Nhà sử học Ludovic Tuornes mới cho công bố một bài phóng sự đặc sắc về việc toàn cầu hóa những giấc mơ Mỹ và những hạn chế của nó. Hóa ra việc “Mỹ hóa” các khối óc và con tim rất yếu. Nước nào đây có thể thay nước Mỹ sắm vai trò này? Và tại sao thế giới, vẫn như trước đây, như bừng tỉnh bởi lịch sử của lá cờ sao và vạch?

 

TIẾN TRÌNH “MỸ HÓA THẾ GIỚI ĐANG DIỄN RA RẤT CHẬM CHẠP

( Bài trên báo “Figaro“ Pháp)

Những cuộc bầu bán ở nước Mỹ diễn ra lần này đã chứng minh rằng “Tất cả chúng ta đều là người Mỹ. Những cuộc họp kín chiếm kỷ lục, sự tham gia của hàng ngàn tình nguyện viên trong việc phân tích các hòm phiếu, cuộc chiến đấu để tính toán số phiếu bàu- toàn thế giới theo dõi những sự việc này như theo rõi những seri phim hành động. Một số người thì gọi đó là những nghi lễ thiêng liêng của nền dân chủ, số khác kêu thét lên bởi những sự rối loạn chưa từng có.Cách ứng xử ngang ngạnh của ông Donald Trump không biết điều khi thua cuộc đã trở thành màn bi kịch không ngờ tới. Trong suốt một số ngày toàn thế giới sống trải một vở kịch về những người dân phải đi tìm chính mình tại các điểm bầu cử.

Ôi, tài biết bao! Mỗi một lần khi hoàn thành một chiến công cũng như khi vướng mắc vào những vấn đề, Mỹ luôn luôn tạo ra một sự kiện thu hút sự chú ý của dân tộc mình. Chẳng lẽ điều này không là chứng cớ chứng tỏ toàn thế giới ngày càng bừng tỉnh với lịch sử của lá cờ sao và vạch? Và điều gì đây trong thế kỷ 21 chứng tỏ việc Mỹ hóa hồn cốt con người ta cũng mạnh như 50 năm trước đây? Xin thêm vào những hợp phần chính trị này sự tăng trưởng sức lan truyền của các trò giải trí tại nhà ở Mỹ vì dịch Covid. Con người được tận hưởng các seri Netflix hệt như xưa kia được thưởng thức phim MGM bằng màn ảnh lớn. Nước Mỹ đang trong cơn khủng hoảng. Đúng là như vậy. Nhưng điều này không liên quan gì tới ảnh hưởng của nó. Những gì đang diễn ra ở nơi đó cũng đang diễn ra ở nơi đây. Cũng là những thứ nhố nhăng như đang diễn ra ở xứ sở chúng ta, chỉ có điều mạnh hơn.

Chính bởi vì bản danh sách kéo dài những mảng đen trên bản đồ của một thành phố lấp lánh ánh sáng đứng trên đồi hoàn toàn không thể gạt bỏ sự nhìn gần của những công dân trên toàn cầu đối với những chuyến cất cánh và hạ cánh của tấn thảm kịch Mỹ. Trong tình huống nào đi nữa, thì không phải tất cả đều đơn giản như thế. Nhà viết sử Ludovic Tournes không đồng ý với hình ảnh bị tiêu diệt trên con đường chiếc xe lăn đi qua. Sách của ông là câu chuyện về việc “Mỹ hóa thế giới” , được bắt đầu thừ thế kỷ 18, đạt đỉnh cao vào những năm 1950 và đặt bước tụt dốc vào những năm 1990.

Tournes cho rằng với sự sụp đổ của bức tường Berlin chúng ta đã bước vào một quy trình dài lâu của “việc tăng thu nhập nhà nước và cá nhân chống lạm phát” ở Mỹ và ở thế giới còn lại. Biểu hiện của “quốc gia đại siêu cường” chỉ còn là điều lừa bịp. Nhưng từ những năm đó đã âm thầm diễn ra một tiến trình ngược lại. Trí tuệ bắt đầu dần dần được giải thoát khỏi sức quyến rũ của một đế chế, ngày càng ít được coi trọng ý kiến của những nước khác. Trong thời gian gần đây sự kết liễu của những lời hứa hẹn về tính cơ động xã hội vô cùng tận, trò tinh nghịch của các hệ thống chính trị và sự bất đồng trong việc thực hiện các vấn đề khí hậu một cách nghiêm túc đã trở thành những nhân tố bản lề của việc “ly hôn” tầm thế giới và làm yếu đi những giấc mơ Mỹ. Sự không phù hợp giữa tăng trưởng “xanh của nền  kinh tế với lối sống Mỹ- như lời của Bush-cha, “đã không được bàn bạc” không nghi ngờ gì trở thành một trong những gì chưa được giải quyết của lời vẫy gọi Mỹ. Và càng không như những giọng ủng hộ Trump nói rằng nó sẽ nhanh chóng được giải quyết. Ngoài điều đó ra, Mỹ tự mình còn nhận ra hiệu ứng của cái lưỡi hái bumedan toàn cầu hóa đối với những lợi ích của mình.

NƠI TRÚ ẨN ĐỐI VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI.

Dù sao đi nữa, bản thân tác giả cũng chỉ ra cho chúng ta thấy việc “Mỹ hóa” trái tim và khối óc không phụ thuộc vào sự suy sụp hình dung được của các đại đế chế. Tournes không tự hạn chế mình bởi những thuật ngữ nổi tiếng (Hollywood, Jazz, Coca-Cola, Comics, bác ái, các nhà truyền đạo, kế hoạch Marsall ) và khước từ biểu hiện lười lĩnh của cái gọi là “ sức mạnh mềm” trong việc miêu tả chủ nghĩa bành trướng văn hóa. Sự việc là ở chỗ sức mạnh ấy lan tỏa ở khắp mọi nơi không bằng con đường mềm, ý muốn nói áp lực thương mại mạnh mẽ và những lừa bịp khôn ngoan. Ngoài điều đó ra, tác giả khẳng định rằng “Mỹ hóa” phản ánh bản chất tính đồng nhất Mỹ.

Bởi vậy, “Mỹ hóa” trước hết tác động tới người dân Mỹ. “Mỹ hóa gây được thành công trên khắp thế giới chỉ bởi vì nó trở thành vấn đề gốc rễ của đường lối đối nội. Làm thế nào để có thể tạo ra một xứ sở từ số dân nhập cư đủ mọi sắc màu mà không bị “Mỹ hóa?

Những tập đoàn văn hóa, truyền thông khởi nguồn từ cuối thế kỷ 19 đã xử dụng tất cả các phương tiện có trong tay (báo chí, hội họa, minh họa, giáo dục, radio và điện ảnh “để lan truyền một thông điệp đơn giản: Mỹ là nơi trú ngụ cho tất cả mọi người. Ngay thoạt đầu người Mỹ đã tự phú cho mình như một dân tộc mang tầm thế giới, có một nền văn hóa thế giới, là cái rốn của nhân loại”- Tác giả công trình Tuornes viết. Xứ sở đã từng đặt bước vào bản sử thi của nền dân chủ trong việc chiếm lĩnh vô độ những lãnh địa mới và bây giờ xứ sở ấy còn muốn chinh phục một lãnh thổ không đường biên giới- đó là sao Hỏa. Tuy vậy những người da đỏ bị xóa bỏ khỏi lịch sử còn những người da đen trong một thời gian dài vẫn ở ngoài cuộc chơi cần phải thừa nhận rằng trong cái viễn cảnh Mỹ dài lâu “họ vẫn thực hiện được phần nào cái kế hoạch về tầm cỡ không thể nào đo đếm nổi.

Những người châu Âu cũng đóng góp không nhỏ vào cái giấc mơ Mỹ ấy. Người châu Âu trong một mức độ đáng kể đã tạo ra sự hình thành “thứ tình cảm lệ thuộc vào một dân tộc tự coi mình mang tầm cỡ toàn thế giới”. Chả lẽ tự người châu Âu không tạo ra nổi mơ ước về một hệ thống chính trị khác,  bỏ qua Washington và dặng núi Scalist sao? “Nước Mỹ đã kể cho mỗi con người nghe đủ thiên hùng ca của mình khi một châu Âu quý tộc tiếp thụ bản hùng ca ấy chỉ với những vị Hoàng đế.

Nhưng chủ nghĩa bài Mỹ đã nẩy sinh cũng ngay tại châu Âu. “Một số người đầu tiên, nếu không muốn nói đấy là người đầu tiên- Charles Baudelaire đã sử dụng từ “Mỹ hóa” để phê phán người bị “Mỹ hóa trong cuộc Triển lãm Toàn cầu diễn ra vào năm 1855- Tournes viết. Mấy tiếng ấy thoạt kỳ thủy ngầm ý sự khinh rẻ. Người Mỹ hiểu điều đó trong suốt thế kỷ qua với một ý nghĩa thể hiện một cách không đầy đủ chỉ một sự nhã nhặn. Nhưng mức độ thẩm lậu của nền văn hóa Mỹ đối với tòan thế giới ngày càng tăng. Trào lưu chống Mỹ hiện đại ngày càng thắng thế và không chỉ là đặc điểm của riêng thế giới Hồi Giáo. Có thể thêm vào mặt trận này là Nga, Trung Quốc, Châu Mỹ La tinh và một phần châu Âu.

Như thế, tuy Tournes đã chỉ ra việc tăng thu nhập quốc gia và cá nhân để chống lạm phát, chúng ta cần nhấn mạnh thêm rằng không một dân tộc nào khác được hưởng lợi lộc này . Trung Quốc cũng thử mình với “ sức mạnh mềm” nhưng hiện tại còn lùi lại rất xa phía sau. Con đường tơ lụa không thay đổi được sự thật là tổng thu nhập quốc dân của nước này gắn liền với chế độ độc tài và sự lan truyền nạn dịch Corona. Với những bước tiến được ghi nhận nhưng tình thế hiện nay ở Trung Quốc vẫn dấy lên những nỗi lo âu. Nước Mỹ có thể cũng đang trải qua sự tụt dốc và tình trạng này vừa rõ rệt vừa mù mờ. Hiện tại vở kịch đang tiếp diễn.

TÔ HOÀNG

( Qua bản dịch tiếng Nga)