộc đình công, ít
nhiều vì mục đích kinh tế, bị giảm thiểu.
Nhưng tướng Iarujensky cũng không kiên trì áp dụng những
biện pháp mạnh. Và đến tháng 12 năm 1982 Welensa được tự do. Bước qua năm 1983
thủ lĩnh công đoàn “Đoàn kết” được trao giải Nobel. Điều này càng như chứng tỏ
với thiên hạ các lực lượng phương Tây đã làm hậu thuẫn cho ông ta.
Tại Nga, việc Gorbachov lên nắm chính quyền đã tạo ra
sự thay đổi tình thế có lợi cho Lech Walensa. Thủ lĩnh công đoàn “Đoàn kết” lớn
tiếng ủng hộ công cuộc Perestroika ở Nga.
Vậy là đã rõ, khi nước Nga của Gorbachov bày tỏ công
khai buông rơi các nước XHCN cũ ở Đông Âu, tức thị con đường vươn lên nắm quyền
lực của Walensa đã được khai thông. Thêm vào đó một số lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Ba Lan đã bắt tay với thủ lĩnh của công đoàn “Đoàn kết”, điều này dẫn tới sự sụp
đổ của nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan.
Vào năm 1990, thu được ba phần tư phiếu bàu, Lech Walensa
trở thành Tổng thống của nước Ba Lan sau chế độ cộng sản.
KHÔNG BỀN LÂU!
Nhưng rồi, những người “cùng chung chí hướng” hôm qua
mau chóng phân rã. Công đoàn “Đoàn kết” như một chỉnh thể duy nhất mau chóng
phân ra hàng chục chính đảng gầm ghè, tranh giành ảnh hưởng với nhau.
Và uy tín của Valensa tụt thấp chưa từng thấy!
Tuy “liều pháp sốc” ở Ba Lan mềm hơn ở nước Nga, sự thức
tỉnh của người dân vẫn là điều rành rõ. Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn được đổ
lên đâu “tên lừa bịp” Walensa. Và kết quả là, trong cuộc bầu cử vào năm 1995, Walensa
chịu thất bại trước đối thủ Aleksandr Kvasnhevski.
Vào năm 2000 Lech Walensa lại một lần nữa ra tranh cử
chiếc ghế Tổng thống. Nhưng ông ta chỉ nhận được 1, 4 % phiếu bàu. “Kẻ lật đổ”
hóa ra là người không biết dựng xây!
Cũng vào đầu những năm 2000 Walensa đe dọa sẽ thành lập
một đảng mới với lời tuyên bố: “Những người ngày trước đã đấu tranh vì độc lập
của một nước Ba Lan mới không thể nào mãn nguyện với những gì đang diễn ra trên
quê hương họ hiện nay. Chúng ta đã chiến đấu không phải nhắm xác lập nên những
mẫu người như đang điều hàng xứ sở”.
Đến đây, chắc bạn đọc vẫn chưa quên cơ sở đóng tầu tại
Gdansk- nơi mọi sự bát đầu. Sự tan rã của hệ thống XHCN và của Liên Xô cũ đã dẫn
tới việc cơ sở này mất rất nhiều hợp đồng làm ăn. Người ta thay đổi các nhóm điều
hành, nhưng Gdansk vẫn không tránh khỏi tình trạng phá sản. Công nhân đóng tầu
lại nổi lên biểu tình, mít tinh, nhưng hôm nay những lời thở than, yêu sách của
họ khó lòng lọt vào tai ai. Tại Ba Lan bây giờ người ta nói rằng cơ sở đóng tầu
ở Gdansk đã đóng cửa, dẫu vậy xin đừng quên nơi đây đã châm ngòi cho “cuộc đấu
tranh vì dân chủ”.
Nhưng “cuộc đấu tranh vì dân chủ” ấy trên thực tế có
thật hay không? Hay đã từng có những bàn tay bí mật nào đó nấp sau cánh gà điều
khiển “con rối“ Lech Valensa, tức điệp viên Bolek đạt tới những mục tiên chính
trị đã định trước ? Câu hỏi này, đến tận
hôm nay vẫn còn treo lơ lửng trước những người Ba Lan có lương tri, lương tâm.
PHAN HÒE
(Theo báo Nga “Luận chứng và Sự kiện”)