Dưới thời trị vì của ông Tito, nền kinh tế của Nam Tư cũ được xem là tốt nhất trong “khối xã hội chủ nghĩa”. Những cặp vợ chồng trẻ được nhà nước cấp căn hộ không phải trả tiền. Tháng tháng đồng lương ổn định. Mọi thứ đều tự do, thoải mái. Phim sex, phim kinh dị của Holywood được chiếu ở các rạp. Có cả bãi biển tắm nude. Không cần visa cũng có thể sang Pháp, sang Ý.


ĐỒNG CHÍ TITO ƠI, HÃU CỨU LẤY CHÚNG TÔI!  

Iosif Titô –Tổng thống của nước Cộng Hòa Liên Bang Nam Tư xưa kia mãi là một tên tuổi kỳ lạ, cần phải được chiếu rọi trong Thế kỷ 20. Là “người hùng” của cuộc kháng chiến chống phát xít Đức, được Stalin tín nhiệm và đã có thời coi như người sẽ kế nhiệm mình lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế. Nhưng sau đó lại bị chính Stalin trừng phạt vì lý do “đưa Nam Tư đi chệnh quỹ đạo XHCN”. Quả là Tito đã gắng gỏi tìm cách lèo lái Nam Tư theo con đường kinh tế thương trường, nghiêng về khối trung lập. Thế rồi đầu những năm 1980, các “Ông Kễnhphương Tây lại tìm cách sâu sé Nam Tư…

Câu nói “Chưa lúc nào chúng tôi được sống khá giả như dưới thời Tito cầm quyền!”, bạn có thể nghe thấy bất cứ lúc nào, ở đâu trên lãnh thổ Cộng Hòa Liên Bang Nam Tư xưa kia. Nhà lãnh đạo xứ sở này từ năm 1945 đến năm 1980 gốc gác là dân Horvat, nhưng cho đến tận bây giờ ông vẫn được người dân thuộc mọi sắc tộc, mọi tôn giáo trên lãnh địa Nam Tư cũ yêu mến kính trọng. Hôm nay, ở khắp mọi nơi khách du lịch dễ dàng bắt gặp những chàng trai, cô gái bản xứ mang những chiếc áo phông trên ngực đề dòng chữ : “Đồng chí Tito ơi, Hãy trở về với chúng tôi! Người Hồi giáo, người Serbi, người Horvat đều tin yêu đồng chí!”. “Đồng chí Tito ơi, đồng chí đã cho chúng tôi nhiều thứ, còn bây giờ chúng vơ vét của chúng tôi tất cả rồi!. Cách đây không lâu, ở Bosnhia (tại đây diễn ra lễ  kỷ niệm 20 năm cuộc nội chiến giữa các sắc tộc thuộc Liên bang Nam Tư cũ khiến hơn 200 ngàn người vô tội thiệt mạng) đã diễn ra một cuộc trưng cầu xã hội với câu hỏi hãy chọn ra một người xứng đáng làm tổng thống. Kết quả thật không ngờ: Hơn 60% người được thăm thú đã trả lời rằng, nếu Tito còn sống họ sẽ dồn phiếu cho ông này (!). Thậm chí đám thanh thiếu niên sinh sau ngày Nam Tư cũ tan rã đã nói: “Chúng tôi yêu kính ông Tito, những người khác là đồ bỏ!”. Còn ở nước Cộng hòa Bosnia, thậm chí trong tỉnh Cosovo-nơi người gốc Albani chiếm số đông, dân chúng cũng khẳng định như đinh đóng cột: Hãy “điềungay đồng chí Tito về đây! Ngoài ra không mặt mũi nào đáng chọn hết!.

“Bây giờ các nước cộng hòa thuộc Liên Bang Nam Tư cũ cuộc sống đã cải thiện hơn- Aleks Vadisevist- bình luận viên chính trị của một tờ báo nói- Nhưng nếu so sánh với sự phát triên kinh tế của các nước Phương Tây thì khoảng cách giữa chúng tôi và họ là từ trái đất tới mặt trăng. Dưới thời trị vì của ông Tito, nền kinh tế của Nam Tư cũ được xem là tốt nhất trong “khối xã hội chủ nghĩa”. Những cặp vợ chồng trẻ được nhà nước cấp căn hộ không phải trả tiền. Tháng tháng đồng lương ổn định. Mọi thứ đều tự do, thoải mái. Phim sex, phim kinh dị của Holywood được chiếu ở các rạp. Có cả bãi biển tắm nude. Không cần visa cũng có thể sang Pháp, sang Ý. Cửa hiệu tư nhân mở ở khắp nơi. Chỉ có những xí nghiệp lớn thuộc quyền sở hửu của nhà nước thôi…Thế rồi lộn nhào cả!.

Một thương gia ở thành phố Mostar (người đã tìm cách mua cho được bức chân dung Tito có ghi dòng chữ “Dù giá rét, chúng tôi cũng muốn ở bên cạnh đồng chí Tito”) đã nói: “Ông ta giản dị như tôi và bạn: thích hút thuốc, thích gái đẹp, lấy vợ cả thẩy 5 lần, còn luyến ái ngoài luồng thì không tính xuể. Bà vợ sau cùng bị Tito giam lỏng tại gia. Tin đồn thổi vì bà ta dính líu vào một vụ mưu toan chính biến. Nhưng thực ra là ông ta  ghen với bà vợ trẻ này thôi… Hiện nay các chính khách xứ sở chúng tôi gắng gỏi theo gương các ông người Mỹ: Nụ cười thường trực nơi của miệng, ăn vận sang trọng, đầu tóc mượt mà nhưng não trạng thì rất nhiều tham vọng và thủ đoạn”.
Một người thợ nói: “Đồng chí Tito là người cùng máu thịt với chúng tôi. Đồng chí ấy xuất thân từ người lao động, đã từng làm thợ tại nước Nga. Nhờ đồng chí ấy, Liên Bang Nam Tư trở nên giàu có và mạnh mẽ. Bây giờ xứ sở như một đống thịt thiu, đủ thứ bạc nhạc, bèo nhèo đã lên mùi!.

Mỗi một người dân Ở Bosnia hay Hersegovina  nếu nhận ra khách du lịch đến từ nước Nga, họ đều có câu chuyện từa tựa nhau: “Trong Thế chiến I, đồng chí Tito đã tham gia chiến đấu tại mặt trận Áo- Hung; bị bắt làm tù binh; bị lưu đầy ở Siberi; ở đấy đồng chí ấy lấy một cô gái Nga làm vợ. Tito hết lòng yêu nước Nga. Từ Nga trở về đồng chí ấy làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nam Tư. Người Nam Tư chúng tôi cố gắng tìm hiểu xem đã có chuyện gì xẩy ra giữa Tito và Stalin. Chỉ biết mối xung đột ấy làm xấu đi quan hệ giữa Liên bang Nam Tư và nước Nga.”  

Cũng đã một phần tư thế kỷ kể từ ngày nước Nam Tư xưa chia sẻ thành mấy nước cộng hòa nhỏ bé. Ông Tito ở mấy nước cộng hòa ấy bây giờ được kính yêu, cầu mong, bái vng hệt như Đức chúa Trời. Nói thẳng ra, người dân Nam Tư xưa cũ nuối tiếc một thuở sung túc, dễ thở, ổn định hơn dưới thời của cựu Tổng thống Tito. Còn vì sao liên bang ấy trở nên chia cắt, tan hoang, hàng trăm triệu người phải bỏ mạng- câu hỏi này cả người Hồi giáo, người Serbi, người Horvat, người Albani không dễ dàng gì giải đáp nổi…

TÔ HOÀNG
(Theo báo Nga