Buổi tối 12-10-1964, Bí thư Đảng CS Liên Xô- Leonid Brezhnev gọi điện cho Bí thư thứ nhất Đảng CS Liên Xô - Nikita Khrushchev đang đi nghỉ tại Pisunda, yêu cầu mau chóng bay về Moskva để dự Hội nghị Ban chấp hành Trung ương. Ngày 13-10-1964 tại Moskva đã diễn ra quá trình hạ bệ không hề đổ máu người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô Viết- Nikita Khrushchev khỏi cương vị của ông ta…



Dù bị phê phán là phiêu lưu, ảo tưởng, nhưng Nga-Xô Viết dưới thời Nikita Khrushchev đã xuất hiện các bộ phim như “Người thứ 41”, “Đàn sếu bay qua”, “Bài ca người lính”..; đã có tượng đài “Phá kiếm đúc lưỡi cày” dựng tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ; đã có những buổi chiều sau giờ tan ca, người ta tụ tập đưới những chiếc loa công cộng nghe đọc như nuốt từng lời cuốn Hồi ký “Con Người, Năm Tháng, Cuộc đời “ của nhà văn Ylya Erelburg. Và sau này nhiều người dân Nga vẫn gọi những năm tháng ấy bằng mấy tiếng nhiều ưu ái “Thời kỳ nóng ấm trở lại”.
Bước qua thời kỳ Leonid Brezhnev lãnh đạo nước Nga, mọi thứ cởi mở, cơi nới được “xiết vít ốc” lại. Sản phẩm tư tưởng “Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ra đời. Nga tham gia cuộc chiến tranh ở Pakistan... Giọng ca của Alla Pugachova và những bài thơ của Evghenhi Evtushenko tạo cảm giác xã hội vẫn duy trì công cuộc “mở cửa thuở nào..
Ấy vậy, vì sao sau này người Nga vẫn coi 20 năm của thời Leonid Brezhnev là “giai đoạn trì trệ”. Và đặt ra câu hỏi: Nếu nước Nga tiến thẳng từ Khrushchev tới Cải tổ, Đổi Mới (Perestoika) thì sao đây?   
Buổi tối 12-10-1964 Bí thư Đảng CS Liên Xô- Leonid Brezhnev gọi điện cho Bí thư thứ nhất Nikita Khrushchev  đang đi nghỉ tại Pisunda yêu cầu mau chóng bay về Moskva để dự Hội nghị Ban chấp hành Trung ương. Ngày 13 tháng 10 tại Moskva đã diễn ra quá trình hạ bệ không hề đổ máu người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô Viết- Nikita Khrushchev khỏi cương vị của ông ta...
Để hiểu được những diễn tiến của “những chính biến nơi cung đình này phóng viên báo “Sự thật Thanh niên (LB Nga ) đã có cuộc trò chuyện với Ông Nikita Uvarov, Chuyên viên chính của “Viện Lưu trữ Quốc gia Lịch sử mới”.

TÍNH TỰ TIN ĐƯA TỚI HẬU QUẢ
@ Thưa ông, Nikita Khrushchev bị lật đổ bi những tiền đề đã chín muồi sao?
-Khrushchev đã quá tự tin. Vụ tàn sát những người công nhân muốn được tăng lương và thực phẩm ở các cửa hàng dồi dào hơn tại Novochekas không được làm rõ ai là kẻ có lỗi. Người lãnh đạo cao nhất của Đảng phớt lờ ý kiến của nhân dân.

@ Nguyên nhân Khrushchev bị lật đổ liệu có liên quan gì tới tình hình thế giới căng thẳng vào thời điểm đó không, thưa ông?
-Đương nhiên là phải kể tới vụ khủng hoảng ở vịnh Caribe và ở Berlin. Nhưng trên đại thể “những chính biến nơi cung đình” thường có nhiều nguyên nhân. Ví như trong cuộc cách mạng năm 1917.

@ Những ai lớn tiếng kết tội Khrushchev? Ủy viên Bộ Chính trị Brezhnev hay nhân vật có sức nặng trong chính phủ là Podgornyu?
-Hai người đó gắn bó máu thịt với nhau. Các thành viên khác trong bộ máy Đảng và Nhà nước nghiêng theo chiều nào gió thổi mạnh. Không nên nói rằng Cơ quan mật vụ Nga - KGB đứng ra ngăn cản Bộ Chính trị. Đúng là KGB đã làm nhiều việc phía sau lưng các guồng máy tối cao. Nhưng những bước đi có tính chất “chìa khóa đều xuất phát từ bộ máy của Đảng. Dĩ nhiên, “Surich- Thép” ( Biệt danh của Aleksandr Selepin, người đứng đầu Cơ quan KGB) cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc lật đổ Khrushchev.

BIÊN BẢN TỪ NHIỆM VIẾT TRÊN MÁY CHỮ
@ Bản thân Khrushchev viết đơn từ nhiệm hay sao, thưa ông?
-Những tài liệu quan trọng nhất, kể cả bản tuyên bố từ nhiệm của ông ta đều được lưu trữ lại trên hai dạng văn bản đề ngày 13 tháng 10 năm 1964. Khrushchev đã ký ngay sau cuộc họp của Chủ tịch Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

@ Ký vào bản tuyên bố từ nhiệm viết tay hay đánh máy?
- Có cả ở bản viết tay và bản đánh máy. Đáng lưu ý rằng lúc đầu người ta trao cho Khrushchev  ký bản đánh máy. Sau đó họ yêu cầu ông ta viết bằng bút. Nhà nghiên cứu Rudolf Pikhoi cho rằng bản đánh máy ấy là do Cơ quan KGB chuẩn bị trước.

@ Trước là khi nào? Khi Khrushchev đã ra tay trị Beria và bắt tay với Malenkov. Hay sau khi “phủi Malenkov để bắt tay với tướng Zushkov? Khruoshchev không biết tạo ra đám trợ thủ thực sự tin cậy hay sao?
-Đường lối cán bộ của Khushchev là như thế này đây- thường xuyên “đảo bài. Khushchev đã bỏ rơi Brezhnev tại Cazakhstan, dù Brezhnev có nhiều công tích ở đó. Sau đó Khrushchev dùng lại ông ta với cương vị Bí thư Trung ương. Rồi đến lượt Brezhnev trong Hội nghị Trung ương hồi tháng Bảy năm 1957 lên tiếng úng hộ Khrushchev đấu tranh với “nhóm chống Đảng. Trong những văn bản do Brezhnev viết vào hai tháng trước Hội nghị Trung ương năm 1964, ông ta lên án Khrushchev đã phê phán mọi người, đã nói xấu tất cả.  Brezhnev nổi giận đặt câu hỏi, tại sao người lãnh đạo cao nhất của Đảng lại đối xử như vậy với tất cả các chiến hữu của mình? Dễ hiểu là vào thời điểm 1963-1964 việc lật đổ Khrushchev không chỉ là sự quan tâm của nhóm người cùng phe với Brezhnev, mà còn là các Ủy viên Bộ Chính trị khác.

@ Khushchev không biết điều đó, không tìm cách chống lại sao?
-Ngay từ Hội nghị Trung ương diễn ra hồi tháng 11-1963, Khrushchev đã lên tiếng yêu cầu cần có một đội ngũ lãnh đạo trẻ kế cận. Nhưng ai sẽ nêu ra danh sách “lớp mới ấy, nếu không phải là người lãnh đạo cao nhất của Đảng? Và Khrushchev tiếp tục tuyên bố:  “Anh còn làm được việc, cứ tại vị; nhưng tôi vẫn cần những người trẻ hơn, có năng lực hơn!"

ĐẢO BÀI
@ Đối với tầng lớp đai đẳng của Đảng chắc Khrushchev thỏa mãn nhiều đặc quyền đặc lợi?
-Đúng vậy! Nhưng cũng sẵn sàng gạch tên ai đó bất cứ lúc nào, xin hãy đừng nổi giận. Khi Brezhnev lên nắm quyền bính, ông này tuyên bố bình thường hóa mọi quan hệ và cán bộ đóng vai trò quyết định tất cả. Brezhnev lặp lại công thức của Stalin vào năm 1939. Đúng là thời ấy Stalin đã chơi trò  đảo bài trong công tác cán bộ. Khrushchev là con đẻ của Stalin. Và tuy Khrushchev chưa từng bắn bỏ ai (ngoại trừ Beria và Bagirov vào năm 1953). Cách xử thế chung- nói gọn lại là… đảo bài. Brezhnev cũng lặp lại bổn cũ thôi.

@ Tại sao Khrushcher không mảy may nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp xã hội?
- Tôi không rõ nhóm người nào đã ủng hộ ông ta vào tháng 10-1964. Còn cánh chuẩn bị cuộc lật đổ ấy có thể đã lôi kéo được những người đứng đầu quân đội về phía mình. Sau này Brezhnev gây được ảnh hưởng lớn với quân đội. Còn Cơ quan an ninh KGB té ra là chống lại Khrushchev, bởi vì hai thủ lĩnh của cơ quan này là Semichacnyu và Selepin đã căm ghét Khrushchev từ lâu.

@ Con trai Khrushchev đã báo tin về cuộc chính biến cho ông ta, mà ông ta vẫn đi nghỉ. Một chính khách sao có thể nhẹ dạ như vậy được?
 -Tôi xin nhắc lại, ông ta quá tự tin. Tính quá tự tin này xuất hiện ở ông ta sau khi Khrushchev đã lật nhào được Bunganin- người cuối cùng trong đội cận vệ của Stalin, lúc đó giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để thế nguyên soái Zhukov vào cương vị ấy. Và sau đó lại lật nhào vị nguyên soái này. Vào thời điểm ấy, xung quanh Khushchev, nói đại thể là không còn một nhân vật nào có sức nặng về uy tín chính trị cả.

@ Khrushchev như Stain, tập trung làm một quyền lực lãnh đạo cao nhất của Đảng và của Nhà nước?
-Đúng là như thế. Như dưới thời LeNin, thời Stalin trị vì. Vào tháng 10-1964, những truyền thống Xô Viết xưa cũ ấy bị phá bỏ.  Brezhnev trở thành người lãnh đạo Đảng. Kosghin đứng đầu nhà nước. Còn đứng đầu Xô Viết tối cao là Podgornyu. Truyền thng cũ ai là người đứng đầu chính phủ, sẽ là người đứng đầu Bộ Chính trị. Molotov luôn nhắc mọi người nhớ tới nề nếp ấy. Việc gạt bỏ Khushchev không gây ra bất cứ phản ứng nào. Từ năm 1958 đến năm 1964, những nhân vật đối đầu với Khrushchev cũng không hề xuất hiện.

TẠM BIỆT PISUNDA
@ Tại sao khi có điện từ Moskva triệu hồi về dự Hội nghị Trung ương, Khushchev lại bỏ việc nghỉ dưỡng và rời khỏi Pisunda?
-Ông ấy tuân thủ nguyên tắc Đảng, làm theo lệnh của bộ máy tập thể của Đảng. Hành động của ông ta cũng tuân thủ theo các quy định của đảng. Từ năm 1962 tới năm 1964 chính Khrushchev cũng viết thư cho các ủy viên Bộ Chính trị hoặc nói miệng với họ lên tiếng phê phán cả các bộ máy chính quyền ở địa phương lẫn Trung ương. Trước khi tham dự Hội nghị Trung ương tháng 10-1964, Khrushchev vẫn giữ nguyên những lời cáo trạng ấy. Điều này động chạm tới các thành viên trong Chủ tịch đoàn Ban chấp hành Trung ương, vì mỗi vị là đại diện cho một địa phương, củng cố quyền lực của mình ở địa phương ấy. Ấy thế mà Khushchev dám công khai phê phán. Dĩ nhiên là trong kho lưu trữ của chúng tôi hiện tại không còn giữ được những văn bản phê phán này...

@ Ông ta không áp dụng phương pháp trấn áp nên ông ta đã thua cuộc sao?
-Ngoài hành động trấn áp diễn ra vào năm 1953. Sau đó Khrushchev không bao giờ động tay tới nữa. Cũng có thể vì vậy nên ông ta không bị trấn áp, biết đâu đấy!

@ Cung cách xử sự của Brezhnev đối với Khrushchev liệu có nhắc ta nhớ tới cách hàng sự của Khrushchev vào năm 1953 và sau đó vào năm 1957 không?
-Rất giống nhau. Tại Hội nghị BCH Trung ương tháng 10-1964, người duy nhất dịu giọng là Mikoian.

TỪ BERIA ĐẾN GORBACHOV
@ Có điều gì giống nhau giữa tình thế vào tháng 10-1964 với tình thế năm 1953 (khi lật đổ Beria) và năm 1957 (khi lật đổ Malenkov). Và với cả tình thế năm 1991 (khi lật đổ Gorbachov)?
-Giống nhau ở điểm nào à? Gorbachov giống với Khrushchev, rất tích cực đảo bài. Breznhev muốn ổn định hơn, cũng như Chernenko và Andropov sau này ( hai người đứng đầu Liên Bang Xô Viết sau thời Breznhev). Nhưng xét kỹ thì chuyện đã xẩy ra ở những thời kỳ khác nhau.

@ Việc lật đổ Khrushchev không dẫn tới sự thay đổi cấu trúc nhà nước như đối với Gorbachov?
-Đúng thế! Lật nhào Khurshchev nhưng chế độ, phương pháp lãnh đạo không thay đổi. Lực lượng điều hành đất nước vẫn là Đảng cộng sản Liên xô, thông qua Hội đồng Bộ trưởng. Còn vào năm 1991, lật đổ Gorbachov là thay đổi chế độ, thay đổi tầng lớp đai đẳng của bộ máy điều hành. Không phải đợi đến năm 1991, mà ngay từ năm 1990, mô hình điều hành cũ đã trở nên còi cọc, hết hơi. Bạn còn nhớ không, người đứng đầu Liên Bang Xô Viết lúc đó là Thủ tướng Nikolai Ryuzkov trong một phiên họp thường kỳ của khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế giữa các nước XHCN) vào năm 1990 đã nói thẳng: “ Liên Bang Xô Viết xin được ngừng tài trợ tiền bạc cho SEV”. Sớm hơn nữa, vào năm 1986, cũng thủ tưng Ryuzkov  đã từng tuyên bố: “Chúng tôi đã hết sạch tiền. Và chúng tôi không còn có thể tích cực tham gia vào hoạt động của SEV như từ trước tới nay!”. Những mâu thuẫn trong nội tình đất nước vào năm 1964 chưa yêu cầu lối thoát bằng công cuộc cải tổ. Còn dưới thời Gorbachov, vào cuối thập niên 1980 những mâu thuẫn đó gay gắt, nóng bỏng hơn gấp nhiều lần...

TÔ HOÀNG
( theo báo chí Nga )