Ngày 22/11/1989, “lãnh tụ tối cao” nước CHXHCN Rumania- Nicolae Seausescu, người “dẫn dắt” nhân dân Romania đi theo “con đường của mình” đã bị lật đổ. Sự biến được lý giải: “Đó là sự nổi dậy của nhân dân bị áp chế kiên quyết lật nhào nhà độc tài tàn bạo, kẻ đã hạ lệnh xả súng bắn những người công nhân nghèo khổ”





Giữa những năm 1980-1990 cơn lốc xoáy của sự biến được gọi là “cuộc cách mạng nhung” lăn qua các nước Đông Âu. Kết quả là thủ lĩnh các nước XHCN cũ đã chuyển giao quyền lực sang tay các phần tử đối lập.
Sự biến ở Rumania cũng xẩy ra trong chuỗi sự kiện ấy. Việc lật đổ chế độ Nicolae Seausescu diễn ra trong biển máu và kết thúc bằng án xử tử người đứng đầu xứ sở này.
Sự biến tháng 11 năm 1989 qua một thời gian được lý giải như sau: “Đó là sự nổi dậy của nhân dân bị áp chế kiên quyết lật nhào nhà độc tài tàn bạo, kẻ đã hạ lệnh xả súng bắn những người công nhân nghèo khổ”. Nhưng càng về sau nữa, các nhà nghiên cứu đặt ra nhiều câu hỏi quanh biến cố đó. Liệu có phải sự biến ở Rumania là sự chín muồi của các mâu thuẫn tích tụ tự bên trong đất nước? Hay là có sự chỉ đạo của những bàn tay lật đổ chuyên nghiệp? Phải chăng tội phạm của hành động đàn áp đẫm máu là những kẻ điều hành của cơ quan phản gián Rumania, trung thành với Seausescu? Tại sao những người nổi dậy chỉ kịp hành quyết với riêng người đứng đầu nhà nước mà không có thêm những cánh tay, đôi mắt của Seausescu?

BƯỚC RA TỪ BÓNG TỐI
Nicolae Seausescu lên nắm cương vị người lãnh đạo Đảng Công nhân Rumania vào năm 1965, lúc 47 tuổi, sau cái chết của George Georgiu, người đứng đầu Đảng Công nhân Rumania suốt 17 năm. Giống như Leonid Bregienev ở Liên Xô, Nicolae Seausescu được coi như một người làm công tác đảng có ảnh hưởng, đại diện cho lớp lãnh đạo trẻ.
Và cũng giống Breginev, những cán bộ cấp cao của Đảng Công nhân Rumania đánh giá Nicolae Seausescu không giống nhau. Nhưng Seausescu rất nhanh chóng nổi bật bởi đã lên tiếng gay gắt phê phán phương pháp lãnh đạo đã lỗi thời của giới quan chức trước ông ta.
Để tạo uy tín cho bản thân và khẳng định sự đổi mới trong đường lối, Seausescu cho thay đổi tên nước ngay: từ Cộng hòa nhân dân Rumania chuyển thành Cộng Hòa XHCN Rumania.
Chỉ hai năm sau, Nicolae Seausescu nắm giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng nhà nước, tập trung vào tay mình toàn bộ quyền lực của nhà nước, của đảng.
Với Seausescu, Rumania tiến hành một đường lối đối ngoại độc lập, thân với các nước phương Tây hơn. Seausescu đã không đồng ý việc đưa quân đội của các các nước tham gia Hiệp ước Varsava vào Tiệp Khắc, năm 1968; lên tiếng phản đối cả việc Liên Xô đưa quân vào Apganhitstan năm 1970. Còn qua năm 1984, khi Liên Xô tẩy chay Thế vận hội Mùa hè của Mỹ ở Los Angeles, Rumania vẫn cử vận động viên tham gia thế vận hội này.
Vào năm 1974, khi diễn ra việc thay đổi hiến pháp ở Rumania, Nicolae Seausescu trở thành Tổng thống nước cộng hòa XHCN này.

PHẦN TỬ TỰ DO CỦA PHE XHCN    
Những năm đầu điều hành đất nước, Seausescu được ghi nhận bởi nhiều cải cách dân chủ, cởi mở, bởi thái độ “ mềm “ hơn với những ai không đồng chính kiến. Giới lãnh đạo Rumania còn cho phép công dân tự do xuất cảnh, còn bộ phận lãnh đạo tư tưởng văn hóa cho phép nhập khẩu báo chí nước ngoài…
Seausescu, với tư cách là một người cộng sản cấp tiến có quan hệ tốt với nhiều nước phương Tây. Nền công nghiệp của Rumania dười thời Seausescu cũng được quan tâm phát triển, bởi người đứng đầu nhà nước mong muốn trong tương lai Rumania thoát khỏi một nước nông nghiệp…
Nhờ tất cả những biện pháp như vậy nền kinh tế đất nước này phát triển như bão tố vào năm 1974, tổng thu nhập về sản xuất công nghiệp tăng hơn 100 lần nếu so sánh với năm 1944.

TỔNG THỐNG CHỐNG NỢ
Nhưng chẳng bao lâu sau nẩy sinh những vấn đề mới. Nạn khủng hoảng sản xuất thừa đe dọa xứ sở này. Bởi sản phẩm công nghiệp làm ra không tìm được nguồn tiêu thụ của các nước trong khối SEV (Hợp tác tương trợ kinh tến giữa các nước XHCN); còn muốn xuất sang các nước phương Tây thì không đủ sức cạnh tranh.
Seausescu- người lãnh đạo đầu tiên của một nước thuộc phe XHCN cảm nhận ra ánh hào quang của những khoản vay nợ hàng triệu dollar từ các nước phương Tây, cũng lại là người cảm nhận ra tác động bóp hầu bóp cổ của những khoản tiền vay mượn này.
Để tránh rơi vào tình trạng làm nô lệ cho những khoản vay nợ của phương Tây mà Seausescu không muốn, vào năm 1983 sau một cuộc trưng cầu dân ý, Seausescu ra lệnh cấm việc trao đổi qua lại tự do với phương Tây.
Phương Tây vạch cho Seausescu một lối thoát mới: Sẽ kéo dài thời hạn trả tất cả các khoản nợ, đổi lại Rumania phải ra khỏi Hiệp ước Varsava, Khối SEV, ngưng mọi quan hệ hợp tác với Liên Xô.
Seausescu từ chối đề nghị ấy một cách cương quyết. Nguyên nhân của sự từ chối này không chỉ, không phải ở lòng trung thành với lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, mà là ở chỗ thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào Liên Xô, Rumania không tránh khỏi sẽ phụ thuộc vào phương Tây. Phải tách ra khỏi phe XHCN cũng lại là điều khiến Seausescu sợ hãi.  
Để gom tiền trả những món nợ vay của phương Tây, tại Rumania đã tiến hành những biện pháp của một nền kinh tế nghiệt ngã. Khoai tây, dầu lửa bắt đầu bán theo tem phiếu. Điện thì tinh theo giờ. Đời sống của người dân Rumania tụt thấp; nhưng tiếng tăm của Seausescu lại tăng lên.
Kết quả là một số thành quả dân chủ, tự do ở nước này chẳng còn lại là bao ! Trong nước thiết lập những luật lệ nghiệt ngã, nạn sùng bái cá nhân Seausescu tăng thêm. Những người thuộc phe cánh Seausescu hoặc người trong gia đình ông ta nắm giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước. Cơ quan an ninh, cảnh sát thằng tay trấn áp những biểu hiện bất mãn của nhân dân.
Seausescu bất chấp tất cả…Đến tháng 4 năm 1989 công nợ nước ngoài đã thanh toán xong, nhưng tình hình kinh tế trong nước cực kỳ nặng nề, phức tạp.

CUỘC CHIẾN ĐẤU TRÊN HAI MẶT TRẬN
Càng phức tạp hơn khi về mặt đối ngoại Seausescu không biết dựa vào ai? Phương Tây không chấp Seausescu từ chối lời mời mọc của họ nhưng coi Seausescu là “ anh bạn khó chơi”. Tại Liên Xô công việc Cải tổ bắt đầu bùng phát. Gorbachov khuyên Rumania nên theo đường lối của họ. Nhưng Seausescu không tán thưởng công cuộc đổi mới của Gorbachov. Là một chính khách không biết nể sợ cơn thịnh nộ của Bregienev vào hai năm 1968 và 1979, bây giờ Seausescu cũng không ngán ngại mất lòng Gorbachov. Hơn thế, vào tháng 8 năm 1989, khi sự ủng hộ của Liên Xô đối với các nước XHCN ở Đông Âu đã có nhiều rung lắc, trong dịp kỷ niệm 45 năm ngày Rumania được giải phóng khỏi ách phát xít, Nicolae Seausescu đã tuyên bố xanh rờn: “Chỉ khi nào sông Đanuyp chảy ngược, Romania mới tiến hành cải tổ!”.
Cuộc gặp gỡ lần cuối giữa Gorbachov và Seausescu diễn ra tại Moskva vào ngày 6 tháng 11 năm 1989, theo lời của các đại biểu đoàn Rumania thì Gorbachov đã tuyên bố thẳng thừng với Seausescu rằng, Rumania không chịu tiến hành cải tổ tất sẽ nhận lấy hậu quả!
Seausescu như bị hóc xương, cả đối với phương Tây lẫn Liên Xô, cả với tình thế trong nội tại Rumania. Báo chí Xô Viết bắt đầu gọi ông ta là “ phần tử Stalin”, còn ở phương Tây người ta quên ông là “chàng trai tốt bụng của Rumania” mà đã coi ông là “một nhà độc tài quái gở”.
Seausescu rơi vào tình thế “ một mình chống chọi tất cả”. Nhưng ông ta vẫn nghĩ rằng mình nắm vững tình thế đất nước trong tay!

CƠN BÙNG PHÁT TẠI TIMISOAR  
Ngày 16 tháng 11 năm 1989 bắt đầu cơn bùng phát tại thành phố Timisoar mà người cầm đầu là Laslo Chiokesa- một người gốc Ba Lan chống đối chính quyền cộng sản và cũng là một trong những thủ lĩnh của phong trào đòi ly khai, với chủ trương giành quyền tự trị cho những vùng đất Rumania có nhiều người gốc Bal an sinh sống.
Những khẩu hiệu của phong trào đòi quyền tự trị này nhanh chóng nhuốn màu sắc chống cộng, bắt đầu từ một số địa phương.
Cần phải ghi nhận rằng trong cơn bùng phát này có sự tham gia của những người dân bình thường phẫn nộ vì đời sống quá khó khăn. Sự trấn áp của chính phủ càng dấy lên cơn phẫn nộ ở khắp cả nước.
Từ đêm 16 sang ngày 17 tháng 11 sự trấn áp càng tăng thêm. Không ghi nhận được đã có bao nhiêu người thiệt mạng tại Timisoar. Những sự đánh giá tương đối khách quan cho rằng con số ấy là vài chục người. Nhưng khắp nước loan đi tin đồn - và lập tức được báo chí phương Tây hưởng ứng thổi lên rằng số người thiệt ở Timisoar là vài trăm, có khi tới vài ngàn người. Con số ấy dần phồng nở lên tới 60 ngàn người. Mãi sau này con số ấy mới được xác thực: Không chỉ riêng ở Timisoar mà trên khắp cả nước trong thời gian xẩy ra khủng hoảng, cả hai phía bị thiệt mạng là 1100 người và 1400 người bị thương. Như vậy câu chuyện về “60 ngàn người thiệt mạng” thực chất chỉ là đòn kích động, đổ thêm dầu vào lửa để tăng thêm sự phẫn nộ của những đám đông.

BÀI DIỄN VĂN CUỐI CÙNG CỦA NHÀ ĐỘC TÀI
Không thể đạt tới sự bình ổn trở lại tại Timosoar. Ngày 20 tháng 11 Seausescu lên tiếng trên Đài truyền hình quốc gia. Một phần tư thế kỷ sau, người ta vẫn còn ngạc nhiên về tính logic và sự sáng suốt trong bài phát biểu ấy. Seausescu tuyên bố rằng những đụng độ xẩy ra tại Timisoar là theo sự khích động của “ các nhóm bất mãn thường phán đối lại những quyết định hợp hiến, rằng tình trạng hỗn loạn ấy lại được sự ủng hộ của các cơ quan điệp vụ nước ngoài, rằng mục đích của các cuộc gây rối này nhắm “phá vỡ nền độc lập, tính toàn vẹn và uy tín quốc gia của Rumania, nhắm đưa xứ sở này trở về thời kỳ thống trị của các ông chúa đất, phá hủy những thành quả của chủ nghĩa xã hội”.
Liệu Seausescu miêu tả có đúng không cái kịch bản vào thời điểm đó khá nổi tiếng với tên gọi “cuộc cách mạng màu”? Tất nhiên điều này không gạt bỏ yếu tố trong những cuộc đụng độ kia, ngoài những phần tử gây rối còn phải kể tới sự tham gia của những người dân thường quá nghẹt thở vì đời sống kinh tế trở nên rất khó khăn- điều thường thấy ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Seausescu cũng phát biểu hoàn toàn theo những gì quen thuộc. Ngày 21 tháng 11 năm 1989 tại Bucares đã xẩy ra tới hơn 100 ngàn người ủng hộ Tổng thống. Đương nhiên, tập hợp được chừng ấy con người cũng không hoàn toàn do ý muốn của họ mà có sự can thiệp của nhiều biện pháp khác. Chính từ chỗ yếu này những người đối lập đột nhập trong các đám đông bằng sự gây rối và kích động đã gây ra sự lộn xộn, mất trật tự làm gián đoạn bài phát biểu của Seausescu từ ban công dinh Tổng thống. Sự kích động của những phần tử đối lập này không phải là sự bịa đặt của những người ủng hộ Seausescu mà sau này khi Seausescu đã bị lật đổ, chính Cazimir Ionescu, một trong những thủ lĩnh của Mặt trận cứu quốc tức tổ chức tiến hành âm mưu lật đổ đã công khai thừa nhận.

CUỘC CHẠY TRỐN
Nicolae Seausescu rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Ông ngưng bài phát biểu giữa chừng. Khi ông ta rời khỏi ban công phủ Tổng thống tức thị cũng là chấp nhận sự thất bại.
Tình trạng hỗn loạn kéo dài tại thủ đô Bucaret vài tiếng đồng hồ. Vang lên mấy loạt súng mà không rõ ai bắn và bắn vào ai. Buổi sáng ngày 22 tháng 11 thì có tin bộ trưởng Bộ Quốc phòng Rumania Vasil Milia đã tử vong. Chứng cớ chưa được xác nhận nhưng những phần tử đối lập đã tuyên bố ông Bộ trưởng bị bắn vì từ chối lệnh nổ súng bắn vào đám đông. Sau tin này, tình thế nghiêng hẳn về phia những kẻ đối lập, càng có lợi hơn khi quân đội phân rã. Phe nổi dậy chiếm lấy trung tâm truyền hình và tuyên bố sự sụp đổ của chế độ Seausescu.
Tại Bucares diễn ra những cuộc đọ súng giữa những đơn vị quân đội còn ủng hộ Seausescu và số lính đã ngả theo phe đối lập. Lúc này Seausescu không còn ở thủ đô. Ông ta đã tẩu thoát trên chiếc trực thăng đậu ở nóc tòa nhà Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Rumania. Cùng đi với ông, có bà Elena-vợ ông, cựu thủ tướng Manhia Menscu và cựu Bộ trưởng lao động Emil Bobu.
Menscu và Bobu lưu lại tại khu nhà nghỉ của tổng thống tại hồ Snagov, nơi chiếc máy bay trực thăng dừng giữa chừng để tiêp thêm xăng. Seausescu định nối liên lạc với chỉ huy trưởng các quân khu còn trung thành với ông ta. Cuối cùng ông ta cũng nhận được sự ủng hộ từ thành phố Piesti. Ngay thời điểm này Bộ trưởng quốc phòng mới là Viktor Stenculescu hạ lệnh cho bắn hạ chiếc trực thăng chở Seausescu. Biết được tin này viên phi công lái trực thăng hạ cánh trên cánh đồng gần thành phố Tưrgoviste và tuyên bố đứng về phe những người nổi dậy.
Seausescu cùng bà vợ và những người hộ tống cố gắng tới thành phố Piesti trên xe ô tô. Nhưng ngay tại thành phố Tưrgoviste họ đã rơi vào tay những người nổi dậy.

PHIÊN TÒA CHÓNG VÁNH
Nicolae và Elena Seausescubị giam nhốt 2 ngày đêm tại một trại giam quân sự của một đơn vị vệ binh của thành phố Tưrgoviste. Và ngay tại thành phố này một phiên tòa quân sự được thiết lập để xử tội Seausescu.
Nghịch cảnh là ở chỗ người nêu ra ý kiến thiết lập tòa án quân sự lâm thời xử Seausescu không ai khác chính là Bộ trưởng quốc phòng Stenculescu- người đã từng chỉ huy đàn áp những cuộc nổi dậy tại thành phố Timisoare, từ đó bắt đầu những chính biến tại Rumania. Vì quyết định này, vào năm 2008 Stenculescu bị đưa ra tòa.
Ngày 25 tháng 11 năm 1989 Bộ trưởng Stenculescu vội vã xét xử ông Tổng thống vừa bị lật đổ. Công tố viên chính của phiên tòa là thiếu tướng Jorzin Popa, phó chủ tịch tòa án quân sự ở thành phố Bucares. Ông này được điều cấp tốc tới Tưrgoviste và cũng chỉ mới được biết ông ta sẽ xử tội ai khi phiên tòa vừa bắt đầu.
Nicolae và vợ ông, bà Elena Seausescu bị buộc tội đã phá hủy nền kinh tế của đất nước; dùng lực lượng vũ trang chống lại nhân dân và nhà nước, phá hủy hiến pháp và phạm tội diệt chủng.
Trong suốt hai giờ, phiên tòa giống như một cuộc cãi vã. Có cảm giác, Seausescu hiểu rõ phiên tòa sẽ kết thúc ra sao. Thành thử ông ta không chỉ trả lời những câu hỏi của công tố viên mà còn cố gắng tựa như tổng kết cuộc đời mình. Seausescu nói rằng, ông ta đã bảo đảm cuộc sống cho người Rumania, đã tạo cho họ mọi điều kiện sống khá giả cùng công ăn việc làm; đã khiến nước Cộng hòa XHCN Rumania thành đối tượng ghen tị của toàn thế giới. Liệu Seausescu có biết rằng mình đang dối trá hay thực sự ông nhìn thấy công lao của mình ở những gì như ông đang cao giọng nói trước tòa?
Công và tội của Seausescu ra sao? Quả là một phiên tòa kéo dài trong hai tiếng đồng hồ không thể làm rõ trắng đen. Bản thân ông Tổng thống bị lật đổ cũng không có ý định làm rõ công tội như vậy. Thực thi những nghi thức áp đặt, phiên tòa tuyên bố Nicolae và Elena Seausescu đã thừa nhận là những người có tội trong tất cả những gì công tố viên đã kết luận. Tòa nghị án ở mức hình phạt cao nhất: tử hình và tịch thu tất cả tài sản thuộc sở hữu của hai vợ chồng.

CHIẾN DỊCH MANG TÊN “TIÊU DIỆT”
Theo bản nghị án, vợ chồng Seausescu sẽ có 10 ngày để kháng án. Nhưng những kẻ nổi dậy không hề cho vợ chồng Seausescu tiếp xúc với bất cứ ai.
Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 Nicolae và Elena Seausescu bị điệu ra sân của nhà tù, bắt đứng úp mặt vào tường và nhận những viên đạn của đội thi hành án.
Ba ngày sau, vụ hành quyết được công chiếu trên đài truyền hình Rumania. Thi hài hai vợ chồng ông Tổng thống bị lật đổ đã được đưa về chôn tại nghĩa trang Ghencha, thủ đô Bucares.
Đường lối chính trị mà Seausescu gây ảnh hưởng tới rất nhiều người trong mấy năm cuối đời của ông ta-dĩ nhiên từ nay đã chấm dứt. Nhưng những sự biến diễn ra tại Rumania vào tháng 11 năm 1989 cũng không bao giờ được công nhận là cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Chúng chỉ là một chiến dịch có suy nghĩ và có tổ chức nhắm thay đổi một thể chế và lật đổ một người đứng đầu quốc gia đã không còn hợp thời.
Trong những lời buộc tội của phiên tòa quân sự vội vã ở thành phố Tưrgoviste nói rằng vợ chồng Seausescuc có các tài khoản gửi ở các ngân hàng nước ngoài. Quả là hai vợ chồng Tổng thống bị lật đổ có ý định chạy trốn ra nước ngoài và nếu có khoản tiền cướp đoạt của nhân dân Rumania gửi ở các ngân hàng ngoại bang họ có thể sống ung dung suốt cả cuộc đời. Số tiền trong các tài khoản ấy theo các nguồn tin thường khác xa nhau:  400 triệu hoặc hơn 1tỷ dollar (!?)
Sau hơn 20 năm điều tra, nghiên cứu, người đứng đầu Ủy ban đặc biệt của Quốc Hội Rumania Sabin Cutae đã tuyên bố: “Lắng nghe rất nhiều chứng nhân thông thạo các nguồn tin về những tài khoản bí mật của vợ chồng Nicolae Seausescu, trong số các chứng nhân đó có ông Chủ tịch Ban điều hành Ngân Hàng Trung ương Ruimania, cũng như nhiều người lãnh đạo các ngân hàng khác trong nước, cùng với nhiều nhà báo..chúng tôi đi tới kết luận: Nicolae Seausescu không có tài khoản nào ở các ngân hàng nước ngoài và cũng chưa bao giờ chuyển tiền của quốc gia ra nước ngoài”.

TÔ HOÀNG 
 ( Theo “Nhân chứng và Sự kiện” - Nga )