Vào dịp năm cũ chuyển qua năm mới như thời điểm này, cách nay vừa tròn 20 năm - năm 2000, với lời dặn dò người kế nhiệm: “Hãy gìn giữ lấy nước Nga ”, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã trao quyền lãnh đạo đất nước cho Vladimir Putin và rời khỏi Điện Kremly. Vào những ngày này báo Nga “Nhân chứng và Sự kiện” cho công bố cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình gần đây của Ông Valentin Yumasev - nguyên là người đứng đầu cơ quan Phủ Tổng thống Nga trong 2 năm 1997, 1998, đồng thời cũng là con rể của Boris Yetlsin xung quanh câu chuyện Boris Yeltsil đã lựa chọn Vladimir Putin vào chiếc ghế Tổng thống như thế nào?
VÌ SAO YELTSIN LỰA CHỌN PUTIN LÀ NGƯỜI KẾ NHIỆM?
TÔ HOÀNG chọn dịch
TRONG DANH SÁCH ĐỀ CỬ CÓ NHỮNG AI?
-....Mọi người vẫn nghĩ rằng Yeltsin sẽ không rời bỏ chiếc gậy quyền lực. “Ông ấy sẽ tiếp tục làm Tổng thống, ai cũng nghĩ như vậy”. Nhưng rồi có thể ông ta đã nghĩ lại.. Tất nhiên, Yeltsin hiểu rõ ràng rằng, ông ta phải rời Điện Kremly. Và đấy là một quyết định quan trọng. Nhưng ông ấy sẽ đề nghị ai là người ngồi vào chiếc ghế của mình. Mà người ấy phải được cả nước tin cậy...
-Sơ hay thân, ông có quen với Putin vào thời gian ấy không? Ông không đến mức phải thận trọng vì Putin là một nhân viên Cơ quan phản gián Nga (KGB) chứ? Vào những năm tháng ấy, không thể nói rằng KGB được mọi người tin yêu, tín nhiệm.
V.Yumasev:
-Không có chuyện yêu ghét ở đây. Việc nên nói tới là chàng trai trẻ thuở ấy mà chúng ta đang bàn tới đã từng là việc với Sobtsak (Thị trưởng thành phố Saint Peterburg) Trên thực tế, vào thời kỳ đó một trách nhiệm hết sức lớn đã đặt trên đôi vaiPutin. Bởi lẽ Sobtsak rất không thích những chuyện eo sèo quanh đời sống kinh tế hàng ngày. Và Putin phải gánh chịu cả. Điều thứ hai đáng nói, Putin lại hiểu rành rõ chính yếu tố kinh tế sẽ củng cố quyền lực...Tôi có rất nhiều bạn hữu là những cựu nhân viên KGB. Giám đốc quỹ Yeltsin cũng là cựu nhân viên KGB. Một chiến sỹ dân chủ tuyệt vời, một con người xuất chúng, tôi may mắn được làm việc với ông ấy. Chính vì thế, trước đây anh có làm việc với KGB hay không, đối với tôi không quan trọng.
-Ông đã từng nói rằng Boris Yeltsin không muốn tổ chức bầu cử vào năm 1996 để tìm ra người khác thay mình.Bởi lẽ không ai có thể vượt qua mặt Zuganov (người đứng đầu Đảng Cộng sản Nga). Vì vậy Yeltsin không muốn nhả quyền lực khỏi tay. Liệu đến lúc nào thì Yeltsin bắt đầu nghĩ tới việc tìm người thay mình?
V.Yumasev:
-Đúng là vào thời điểm chúng ta đang nói tới đây, một trong những nhiệm vụ chính của Yeltsin là tìm cho được một người để vào tháng Bảy năm 2000 khi diễn ra bầu cử, người đó có thể trở thành Tổng thống của nước Nga. Thực ra chúng tôi cũng đã biết một số gương mặt lọt vào vòng đề cử; báo chí cũng đã biết rồi. Ví dụ như Boris Nhemsov… Tới mùa thu năm 1997 Nhemsov đã đứng đầu bảng. Ông ta đạt tỷ lệ trên 30% phiếu thăm dò. Ngay Boris Yeltsin cũng cho rằng Nhemsov là ứng cử viên số 1. Nhưng tiếp theo...đã xẩy ra một cuộc chạy đua. Nói rõ hơn, xẩy ra một cuộc chiến giữa chính phủ và giới doanh nghiệp và giới doanh nghiệp đã chiến thắng. Những nhà báo kỳ cựu, tiếng tăm cũng chống lại Chubai, Nhemsov và cuối cùng phe chính phủ đại bại. Một năm sau chúng tôi sững sờ vì thất bại của Nhemsov. Tỷ lệ phiếu ủng hộ ông ta chỉ còn 2,3 %.
KHI NÀO THÌ MỌI CHUYỆN NGÃ NGŨ?
-Vào thời điểm nào thì bản thân ông và Yeltsin nhận ra rằng ứng cử viên giàu tiềm năng nhất là Vladimir Putin?
V.Yumasov:
- Để cơ hội không biến mất, tôi cần phải làm việc với Putin. Đâu mất một năm hay năm rưỡi gì đó. Điều hành cả một núi công việc của Cơ quan Phủ Tổng thống có sự hợp tác của nhiều người khác nhau trong số đó có Putin. Tôi thật vui sướng vì có một người phó như Putin. Để có thể giao vào tay anh ta nhiều công việc. Quả là một người thông minh, có năng lực và giải quyết công việc trôi chảy một cách tuyệt vời… Tôi đã bắt đầu nghĩ rằng một con người như Putin cần chiếm một vị trí quan trọng trong cơ quan điều hành của Phủ tổng thống. Putin đến gặp tôi, đâu đó khoảng một năm sau khi anh ta được cử phụ trách người đứng đầu cơ quan thanh tra và tỏ ý muốn được rời khỏi phủ Tổng thống. “Tôi muốn được làm theo ý mình. Bởi lẽ cả cuộc đời tôi đã đảm nhận một phần việc quá nghiệt ngã. Khi về với ông Sobtask cũng trần lưng từ sáng sớm đến tối mịt. Vào điện Kremly thì còn làm cả tối, cả đêm khuya nữa. Các thứ bảy đều không được nghỉ. Chủ nhật làm việc nửa ngày. Mà tôi có vợ, có những đúa con cần chăm nom. Vì thế tôi muốn rời khỏi nơi đây”. Tôi nói : “Tôi không buông anh đâu! Đợi một thời gian nữa chúng ta trở lại câu chuyện này!”. Quả là tôi không muốn để Putin ra đi. Anh ta nổi trội hơn tất cả các phó vương của tôi. Tôi không muốn mất anh ta.. Đâu đó khoảng hai tháng sau phó vương thứ nhất của tôi buộc phải thuyên chuyển. Tôi vui mừng được giao chiếc ghế đó cho Putin.
-Ông ta đồng ý chứ?
V. Yumasav:
- Dĩ nhiên là Putin đồng ý. Bởi đó là một tầm cỡ, một quy mô khác ! Từ cương vị này Putin bắt đầu được tiếp xúc thường xuyên hơn với Boris Yeltsin. Nói đại thể ra, cấp phó được tiếp xúc với Tổng thống một tháng một lần, người đứng đầu Cơ quan Phủ Tổng thống tiếp xúc hàng ngày. Còn trong các chuyến kinh lý của Tổng thống Phó thứ nhất đều phải tháp tùng. Có nghĩa là sau 2 năm, tính cho tới ngày 31 tháng 12 năm 1999, Boris Yeltsin luôn luôn gặp gỡ, trò chuyện, bàn bạc với Putin. Đây là một thời kỳ rất quan trọng khi hai người cùng bay một chuyến bay, cùng thảo luận công việc này, dự án khác, cùng đến nhiều vùng miền của nước Nga… Tôi tin rằng Boris Yeltsin đã chú ý tới năng lực phân tích mọi tình huống khá cụ thể và chính xác của Putin, cái cách chàng trai nhanh chóng phác hoạch các dự định, đặc biệt là cách xử sự của anh ta khi tiếp xúc với các quan chức, các giới xã hội. Tôi cho rằng chính trong giai đoạn Putin làm Phó thứ nhất cơ quan điều hành của Phủ Tổng thông, Boris Yeltsin đã nẩy ý định chọn Putin làm người kế tục mình.
Boris Yeltsin hiểu rằng nhiều chính khách như Primakov, Luzkov và một số quan chức khác đã già nua, mệt mỏi đi với 10 năm hoạt động chính trường. Chính vì thế (và phải thế!)cần có sự xuất hiện của một gương mặt hoàn toàn mới, không mang dấu vết của cái đã qua; không gắn kết với những gì bảo thủ, lạc hậu; đứng ngoài những hiềm khích, thù oán nột bộ. Nếu người được lựa chọn quả là có sức mạnh, anh ta sẽ chiến thắng các lão già lụ khụ, yếu đuối. Và điều đó đã xảy ra!
Trong con người Putin mỗi người đều nhận ra cái của riêng mình. Những phần tử tự do là sự tiếp nối ý tưởng của Boris Yeltsin. Những phần tử bảo thủ nhận ra ở Putin những phẩm chất của một nhân viên Cherkist (KGB những năm 1920-1930) - và họ hy vọng Putin sẽ trả lại nước Nga điều gì đó; sẽ đưa nước Nga trở lại với quá khứ hào hùng, oanh liệt xưa kia… Vì lẽ đó, tuy chưa phải là nhân vật có tiếng tăm, Putin lại mang dấu cộng giúp anh ta chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử. Tôi không nói rằng Putin khôn ngoan, lọc lõi trong xử sự với mọi người. Nhưng tất cả như phát hiện ra Putin: “Ôi, Chúa ơi! Một anh chàng tuyệt vời. Mà lại hoàn toàn còn rất trẻ nữa!”. Tiện thể nói luôn, Yeltsin coi là điều cực kỳ quan trọng khi Putin là một con người hoàn toàn khác, thuộc một thế hệ trẻ hơn bản thân ông 20 năm; trẻ hơn cũng từng ấy tuổi với đám chính khách nhăm nhe bước lên vũ đài. Lại cũng nói thêm Thủ tướng Primakov đã hai lần định sa thải Putin khỏi cương vị Giám đốc Cơ quan An ninh Liên Bang Nga. Điều này còn ít ai biết!
-Vậy ai đã giữ Putin lại?
-Boris Yeltsin!