Không một nhà văn nào trên thế giới này được hưởng niềm vinh quang lớn lao, vang dội ngay khi còn sống như Makxim Gorky. Trước khi ông qua đời, mang tên ông đã có cả một thành phố (tên cũ Nizni Novgorod), một đường phố ở Moskva, hai nhà hát ở những thành phố lớn, một chiếc tầu thủy, một chiến hạm, một máy bay, một trường Đại học dành cho việc truyền đạt kiến thức viết văn (thường gọi là Học viện Gorky)




“TÔI LÀ MỘT NGƯỜI CUỒNG NHIỆT
Vinh quang lừng lẫy, lượng đầu sách phát hành khổng lồ, cuộc sống hàng ngày có phần vương giả và niềm say mê chủ nghĩa xã hội – những điều như vậy rốt cuộc khiến ông như một người có tội khi tự biến Nhân vật- Chim báo bão do mình sáng tạo ra thành một thứ phi nhân vật. Tiếng tăm toàn thế giới của Makxim Gorky đã khiến nhà văn Nga, giải thưởng Nobel Ivan Bunhin khó chịu: “Không cần đánh phấn, vẽ râu thêm, ông ta đã là một nghệ sỹ vĩ đại. Nói đúng ra, ông ta có tài, nhưng ông bị lút chìm trong quá nhiều thứ đơm đặt, thổi phồng”. Nhưng nhà văn Dmitri Svetaev đánh giá Gorky cao hơn Bunhin. Đại văn hào Lev Tolstoi, người xưa kia Gorky đã coi là thần tượng, đọc một số tác phẩm của Gorky thì thốt lên: “Quái đản, bịa tạc, ghê tởm”. Nhà văn Anh- Herbert Welles thì cho rằng “đó là một phần tử Stalinist, bảo vệ tất cả những gì Stalin đã làm”. Vì thế theo Welles, Gorky đã phải trả giá cho mọi thứ và cho “cuộc tình với cách mạng, với chính quyền. Makxim, người con trai mà Gorky hết sức yêu quý (có giả thuyết anh này được bầu vào chính phủ Xô Viết) chết năm 1934. Sự vỡ mộng của Gorky với chính quyền. Cái chết quằn quại của ông vào năm 1936 ở tuổi 68 (có giả thuyết bị đầu độc?). Và cái kết của cuộc đời là một hộp vuông trên tường Điện Kremli- nơi Stalin sau này cũng nằm tại đây.

Bề ngoài bình thản, kiềm chế, mềm mỏng và nhẹ nhàng trong giao tiếp với những người xung quanh, “dễ dàng chảy nước mắt, với cặp mắt xanh  đầy biểu cảm và hơi đặc biệt (như những người cùng thời với Gorky đã nhớ như vậy, Gorky đã tự khẳng định như sau: “Tôi là một người cuồng nhiệt. Năm lên 10 ông đã tham dự một cuộc thi nằm dưới gầm xe hỏa: “Khiếp hãi, nhưng cảm thấy thích thú vì mình được bay trên bọn rắn rết!. Năm 19 tuổi, nghiên cứu sơ qua bản đồ cơ thể học nhưng dẫu sao vẫn bắn không trúng đích một trái tim. Trái tim của một mối tình bất hạnh, bị thất bại: “Sao ta lại khoác cho em tấm áo choàng sặc sỡ của những mơ tưởng đến vậy? Ta yêu em, nhưng ta biết rằng đó chỉ là ta tự lừa dối ta, rằng ước mơ của ta không phải là em!”. Trong cuộc đời của Gorky đã từng hiện hữu 3 trái tim đàn bà như thế. Mỗi một người trong số đó đều đẹp, tài năng, thông minh, tính cách và bản lĩnh. Cả ba người, thật đáng ngạc nhiên, đều biết cư xử với nhau thật tuyệt vời. Khi Gorky còn sống, cả 3 tựa như cùng sống chung “dưới một mái nhà. Ấy vậy, khi đã ngả chiều xế bóng Gorky lại thú nhận: “Tôi rất cô đơn. Tôi ngán đến tận cổ mọi điều”.

NỮ THẦN HỢP PHÁP
Người vợ có hôn thú đầu tiên của Makxim Gorky là Ekaterina Peskova (họ thật là Vozina). Bà sống tận tới năm 1965, thọ 89 tuổi. Bà cứ ở vậy như thế sau ngày Gorky mất (1936), không tái giá thêm một lần nào nữa. Hai người có mấy mặt con: cô con gái Cachia, chết khi còn nhỏ. Cậu con trai Makxim mà Gorky rất yêu quý, có vợ, có hai con gái, cả gia đình cùng sống với Gorky ở Italy sau chuyển về một dinh thự ở Moskva.

Chàng thanh niên Aleksei Peskov (tên thật của Makxim Gorky) làm quen với cô thiếu nữ dòng dõi quý tộc Cachia (Ekaterina) tại tòa soạn báo Xamara. Cả hai đều say mê cách mạng và văn chương. Peskova lần đầu tiên nhìn thấy người chồng tương lai khi chàng trai đang quay cuồng nhẩy múa trên một chiếc bàn tại tòa soạn báo. Thói quen vui vẻ đó diễn ra ở báo này vào những bữa ăn sáng. Nhưng từ ngày Peskova xuất hiện tại tòa báo với tư cách biên tập viên, thói quen đó liền chấm dứt. Và chàng phóng viên chuyên viết phóng sự Peskov cũng trở nên biết kiềm chế hơn khi làm việc. “Tôi yêu anh ấy không chỉ như một người đàn ông, mà là yêu một người bạn, mà còn có thể là hơn thế!.  Hai người sống với nhau được 7 năm. Sau đó Gorky chạy theo một bóng hồng khác- Maria Andreeeva- nữ diễn viên xinh đẹp của Nhà hát Nghệ thuật nổi tiếng. Nhưng coi nhau như những người bạn, Gorky và bà vợ đầu vẫn sống chung cho tận tới khi một trong hai người nhắm mắt xuôi tay. Viện Lưu trữ Gorky còn giữ được hơn 600 bức thư Gorky và Peskova gửi cho nhau, với những lời mở đầu như: “Bạn thân yêu của tôi!”, “Em, con người dịu dàng, hiền hậu của tôi!”, “Con gái thân yêu của ba!”.

 Bà Maria Andreeva sinh cho Gorky hai người con và bà là người vợ ngoài giá thú của nhà văn ( mang họ chồng Maria Peskova). Trong chuyến đi cùng Gorky sang Mỹ, báo chí đã viết bài nói xấu Maria Peskova, thậm chí không cho 2 đứa con giữa Gorky và bà vào lưu trú tại khách sạn, với lý do chúng là những đứa trẻ ngoài hôn phối. Maria Peskov đành phải tạm rời xa những đứa con, thậm chỉ cả công việc ở nhà hát để hơn mười năm như hình với bóng của Makxim Gorky.  

Say mê Gorky như một nhà hoạt động cách mạng, tại Petrograd, nữ diễn viên Maria Andreevna thường xuyên lui tới những đại gia- vốn là những ai sủng mộ bà để quyên góp tiền ủng hộ cho cách mạng. Trong số đại gia đó có tỷ phú Savve Morozov. Khi tỷ phủ này tự tử (cũng có giả thuyết do những người bolsevist bắn chết), ông ta đã để lại một tấm ngân phiếu 100 ngàn rup cho Maria Andreievna. Bà đã giữ lại 40 ngàn rúp, còn ủng hộ cách mạng 60 ngàn rúp. Bà dũng cảm vượt qua tình cảnh “ngoài hôn thú” luôn tiếp đón bà vợ đầu của Gorky như một người bạn. Và khi đã bước qua tuổi 52, Maria Andreevna đã chấp nhận người tình thứ 3 của Gorky-cũng là mối tình cuối cùng của văn hào- cô gái trẻ 26 tuổi Maria Budberg (họ Jacrevskaia ). 
   
Chấp nhận cả cuộc tình thoáng qua của Gorky với người vợ của bạn diễn ra vào năm 1910- theo tin đồn cô gái này đã sinh cho văn hào một cậu con trai. Maria Andreievna không giữ nổi cái thai với Gorky, khi bà ngã trên sân khấu và bản thân cũng vĩnh biệt cõi đời luôn. Người nữ diễn viên này còn để lại những dòng lưu bút như sau: “Tôi với anh Peskov đã từng có những thời kỳ khá dài hết sức hạnh phúc, thực sự gần gụi, hiểu biết, thông cảm với nhau. Nhưng tất cả bị thay bằng những ngày tháng không hiểu nhau, xung khắc, đau đớn và buồn tủi”. Makxim Gorky gọi Maria Andreevna là “Người bạn gái tuyệt vời, “Mãi mãi biết ơn Maruxia. Nhưng đồng thời cũng thú nhận “những cặp yêu nhau thường bị cưa cắt bởi những lưỡi cưa cùn”, “Tôi không cần ở ai một điều gì đặc biệt cả. Tôi chỉ ước ao một điều: Hãy dành cho tôi sự bình an để làm việc. Và vì điều ấy hãy chấp nhận sẵn sàng trả bằng mọi giá”. Thật thú vị, nghĩ đến mối tình này, bây giờ người ta thường ví Maria Andreevna như nàng Margarita, còn Gorky như Người thợ cả trong tiểu thuyết “Thợ cả và Margatia “ của nhà văn Mikhail Bungakov. Còn từ nguyên mẫu này nhà văn Nga-Xô Viết Aleksei Tolstoi đã tạo nên nữ nhân vật Malvina. Bản thân Maria Adreevna đã tổng kết đoạn đời ngọt ngào và cay đắng của mình với Gorky như sau: “ Tôi đã không đúng khi tôi bỏ rơi ông. Tôi đã hành động như một người đàn bà mà lý ra tôi phải xử sự khác đi. Đó dầu sao cũng vẫn là Makxim Gorky!.

“CON MÈO NHỎ “ BẰNG THÉP
Tác giả chuyên viết chân dung Nina Berberova đã dễ dàng viết ra cuốn sách “Người đàn bà thép kề về Maria Zakrevskaia Budberd- người đàn bà thứ 3 đã đi qua cuộc đời Makxim Gorky. Tác giả tự đặt tên cuốn sách như vậy, nhưng vì là chỗ bạn bè thân thiết với nhân vật trong sách, bà Nina Berberova nhìn thấy trên gương mặt, trong nụ cười của nhân vật “ nét gì đó của loài mèo “. Bản thân Gorky thì cho rằng Maria Zakrevskaia Budberd là “ người phụ nữ Nga nhất trong các phụ nữ Nga”. Văn hào đã đề tặng bà cuốn tiểu thuyết còn dở dang có tựa đề “Cuộc đời của Clim Samghin với cái tên thời con gái của bà Maria Ignachieva Zakrevskaia.

Với trí óc sắc sảo của đàn ông, tính cách mạnh mẽ và sự khoáng hoạt trong tâm hồn- tất cả đặc điểm ấy đã khiến Maria Zakrevskaia Budberd thu hút được sự chú ý và lời ngợi khen của những ai đã từng tiếp xúc với người đàn bà này. Nhan sắc không thuộc hàng tuyệt thế giai nhân, nhưng với gương mặt mọi đường nét đều rõ ràng, lưỡng quyền cao, ánh mắt nghiêm trang và thông minh ở Maria Zakrevskaia Budberd lại toát ra vẻ đẹp mang nét riêng. Có thể ở người phụ nữ này ẩn chứa một sức quyến rũ khó ai cưỡng nổi, vẽ nữ tính hòa quện với sự quyết liệt “ khiến bất cứ người đàn ông cũng như ruồi không thoát ra khỏi mạng nhện”-như tác giả cuốn sách ” Người đàn bà thép” đã viết như thế. Ở tuổi 50, Makxim Gorky nhìn thấy Maria Zakrevskaia Budberd liền như bị trúng tiếng sét ái tình. Chẳng bao lâu sau cô gái đã trở thành thư ký riêng, nhân viên phiên dịch (Maria biết 5 ngoại ngữ), người điều hành công việc của Gorky. 

Văn hào thường ủy thác cho người tình thứ 3 này đi thăm nom đàn con của ông hoặc sang Londonbàn công việc với nhà văn Anh Herbert Welles. Và hậu họa đã xẩy ra Maria Zakrevskaia Budberd song hành vừa cặp bồ với nhà kinh điển của giai cấp vô sản và nhà văn viết truyện viễn tưởng người Anh Herbert Welles. Trước những lời trách móc của Makxim Gorky, Maria Zakrevskaia đã cất tiếng cười: “Sao đây? Chả lẽ với một người đàn bà yêu đương say đắm như tôi thì yêu cả hai người đàn ông một lúc là nhiều à?. Và Maria Zakrevskaia chia tay với Gorky. 

Còn nhà văn Anh Herbert Welles trở thành chồng của bà ta và cuộc tình của họ kéo dài tới 12 năm.Khi chết nhà văn Anh để lại cho bà vợ 100 ngàn dollas để bà ta có dấn vốn sinh sống.

Maria Zakrevskaia đã khéo léo biến đời mình thành huyền thoại, thành một mối tình phiêu lưu. Bà ta không để lại nhật ký, hồi ký, tùy để thiên hạ phán xét. Nhiều ức thuyết đã cho rằng bà ta là gián điệp Đức, gián điệp Anh hoặc là cộng tác viên của chính phủ Nga-Xô Viết. Bà ta cũng đã tự thiêu hủy hồ sơ lưu trữ của mình. Người nào gặp bà ta khi về già ( Maria Zakrevskaia sống tới năm 82 tuổi ) đều nhớ rõ hình ảnh một người đàn bà rất cao lớn, nghiện thuốc lá nặng, từ sáng tới tối khuya không bao giờ rời bình rượu vodka. Makxim Gorky chết trên tay bà tại Gorki. Có giả tuyết văn hào chết vì bị Maria Zakrevskai đầu độc theo lệnh của I.Stalin. Đấy cũng là giai thoại cuối cùng về người đàn bà có một cuộc sống quá phóng túng và đầy bí hiểm này.
TÔ HOÀNG
( theo “Sự thật thanh niên”- Nga )