Đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục bùng phát hình như khiến chúng ta quên mất đang bước vào mùa trao giải Nobel. Xin giới thiệu với bạn đọc, một bài khá gay gẳ để hiểu thêm cách nhìn nhận, đánh giá Giải thưởng Nobel không phải ở đâu, lúc nào cũng đồng nhất như nhau…


THẤY GÌ TỪ GIẢI NOBEL VĂN HỌC CỦA NƯỚC NGA-XÔ VIẾT TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH?

(Bài trên báo “Người quan sát - Trung Quốc)

…Hiện nay ngoại trừ Giải thưởng Nobel trao cho lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, các giải thưởng khác như Giải Nobel hòa bình và Giải Nobel văn học, không còn được chú ý nhiều.

Trong điều kiện dịch Covid đang hoành hành trên toàn thế giới, cuộc đấu tranh tư tưởng giữa phương Đông và phương Tây ngày càng trở nên dữ dằn, quyết liệt.

Tại Trung Quốc gần đây một lần nữa lại nổi lên vấn đề về một số tác giả đã được trao giải Nobel Văn học ở nước Nga thời Xô Viết. Ví như khi có ai đó trong một bài báo nào đó bắt đầu cất lên cái giọng dạy đời để phê phán tác giả “Nhật ký Vũ Hán” (hồi ký online được viết trong thành phố cách ly bởi nữ văn sỹ Phương Phương ), lập tức có người khác lên tiếng ngay: “Bạn sao vậy, bạn chưa đọc Solzhenitsyl à? Liệu bạn đã biết có nhà văn Xô Viết là Aleksandr Solzhenitsyl đã từng được nhận Giải Nobel văn học chưa?. Và tiếp tục một giọng tương tự, nếu bạn chưa đọc tác phẩm của ông ta hoặc nói chung ra bạn chưa biết con người đó là ai, thì về đại thể bạn hoàn toàn không có quyền nói như thế. Điều này thật đáng buồn cười. Không quan trọng, xét từ mặt nào, những sự so sánh như vậy là không đồng cân đồng lạng. Tồn tại một quan điểm khác như thế này: Khi tác giả “Nhật ký Vũ Hán gặp phải phản ứng của số đông, thay cho việc xem xét lại những thiếu xót của mình trong việc giao tiếp với công chúng, nữ văn sỹ lại thách đố công luận: Hãy cứ xuất bản sách của tôi tại Mỹ xem sao!?

Cùng thời điểm đó trong các nhóm xã hội nghe được một giọng điệu đối lập khác: Chẳng lẽ những ai viết nên những dòng nhật ký như thế, đã xâm phạm luật xuất bản? Chẳng lẽ không còn tự do ngôn luận sao? Vì cơn cớ gì lại làm ầm lên quanh những dòng nhật ký như thế, mà không nghĩ rằng nên tiếp nhận nó như là những sáng tác nghiêm túc? Có không ít người cho rằng tốt hơn cả là đừng đụng chạm tới. Những ý kiến đối lập như vậy khởi xướng bởi các thế lực thù địch quốc tế lại được công khai th nổi trong môi trường các chính kiến xã hội. Cần phải nói ngay rằng điều đó rất nguy hiểm đối đảng chính trị của bất cứ đất nước nào và hoàn toàn phá hủy cuộc đấu tranh chung vì những mục tiêu cao cả.

Vậy có thể đặt câu hỏi, liệu một số sáng tác của các nhà khoa học và các nhà văn có ảnh hưởng tới an ninh chính trị của một đất nước hay không? Tôi muốn kể về 4 giải thưởng Nobel Văn học mà các nhà văn Nga-Xô Viết đã từng được trao tặng. Sau những tìm tòi, nghiên cứu kỹ lưỡng, lâu dài đã chứng tỏ những giải thưởng ấy bộc lộ mối quan hệ gắn kết giũa lĩnh vực văn học-nghệ thuật và đường lối chính trị của đất nước Xô Viết.

Trước hết, tôi muốn làm rõ hơn thái độ cách xem xét của tôi. Tôi cho rằng có sự hiện hữu mối quan hệ giữa văn học và chính trị. Từ các tác phẩm kinh điển của Marx, Elghen, Lenin hoặc các trước tác của Mao Trạch Đông được trình bày trong “Những bài phát biểu tại Hội nghị về văn học nghệ thuật ở Diên An” hay diễn văn quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình của chúng ta trong những năm gần đây về văn học nghệ thuật, chúng ta có thể rút ra kết luận chủ yếu như sau: Văn học và Nghệ thuật không đơn giản chỉ là phương tiện giải trí. Văn học nghệ thuật trực tiếp liên quan mặt thiết với an ninh và lợi ích của dân tộc. Tôi luôn luôn ủng hộ quan điểm đó. Những ví dụ lịch sử sừng sững như núi: Bài học và sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết đã là minh chứng quá đủ.

Như vậy, từ ví dụ về bốn nhà văn nhận giải thưởng Nobel ở nước Nga-Xô Viết cũ, chúng ta có thể nhìn ra ảnh hưởng vô cùng lớn của các nhà văn này với toàn bộ hệ tư tưởng Xô Viết, kể cả nguyên nhân sụp đổ của bộ phận chóp bu Đảng Cộng Sản Liên Xô. Từ đây chúng ta có thể rút ra giữa văn học nghệ thuật và chính trị có mối quan hệ như thế nào. Một lát cắt thời gian trong các cuốn sách giáo khoa lịch sử không phải là một sự liện đáng kể của văn học, nhưng đối với nước Nga-Xô viết cũ và nhân dân Liên Xô, thì đó là cả một sự kiện thật đáng hãi hùng khi nhớ lại  nỗi đau lịch sử không ai muốn động chạm tới. Nói thêm rằng, lát cắt lịch sử ấy lại có mối quan hệ mật thiết và khắng khít với văn học.  

Nhìn lại sự phát triển khá phức tạp của nền văn học thời kỳ Nga- Xô Viết, chúng ta sẽ thấy một hiện tượng rất thú vị sau. Trước và sau cách mạng Tháng Mười,thế giới văn học Nga sản sinh ra rất nhiều thiên tài văn chương mà những ngôi sao của nó đã rực sáng trên vòm trời văn học thế giới. Có thể kể ra đây các tên tuổi như Lev Nikolaievist Tolstoi, Anton Pavlovist Chekhov, Aleksangdr Sergeievist Puskin. Đứng song hàng còn có Ivan Turghenev, Nicolai Gogol, Fedora Dostoievsky, Makxim Gorki và nhiều tên tuổi khác. Tất cả bọn họ nổi tiếng trên toàn thế giới như những tài năng văn học, không chỉ là những thành tựu và niềm tự hào đáng kể của lịch sử văn học Nga, mà còn có ảnh hưởng đến sự phát triển và các khuynh hướng sáng tác của văn học Nga và Văn học Nga- Xô Viết; thậm chí còn ảnh hưởng tới sự phát triển của văn học toàn thế giới , đặc biệt là văn học Trung Quốc. 

Chính nền văn học Nga- Xô Viết đã có ảnh hưởng lớn lao đến sáng tác văn chương của nước Trung Hoa mới. Những thành tựu văn học cận hiện đại và hiện đại của bất cứ nước phương Tây chủ yếu nào, kể cả Mỹ và châu Âu không thể sánh được với văn học Nga. Văn học Nga thống lĩnh toàn bộ thế giới, và nếu gạt đi yếu tố về quan điểm tư tưởng mà chỉ nói tới bản thân văn học không thôi thì không một nước nào có thể có những thành tựu lớn như nước Nga. Nhưng từ năm 1901, khi bắt đầu ban hành Giải thưởng Nobel về văn học , trên thế giới chưa bao giờ nghe thấy tên tuổi các nhà văn Nga được đánh giá là có những cống hiến to lớn cho văn học và nhận được Giải thưởng Nobel về văn học. Đây là một hiện tượng rất lạ cần phải được nghiên cứu. Trên cơ sở này chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: Có đúng là Giải thưởng Nobel về văn học là phần thưởng quan trọng nhất xác nhận những thành tựu và những đóng góp xuất sắc của các nhà văn cho nền văn học thế giới không?

Nhưng lại diễn ra một điều lạ khác: Trong nước XHCN đầu tiên trên thế giới và cũng là quốc gia chính của phe XHCN liên tiếp xuất hiện 5 nhà văn nhận Giải thưởng Nobel của phương Tây. Ý nghĩa của năm tác phẩm được trao giải thưởng này và những thành tựu của 5 nhà văn hoàn toàn cách xa những thiên tài chúng ta vừa nhắc ở trên như Gorky, Tolstoi, Puskin. Và khoảng cách giữa họ hoàn toàn lớn, dĩ nhiên là không kể tới những nhà văn mà trước đó không ai biết tới tên tuổi. Và 5 nhà văn đó là những người được trao Giải thưởng Nobel về văn học. Chính 5 nhà văn này là đối tượng để chúng ta xem xét lại trong bài báo này. 

Ví dụ nhà văn đầu tiên của nước Nga nhận giải thưởng Nobel văn học là nhà thơ Ivan Bunin. Ông nhận giải thưởng vào năm 1933, khi sống lưu vong ở nước ngoài và là phần tử đối kháng điển hình. Vào năm 1958 Boris Pasternak, tác giả của cuốn tiểu thuyết “Bác sỹ Zhivagocũng được trao Giải thưởng Nobel Văn học và  phần thưởng này đã dấy lên sự không hài lòng mạnh mẽ trong giới lãnh đạo Xô Viết. Bởi lẽ Boris Pasnernak cũng là một phần tử đối kháng và trong tác phẩm của mình, nhà văn phê phán Stalin và chế độ XHCN. Vì sự lên án và đầu độc của chính phủ Xô Viết, Boris Pasternak buộc phải từ chối không nhận giải thưởng để được hưởng quyền còn tiếp tục được sống trên quê hương mình. Nếu làm ngược lại thế, nhà văn phải rời khỏi nước Nga- Xô Viết.

Vào năm 1965 nhà văn Mikhail Solokhov, tác giả của tiểu thuyết “Sông Đông êm đềmcũng được trao Giải thưởng Nobel văn học. Trên thực tế, trước khi Buin- người Nga đầu tiên nhận Giải thưởng Nobel, Mikhail Solokhov đã nổi tiếng trên thế giới. Cần phải nhận xét rằng Solokhov đó là nhà văn vĩ đại duy nhất- người nhận giải thưởng Nobel văn học vẫn được Đảng Cộng sản và nhân dân Xô Viết tôn trọng. Đến tận trước khi qua đời, ông vẫn chiếm một vị trí cao và có được ảnh hưởng tại nước Nga- Xô Viết, được nhân dân tin yêu. Mikhail Solokhov cũng được trao giải thưởng cao về văn học ngay tại Nga- Xô Viết.

Nhà văn thứ tư Aleksandr Solzhenitsil nổi tiếng với tác phẩm “Quần đảo Gulag” và được trao Giải thưởng Nobel Văn học vào năm 1970. Nhưng nhà văn này chỉ bước lên diễn đàn của Viện Hàn lâm Thụy Điển và phát biểu mãi bốn năm sau đó- vào ngày 10 tháng 12 năm 1974. Vì sao? Bởi vì ông cũng là một phần tử đối kháng điển hình. Trong 4 năm ấy ông phải sống lưu vong và cuối cùng cư trú tại Mỹ. Chỉ mãi nhiều năm sau, khi Boris Elsil trở thành người đứng đầu nước Nga, Solzhenitsyl mới trở về quê hương do Boris Elsil cho phép. Sau này nhà văn tỏ ý ân hận với hành động đã làm xúc phạm tới tổ quốc của mình.

Vào năm 1987, nhà thơ Xô Viết- Iosif Brogsky nhận quốc tịch Mỹ, trở thành người thứ 5 nhận Giải thưởng Nobel văn học của nước Nga. Cũng như Solznhenitsil, Brosky bị xua đuổi khỏi nước Nga-Xô Viết như một phần tử đối lập. Vào năm 1964, Brodsky đã bị kết án 5 năm tù bởi tòa án Xô Viết vì tội “sống du thủ du thực” và sau đó cũng nhận quốc tịch Mỹ.

Như vậy, từ 5 nhà văn nhận Giải thưởng Nobel văn học của nước Nga-Xô Viết (và trong toàn bộ nn văn học Nga), ngoài Solokhov ra, bốn vị còn lại là những phần tử chống đối đường lối chính trị của thể chế Xô Viết. Xét theo những nguyên nhân đó, ngoại trừ Solznhenitsyl, không nhiều người ở ngoài lãnh thổ Xô Viết biết tới 4 nhà văn nhận giải Nobel còn lại, chưa nói tới tác phẩm của họ.

Còn nói tới nguyên cớ vì sao các nhà văn này được trao giải, tất nhiên, ngoài việc làm phong phú thêm bản thân thành tựu văn học, một trong những nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất là ở chỗ hệ thống giá trị trong sáng tác của họ phù hợp với  hệ tư tưởng phương Tây và đáp ứng được với yêu cầu làm sao để đường lối tuyên truyền văn hóa nghệ thuật của phương Tây đột nhập được vào nước Nga-Xô Viết. Đúc rút này không chỉ nhiều lần được các sự kiện lịch sử diễn ra sau này khẳng định, mà còn được nhân dân Trung Quốc nhận ra. Bởi vậy Giải thưởng Nobel về văn học cũng như Giải thưởng Nobel về hòa bình, tự thân nó là bằng chứng thể hiện hệ thống giá trị của phương Tây. Nói đúng hơn đó không đơn giản là giải thưởng văn học mà là phần thưởng có định hướng, được xác lập trên những chuẩn mực phương Tây. Người nhận giải thưởng này hôm nay- theo ý chúng tôi, có thể không xứng với bất cứ niềm vinh quang nào và là sự phản bội lại tổ quốc và nhân dân mình.

Chính vì thế, hiện nay ngoài giải thưởng Nobel trong lĩnh vc khoa học và kỹ thuật, những chuẩn mức khác của giải thưởng như giải thưởng hòa bình và giải thưởng văn học ít được mọi người quan tậm. Số đông những người được trao hai giải này được coi là những kẻ chống đối nhân dân của mình và những giá trị quốc gia của họ. Quan điểm này ngày càng được khẳng định bởi nhiều thực tế khác. Trong nhiều trường hợp Giải Nobel văn học và Giải Nobel hòa bình là những công cụ chính trị của các thế lực phương Tây sử dụng trong cuộc tiến công đối với phe XHCN và thậm chí với quá trình dân chủ hóa của chúng ta.  

TÔ HOÀNG 

( chn dịch qua bản tiếng Nga )