Federico chỉ cưới vợ một lần duy nhất trong đời. Thời còn trẻ, ông gặp nữ diễn viên Giulietta Masina – nữ phát thanh viên thường xuất hiện trong buổi đọc chuyện trên đài vào chiều chủ nhật hàng tuần mà kịch bản văn học của chương trình này do chính ông viết. Ông mời cô bạn mới quen tới một khách sạn sang trọng…
Federico Fillini luôn giao vai nữ chính cho bà vợ của mình-nữ diễn viên Giulietta Masina hầu như trong tất cả những bộ phim nổi tiếng nhất của ông như “Con đường”, “Gánh xiếc”, “Đêm Cabiri”, “Cuộc sống ngọt ngào”… Bà vợ cũng tham gia nhiều bộ phim của các đạo diễn khác. Nhưng bà nhanh quên đi tất cả, mà chỉ nhớ các tác phẩm của chồng. Vây quanh ông là những người đẹp một thời như: Sophi Loren, Gine Lollobrigida, Lucia Boce….Và dù ông luôn luôn công khai tuyên bố: Hôn nhân là điều trái tự nhiên. Nhưng ông không bỏ bà và hai người đi bên nhau gần trọn 50 năm cuộc đời..
Federico Fellini sinh tại Rimini- một thành phố hẻo lánh nhưng có một lịch sử khá phong phú. Gia đình Fillini buôn bán rượu nho và bơ. Người cha muốn để Federico tiếp tục theo đuổi nghề buôn bán thực phẩm. Nhưng vào những tháng cuối đời ông lại phẩy tay cười nói với người con trai: tùy anh, dù anh không nối tiếp cái gene buôn bán của tổ nghiệp.
TẮM CHO NGỰA VẰN… CÁI THÚ NÀY CÓ THỂ NÓI NHIỀU ĐIỀU VỀ TÔI!
Federico cũng hoàn toàn không thích bóng đá như các cậu nhỏ cùng vai phải lứa.Nhưng Federico lại rất ái mộ môn xiếc.Từ một trong những đoạn hồi ức đặc sắc nhất của mình Federico đã ghi lại khoảnh khắc khi chàng thiếu niên được những công nhân làm việc tại một rạp xiếc quyết định giao cho cậu tắm cho một chú ngựa vằn.” Liệu mọi người có thể nói gì về bản thân qua câu chuyện tắm cho ngựa ấy ?” –Với niềm tự hào Federico nhớ lại kỷ niệm này khi đã luống tuổi. Những anh hề say mê chú nhỏ. Federico cũng thường ở bên các chú hề; khi ở nhà chú có thể bỏ vài giờ đồng hồ ngồi trước gương, trát phấn lên mặt, vẽ râu và hàng mi xanh trên mắt. Chú bé Federico cũng mê điên dại những vở hài kịch rẻ tiền và thần tượng của chú là cậu bé có tên là Nemo- Bé xíu, người đã trải qua những cuộc phiêu lưu không có thật trong những giấc mơ của mình. Từ năm lên chín, Federiko đã tư tay làm ra những con búp bê bằng bìa hoặc bằng đất sét. “May áo quần cho những chú búp bê này, tôi hiểu rằng bản thân có chút khả năng nghệ thuật. Tạo mặt cho các con búp bê tôi hiểu rằng quan trọng là phải biểu hiện cho chính xác, sáng tạo nên các mẫu cần thiết- điều mà sau này công việc làm phim rất cần tới ”. Những năm sau nhiều lần Federico nói rằng trong thời thơ ấu búp bê đối với ông còn gần gụi và “ có thực “ hơn tất cả những người vây quanh cuộc sống của ông.
Đương nhiên, ngay từ thời thơ ấu ông cũng đã say mê điện ảnh. Federico lấy tên 4 rạp chiếu bóng tại thủ đô Roma đặt tên cho 4 góc giường: Fulgor, Nhà hát Opera dân tộc Balilla, Savoia , Sultan. Tối tối, không cần thưa gửi với cha mẹ, Federico chạy vụt tới giường, nằm quay mặt vào một góc, nhắm mắt và bắt đầu tưởng tượng ra những gì sẽ thấy trên màn ảnh: Những ngọn nến cháy leo lét, những quả bóng bay, cái đáy giếng long lanh nước, những ngôi sao..Ban đầu là những hình ảnh tĩnh, dần chuyển sang những hình ảnh động, mỗi lúc một thêm nhanh, mỗi lúc những khúc ngoặt càng gấp gáp hơn… Khi cảm thấy những hình ảnh kia gây cảm giác sợ hãi, chú bé Federico quay nhìn về một góc giường khác. Và cứ thế quay đủ 4 góc giường. Chỉ sau đó chú bé mới thiếp ngủ.
Lớn thêm, chàng thiếu niên Federico bắt đầu vẽ tranh cho các tạp chí. Và và khi vừa có thể, chàng trai rời khỏi thành phố Rimini buồn chán tìm lên Romma.Ở thủ đô Federico sống một cuộc đời nghèo túng. Chàng thanh niên kiếm tiền bằng đủ nghề: lắp cửa kính nhà hàng, vẽ chân dung cho khách uống cà phê, viết báo, sáng tác các câu chuyện cổ..Tiền kiếm chỉ đủ ăn bữa sáng, bữa tối, còn bữa trưa Federico bị cơn đói thường xuyên hành hạ.. Bởi vậy chàng trai rất ngại phải cởi trần trước mặt đám đông.( “ Khi tôi kiếm được nhiều tiền hơn, tôi chăm lo tới việc ăn uống thường xuyên hơn và đúng là kết quả không ngờ “- Federico viết trong hồi ký.
Vào đầu những năm 1940, tại Roma Federico phải lẩn trốn việc bắt lính để xung vào đội quân phát xít. Chỉ khi quân Mỹ tiến vào Roma, chàng trai bắt đầu quay lại việc kiếm tiền bằng cách họa chân dung cho những người lính Mỹ. Tại một quán cà phê, Feđêrico tình cờ gặp được đạo diễn Roberto Rossellini. Thế là Federico tham gia vào việc viết kịch bản cho bộ phim “ Roma-thành phổ bỏ ngỏ”. Và đặt bước chân vào thế giới điện ảnh từ đó. Một số năm trôi qua, sau bộ phim “ Con đường ” mọi sự đã rõ: Điện ảnh châu Âu đã xuất hiện một tài năng độc đáo, không lẫn với ai, một đạo diễn thiên bẩm.
“GIULIETTA NHIỀU LẦN HỐI HẬN VÌ ĐÃ CƯỚI TÔI LÀM CHỒNG”.
Federico chỉ cưới vợ một lần duy nhất trong đời. Thời còn trẻ, ông gặp nữ diễn viên Giulietta Masina – nữ phát thanh viên thường xuất hiện trong buổi đọc chuyện trên đài vào chiều chủ nhật hàng tuần mà kịch bản văn học của chương trình này do chính ông viết. Ông mời cô bạn mới quen tới một khách sạn sang trọng ( đã dò xem trước thực đơn để “ tự tin vào khả năng thanh toán của mình). Nhưng Giulietta vẫn đoán được bạn trai không có nhiều tiền nên mang theo sổ tiết kiệm nếu bạn trai không đủ tiền. Sau lần gặp nhau ở khách sạn vài tháng, hai người làm lễ thành hôn.
Ai mà chả nghĩ rằng đó là một cuộc hợp hôn lý tưởng. Federico đã giành cho vợ sắm các vai chính trong nhiều bộ phim của ông (“Con đường”, “Đêm Cabiri”, “Giulietta và nước hoa”, “Fred và dàn nhạc”..). Bản thân Giulietta cũng sắm vai chính trong phim của nhiều đạo diễn khác . Nhưng tất cả những bộ phim ấy bà quên đi rất nhanh, ngoài những bộ phim do chồng bà làm đạo diễn. Federico và Giulietta Masina sống hạnh phúc với nhau vài tháng sau đám cưới. Nhiều người thấy ở đó tấm gương của lòng chung thủy vợ chồng. Nhưng trong thực tế mây đen đã dần bao phủ lấy những tháng ngày đôi uyên ương sống chung đó.
Lý do đầu, vì hai người mất hai đứa con. Giulietta rất mong ước có con, nhưng trong những tháng mang thai đứa bé đầu, bà bị ngã khi lên thang gác nên cái thai đành phải hủy bỏ. Chú bé thứ hai chào đời nhưng chỉ sống vỏn vẹn được hai tuần lễ và chết vì bệnh viêm não. Sau lần ấy, các bác sỹ nói với Giulietta rằng bà không thể mang thai được nữa (“Tốt hơn cả là nhanh chóng rời khỏi bênh viện..Nếu không có chiến tranh, mọi người có thể chữa cho cô ấy và Giulietta có thể sinh đứa thứ ba..”- Vài năm sau Federiko cay đắng ghi lại như thế)
Lý do thứ hai, hình như Federico không thể có một tình yêu chung thủy đủ sức mạnh. (“Trong những năm tháng ấy tôi không bao giờ muốn trở thành chồng của cô ta; còn Giulietta –cứ theo tôi nghĩ- cũng nhiều lần đã hối hận vì đã kết hôn với tôi…)
Có một điều không thể hiểu nổi sao Giulietta lại ghen với những người đàn bà khác mà theo cô ấy là có quan hệ “ngoài luồng “ với tôi. Tôi thì cho rằng, tôi hoàn toàn không thích khi cô ấy ghen tuông. Như một người phụ nữ, đương nhiên cô ta phải cố giữ lấy người đàn ông đã như trở thành tài sản riêng của mình. Nhưng những người đàn ông lại không thể là thứ sinh vật một vợ một chồng; hôn nhân là trạng thái không tự nhiên. Anh đàn ông phải chịu đựng áp lực ấy bởi vì quan niệm về hôn nhân từ thuở anh ta mới sinh đã gắn liền với nhiều quan niệm sai trái khác trái với quy luật tự nhiên. Nhiều năm tôi gắng gỏi giải thích để Giulietta hiểu được quan niệm đó. Nhưng ở nàng mọi thứ đều khăng khăng không thay đổi và đối lập với quan niệm của tôi “.
Tiện đây nói luôn, nếu tin vào tiểu sử của Federico thì ông hoàn toàn không phải là người thích thả mồi bắt bóng như thế. Trong nửa thế kỷ sống chung với Giulietta, Federico chỉ có hai mối tình “ ngoài luồng “ thực sự nghiêm chỉnh. Cả hai lần ấy Felderico không bao giờ có ý định muốn chia tay vợ để đến với người đàn bà khác.
“8½” - PHIM LƯỠNG TÍNH
Nước Nga thời Xô Viết những năm cuối 1950 đầu 1960 khi Nikita Khrousov phát ngọn cờ chống Stalin, mở cửa giao lưu với Phương Tây. Những năm đó bây giờ được gọi là “ Thời kỳ nóng ấm trở lại “.Đó là thời kỳ “ nở hoa “ trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật khác, sau thời gian bị kiềm nén bởi các căn bệnh mắc căn bệnh trầm kha như duy ý chí, giáo điều, minh họa chính trị sống sít… Chính vào những năm tháng này, Điện ảnh Xô Viết đạt được những kiệt tác như “Người thứ 41”, “Đàn sếu bay”, “ Bài ca người lính”, “Tuổi thơ Ivan “…mở ra con đười giao lưu với điện ảnh phương Tây.
Xét về mặt phim nhập khẩu, “mặt hàng” được cơ quan phát hành phim Xô Viết ưng nhất là những bộ phim của dòng phim Tân Hiện thực Italy. Cũng dẽ hiểu, vì khuynh hướng của những bộ phim này là phản ánh hiện thực của những người lao động bình thường, ngầm ý được hiểu đấy là “ bức tranh toàn cảnh của xã hội tư bản “.
Đạo diễn Xô Viết được sủng ái nhất lúc bấy giờ là Georgi Chukhrai, bởi ông là tác giả của hai bộ phim tiêu biểu cho làn sóng cởi mở, dân chủ của Nikita Khrutsov. Grigori.Chukhrai càng được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrutsov có thiện cảm hơn khi đạo diễn này làm bộ phim “ Bầu trời trong sáng “ nói về những ngột ngạt và tệ hại dưới thời Stalin.
Mùa hè năm 1963, nước Nga thời Xô Viết sẽ tổ chức LHP quốc tế. Grigori Chukhrai đích thân mời đạo diễn nổi tiếng của dòng phim Tân Hiện thực Italy Federico Fellini vào Ban Giám khảo và bộ phim “ 8.1/2 “ ông tham gia tranh giải.
Đó là bộ phim siêu hài kể về những khủng hoảng trong quá trình sáng tác- bộ phim “ 8.1/2 ”. Hiện nay phim này được coi là một trong những phim xuất sắc trong lịch sử Điện ảnh và ngay từ dạo đó nhiều thành viên của Ban Giám khảo LHP 1963 cũng cảm nhận ra điều gì tương tự.
Nikita Khrutsov được mời tới dự buổi trình chiếu trong ngày khai mạc LHP. Trớ trêu thay, hàu như suốt buổi chiếu “ 8.1/2 “ Nikita Khrutsov đều lúc tỉnh lúc ngủ gật. Điều này được xem như một nỗi xấu hổ. Như Chủ tịch Ban Giám khảo-đạo diễn Grigori Chukhorai sau này kể lại, ngay sáng hôm sau nhiều tờ báo ở nước Nga và thế giới chạy hàng tít lớn kể chuyện ngủ gục của Ông Tổng Bí thư Đảng. Chukhorai bị điệu ngay lên Ban Văn hóa của Tư tưởng của Đảng để chất vấn. Họ hỏi ông ai là người có ý định cho chiếu khai mạc và có ý định trao giải thưởng chính của lHP chop him này ?. Grigori Chukhrai trả lời thẳng thắn vì không có phim nào khá hơn phim đó. Một vị lãnh đạo quát to : “ Vậy anh hãy đặt trả thẻ đảng của anh lên bàn! “. Và yêu cầu đưa bộ phim Xô Viết “ Chào, Baluiev “ để xét giải. Nhưng cũng theo Grigori Chukhorai, bộ phim “ Chào Baluiev “ chỉ là “ thứ phim mang lại niềm vui cho các quan chức, chứ không mảy may mang giá trị nghệ thuật “.
Trong nội bộ Ban Giám khảo bắt đầu nổ ra tranh cãi. Nhà phê bình phim Italy Serjio Amedei nhanh nhậy hiểu ra rằng BCH T.Ư Đảng Cộng sản Liên Xô có thái độ như thế nào với phim “ 8.1/2” và đe rằng ông ta sẽ rời khỏi Liên Hoan Phim ngay tắp lự nếu bộ phim “ Chào Baluiev” được xét trao giải. Những thành viên khác, ví như diễn viên Pháp Jane Mare lên tiếng ủng hộ bộ phim của Fellini. Grigori Chukhrai không sợ búa rìu treo lơ lửng trên đầu cũng lên tiếng ủng hộ phim của Fillini. Chống lại hóa ra là các thành viên Ban Giám khảo thuộc các nước trong phe XHCN. Bộ phận lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô nhìn trước tình thế sẽ xẩy ra, liền gọi điện cho Bộ Văn hóa các nước XHCN tỏ thái đô phản đối phim “ 8.1/2 “. Bộ trường Bộ Văn hóa các nước liền gây sức ép với các đại diện của mình trong Ban Giám khảo LHP.
Trong một bài trả lời phỏng vấn khi cũng đã bước qua thế kỷ 21, Grigori Chkhrai nhớ lại : “Tôi nhớ, thành viên Ba Lan trong Ban Giám khảo so sánh bộ phim của Fillini với cỗ xe hơi, các đại biểu khác nói phim giống lưỡi dao cạo nhưng nhấn mạnh rằng, không phải là lưỡi dao cạo tự động. Đại biểu Nam Tư chống Fillini vì phim “ thật nguy hiểm” khi nói rằng “đó là một bộ phim đồng tính “.Nghe vậy, đạo diễn Mỹ Stenli Kramer không kiềm chế được đã nói : Tôi là một gã đàn ông. Mỗi buổi sáng tôi đều cạo râu. Sau đó tôi soi mặt mình trong gương. Và để tôi không thấy xấu hổ với chính gương mặt của mình, tôi chúc các bạn chọn được bộ phim hay để trao giải. Nhưng tôi xin rút ra khỏi Ban Giám Khảo này! “ Và ông bước ra khỏi phòng họp.Nối theo Stenli Kramer là Amedei, Jane Mare, và cả đại biểu Ấn độ-người đã không bỏ phiếu ủng hộ Fellini trước đây, bây giờ cũng thay đổi thái độ. Tôi hầu như còn lại một mình, vội tuyên bố nghỉ giải lao. Suốt một giờ sau, ngồi trong phòng một mình tôi nghĩ cách cứu vãn tình thế. Và đã nghĩa ra: Tôi gọi điện cầu cứu I.Phuoseva, khi đó là Ủy viên Bộ chính trị và Bộ trưởng Bộ Văn Hóa. Sau giải lao, các thành viên quay trở vào…Và thế là cũng rất nhanh chóng thôi, các thành viên Ban Giám khảo của các nước XHCN nhất loạt giơ tay đồng ý trao Giải chính thức cho phim “ 8.1/2”.
Khi tôi trao giải thưởng này cho Federico Fillini, ông nói ra những lời mà tôi nhớ suốt cả đời: “Tôi đã nhận được gần 70 giải thưởng quốc tế, nhưng giải lần này thật đặc biệt, bởi nó được trao cho tôi ở một nước XHCN”.
TÔ HOÀNG
( từ báo chí nước ngoài )