Chủ nhật, ngày 29 tháng 9, nhiều tờ báo Nga nhắc bạn đọc nhớ rằng đó là sinh nhật lần thứ 115 của Nhà văn- Chiến sỹ Nikolai Ostrovsky, tác giả của cuốn tiểu thuyết giàu sức cuốn hút và nỗi ám ảnh một thời - “Thép đã tôi thế đấy”...


NIKOLAI OSTROVSKY  VÀ TIỂU THUYẾT “THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤY"

115 năm trước, vào năm 1904, tại làng Vilia thuộc trấn Volưnsky, một viên chức nhỏ ngành kế toán với bà vợ hai của ông sinh ra một cậu bé đặt tên là Nicolai, mang họ Ostrovsky. Không ai nghĩ rằng, hơn hai thập niên sau, nhà văn Pháp nổi tiếng Andrei Gide (Giải Nobel 1947) coi chàng trai ấy là Chúa Giesu và cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” chính là cuốn Kinh Thánh của thời kỳ sục sôi các cuộc chiến tranh và cách mạng.

Thì cứ thừa nhận rằng, tên tuổi của Nikolai Ostrovsky đến kỷ nguyên này ít còn ai nhắc tới. Ai không tin, xin cứ  làm một cuộc thực nghiệm. Hãy tìm con tem cũ có hình Nikolai Ostrovsky được Bưu chính Xô Viết phát hành vào năm 1964, trong seri tem về các nhà văn Nga-Xô Viết, với giá thời đó chỉ 4 cô- pếch ( tiền xu Nga ). Bạn hãy cho các chàng trai, cô gái bây giờ coi hình trong con tem. Đám trẻ sẽ ồ lênngạc nhiên: “Chà, sao từ ngày ấy, diễn viên cự phách của Hollywood Johnny Depp đã được in hình trên con tem của chúng ta?.

Ostrovsky trong con tem đương nhiên là nom giống người thủ vai thuyền trưởng Jek- Chim sẻ như hai giọt nước. Hèn chi, các bạn trẻ của chúng ta hôm nay chả ngạc nhiên. Sẽ ra sao đây, nếu nói với đám trẻ rằng, chàng trai trong con tem đã là một người tàn phế, thậm chí đã bị mù cả hai mắt, không đi không đứng lên được bằng đôi chân của mình, bị những cơn đau hành hạ cả ngày lẫn đêm, hầu như ở khắp các bộ phận trên cơ thể, nhưng con người ấy vẫn nghiến răng lại, giành những giọt sống cuối cùng cho từng trang sách, để cuốn sách ấy làm rung động con tim nhiều thế hệ trẻ vào những năm tháng khác nhau, và trở thành một tác phẩm văn học mang tầm cỡ thế giới.

Mới mười lăm năm trước, nhà phê bình văn học Lev Anninsky đã có những lời giải thích cặn kẽ như thế này: “Đã mất mười năm chúng ta gắng gỏi để gạch tên Nikolai Ostrovsky trong sách giáo khoa bậc trung học và viết lại những dòng trong các cuốn tự điển Bách khoa toàn thư theo tinh thần sùng bái nhân vật Corsaghin là một sự cưỡng bách, góp phần thổi bùng lên ngọn lửa đã lụi tàn của chế độ độc tài và gắng gỏi hà hơi tiếp sức để mong làm sống lại những biểu tượng của thời buổi độc tài chuyên chế đó.
Quả là người ta đã cố tình xuyên tạc, làm hoen ố, bôi bẩn để gạch xóa sạch trơn tên tuổi của Nicolai Ostrovsky. Ấy nhưng những kẻ cơ hội kia vẫn phải chiềng mặt ra trước những sự thật. Theo các cơ quan điều tra xã hội học cho biết, đến tận hôm nay, nhà văn Nga-Xô Viết Nicolai Oatrovsky với cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấycủa mình vẫn là một trong những tác giả có số lượng ấn bản lớn nhất trên Hành tinh này. Nicolai Ostovsky chỉ chịu đứng sau nữ văn sỹ người Anh, tác giả của bộ ba “Chúa tể của những chiếc nhẫn”. Đương nhiên cả hai tác giả này chịu lùi bước trước “Kinh Cựu ước” (6 tỷ ấn bản ) và sách của Mao Trạch Đông (900 triệu ấn bản). Nhưng nếu xét riêng về phương diện ấn phẩm văn học đứng hàng đầu vẫn là “Chúa t của những chiếc nhẫnvới gần 100 triệu ấn bản. Sách của Nicolai Ostrovsky đã được xuất bản 773 lần bằng 75 ngôn ngữ các dân tộc thuộc Liên Bang Xô Viết với lượng ấn bản chung là 56 triệu cộng với 3 triệu ấn bản bằng 54 tiếng của các dân tộc trên thế giới.

Chưa kể  “Thép đã tôi thế đấy” phát hành tại Trung Quốc. Lượng ấn bản chung áng chừng 15 triệu bản. Ở xứ sở này, tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” được coi là cuốn sách “ăn khách nhất. Hai mươi năm trước, một đạo diễn phim người Trung Quốc đã thực hiện chuyển thể “Thép đã tôi thế đấy” thành nhiều tập phim truyện truyền hình, trong sự cộng tác của Hãng phim Aleksandr Dovzenko (nước Ucraina bây giờ). Bộ phim được đánh giá là seri phim truyền hình xuất sắc nhất của Trung Quốc vào năm 1999.

Mới năm 2015 vừa rồi, Đài Phát thanh Đối ngoại của nước này đã tiến hành một cuộc trưng cầu ý kiến với câu hỏi thanh niên Trung Quốc thích nhà văn Nga nào nhất. Kết quả như sau: Lev Tolstoi xếp thứ ba. Xếp thứ hai là Anton Chekhov. Và chiếm hàng đầu là Nicolai Ostrovsky.
Cũng thật là đáng ngạc nhiên, cách nay 80 năm, tại Liên Bang Xô Viết đã có một người “động chạmtới uy tín và danh dự của Nicolai Ostrovsky. Ông ta tên là Vsevolod Meierkhol. Một lần vị đạo diễn lừng lẫy này đã nói với học trò của mình: “ Tôi đã từng nói chuyện một ngày với Lev Tolstoi.. Trò chuyện nhiều lần với Anton Chekhov. Tôi chỉ gặp Nicolai Ostovsky sau hai vị trên. Nhưng Nicolai Ostovsky đã khiến tôi sửng sốt. Ở nhà văn trẻ này ẩn chứa một nền văn hóa tuyệt vời; một sự đột nhập sâu vào sự thật cuộc sống đến kinh ngạc; cuối cùng là năng lực hiểu thế nào là nghệ thuật rất đáng khâm phục.

Còn nói sự sùng bái nhân vật Pavel Corsaghin và bản thân nhà văn Nicolai Ostrovsky ở Liên Bang Xô Viết trước đây là  “một sự ép buộc ư? Thật là một sự vu cáo, một thái độ tráo trở vô văn hóa. Trong các kho thư tịch cũ, chúng ta dễ dàng tìm được chứng cứ bản thảo tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” đã từng bị hai nhà xuất bản khước từ. Lý do, viết tốt, nhưng tác giả còn “chưa ai biết là ai ư”. Khi “Thép đã tôi thế đấy” xuất hiện trên quầy sách ở đâu đấy có ý kiến cho rằng đó là một tác phẩm chống chính quyền Xô Viết. Ví dụ như tại thành phố Kharkov, có lệnh thu gom lại tất cả số sách đã bán ra hoặc đã nạp vào thư viện, với lý do “Thời kỳ nước Cộng Hòa Xô viết trẻ tuổi đang khôi phục lại đất nước đã bị tác giả miêu tả bởi những gam màu đen tối; còn nhân vật Pavel Corsaghin với thói bốc đồng của anh ta hệt như thuộc dạng  “nhân vật chống nhân vật”, chứ không phải là một đoàn viên thanh niên cộng sản có thật trong đời...”.

Bài phóng sự “Dũng cảm của Mikhail Colsov đang trên tờ “Sự Thậtvào năm 1935 khi đề cập tới cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nicolai Ostrovsky đã nắn chỉnh lại những lệch lạc trên.Không ai còn dám liều lĩnh phê phán nhà văn cùng các nhà xuất bản nữa. Tại các thư viện con số người tìm đọc “Thép đã tôi thế đấy” tăng vùn vụt từng ngày. Tìm được cuốn sách của Ostovsky để đọc đã trở nên một việc khó. Sách chưa kịp xếp lên kệ đã có người giơ tay đón đợi.

Ở Liên Bang Xô Viết cũ quả là cũng có những cuốn sách người đọc bị..ép đọc. Ví như cuốn này..Ví như cuốn kia. Nhưng tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấycủa Nicolai Ostrovsky trong nhiều năm dưới chính thể Xô Viết vẫn là tác phẩm giá trị nhất, đáng đọc nhất. Và hôm nay nó vẫn được đón đọc với những ai không muốn phủi sạch trơn quá khứ hiển hách..

TÔ HOÀNG ( theo tạp chí “Nhân chúng và Sự kiện” )