Trung Quốc và Nga đã hình thành những nguyên tắc mới về quan hệ quốc tế trong thời gian đại dịch. Sự phát triển mối quan hệ hợp tác Nga -Trung diễn ra trên nền thái độ thù địch đối với phương Tây và không chỉ giới hạn ở lĩnh vực quốc phòng.
COVID-19 GIÚP NGA VÀ TRUNG QUỐC THIẾT LẬP HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM TÊN LỬA CHỐNG PHƯƠNG TÂY
(Báo “Noonpost” - Ai Cập)
Nga và Trung Quốc đều biết lợi dụng những thuận lợi từ áp lực hiện nay. Hai nước soạn thảo chiến lược có khả năng ngăn ngừa bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, và có thể lái chuyển tình huống nhắm có lợi cho mình. Ví như, trong thời gian đại dịch Covid-19, Tổng thống Mỹ- Donal Trump toan tính lên án Bắc Kinh trong việc làm lan truyền Covid-19 thì Trung Quốc sử dụng cơ hội ấy cuốn Nga vào việc soạn thảo hệ thống cảnh báo sớm việc tấn công bằng tên lửa (tiếng Anh: Early –Warning rada ) trở thành mối đe dọa ghê gớm đối với phương Tây.
Cả hai nước này đã hình thành những nguyên tắc mới về quan hệ quốc tế trong thời gian đại dịch. Sự phát triển mối quan hệ hợp tác Nga-Trung diễn ra trên nền thái độ thù địch đối với phương Tây và không chỉ giới hạn ở lĩnh vực quốc phòng.
Quan hệ Nga-Trung thiết lập trong khuôn khổ văn hóa, kinh tế và những quy chế quốc tế. Bắc Kinh và Moskva cố gắng sáng tạo ra những cấu trúc song hành, ví như Ngân hàng Mới của sự phát triển sẽ trợ giúp cấp vốn cho việc xây dựng các công trình hạ tầng xã hội và các đề án khác nhau của các nước trong khối BRIKS. Cũng như đã được thông báo Ngân hàng mới của sự phát triển sẽ tạo ra sự cạnh tranh với Ngân hàng thế giới . Ngoài ra, hai nước còn bàn thảo kế hoạch tạo nên thứ tương tự như Quỹ tương trợ ngoại tệ quốc tế với số vốn là 100 tỷ dollass.
TRƯỚC “CẢNH BÁO SỚM...”
Trong thời gian diễn ra đại dịch Covid Tổng thống Mỹ Doland Trump soạn thảo chiến lược mới để đối đầu với Trung Quốc.Trump quảng bá cho việc soạn thảo những kế hoạch vũ trang, những đòn trừng phạt, những biện pháp thu thuế nhập cảnh khác nhau và ông ta thường lớn tiếng về những việc này.
Trump thành công trong việc thuyết phục các đồng minh của ông ta tin rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với nước Mỹ trong hiện tại và trong tương lai. Ông ta chuẩn bị cho các đồng minh tiếp nhận bất cứ quyết định nào, không cần tính tới hậu quả kể cả những đòn đánh trả bằng hạt nhân đối với Trung Quốc, nếu Trump muốn, tuy trên thực tế chứng tỏ rằng Tổng thống Mỹ đang tiến hành một đường lối chính trị không mang lại kết quả trong quan hệ đối với Trung Quốc. Những toán tính ấy buộc Bắc Kinh phải mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa Mỹ chỉ nhờ vào những đòn trừng phạt và những cuộc đấu khẩu để mang tới lợi lộc.
Kết quả chín tháng đầu tiên của năm 2020 đã nói lên điều này. Bắc Kinh đã mua hàng của Mỹ hầu như tới 60 tỷ dollar, đã nâng Mỹ lên vị trí thứ 3 trong việc xuất hàng vào Trung Quốc. Trong tháng 11 vừa rồi việc xuất ngô và muối từ Mỹ sang Trung Quốc tăng lên một cách đáng kể. Tính từ tháng Giêng cho tới tháng 8 năm 2020 người Mỹ đã xuất khẩu ngũ cốc tới 617 tỷ dollar so với 561 tỷ cùng thời kỳ này của năm 2017.
Tất cả điều đó đã diễn ra, cho dù có sự căng thẳng về mặt chính trị và ngoại giao trong quan hệ Mỹ-Trung: đóng của các cơ quan lãnh sự, kiểm duyệt khắt khe các nguồn thông tin báo chí, chiến tranh tranh giành người đọc trên Twitter và trục xuất các nhà khoa học người Trung Quốc bị buộc tội có mối quan hệ với Quân Giải phóng Trung Hoa.
ĐỒNG MINH QUÂN SỰ
Vào thời kỳ đầu của đại dịch, Trung Quốc lợi dụng bầu không khí lo sợ và đường lối chính trị nghiệt ngã của Trump để ký những thỏa thuận với Nga dưới danh nghĩa là những hợp tác khoa học kỹ thuật trong cuộc đấu tranh với đại dịch và củng cố mối quan hệ giữa hai bên về phương diện khoa học.
Nhưng Putin đã có những kế hoạch khác. Ông ta bất ngờ tuyên bố nước Nga giúp đỡ Trung Quốc trong việc thiết lập hệ thống cảnh báo sớm các cuộc tấn công tên lửa, trợ giúp vào việc nâng cao một cách cơ bản nhất khả năng phòng thủ của đất nước. Tiện thể nói luôn chỉ Nga và Mỹ có hệ thống cảnh báo này.
Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa có khả năng ngăn chặn từ xa và tiêu diệt những tên lửa xuyên đại dương, bởi vì thứ trang bị ấy có rada đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ này. Hệ thống cảnh báo về sự tấn công tên lửa được tích cực hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong việc phát hiện sớm tên lửa, trong số đó có cả tên lửa vượt đại dương.
Rada của hệ thống cảnh báo này có bán kính quét là 5 ngàn kilomet.Ngoài ra những rada ấy còn có khả năng nhanh chóng quan sát không gian. Nói cách khác, hệ thống cảnh báo từ xa chỉ trong vài phút cho phép bất cứ nước nào cũng biết được trước những cuộc tấn công của các tên lửa. Chính vì vậy khí cụ này là một báu vật vô giá.
Trung Quốc và Nga cộng tác để chống lại Mỹ. Hai nước đã khắc phục những trở ngại khi muốn làm suy yếu đi sự thống trị của Mỹ và tiếp tục thiết lập trật tự thế giới mới, ở đó bao gồm những thế lực khác nhau cùng đứng về một phía vì đồng nhất quan điểm về tư tưởng, chính trị, pháp luật.
Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận trong lĩnh vực an ninh, tìm cách loại bỏ đòn đánh bằng tên lửa, trao đổi tin tức về những hành động quân sự quy mô lớn nơi biên giới cũng như thực hiện những cuôc tập trận trên không, trên biển, trên mặt đất, chuyển cho Bắc Kinh công nghệ quốc phòng tiên tiến, trong số đó có máy bay chiến đấu và tên lửa “ đất đối không”. Nhờ vậy Trung Quốc cũng trở thành một một bạn hàng siêu lớn của việc nhập khẩu vũ khí Nga.
THẾ GIỚI KHIẾP HÃI
Trung Quốc Và Nga tuyên bố về sự cộng tác trong lĩnh vực hệ thống phòng thủ sớm các cuộc tấn công bằng tên lửa, tuy cả hai không nói cụ thể. Nhưng theo nguồn tin đáng tin cậy sự cộng tác này bao gồm cả hệ thống cảnh báo về sự tấn công của các tên lửa xuyên đại dương, có tầm hoạt động lớn.
Các nước phương Tây tỏ ra rất quan ngại trước sự cộng tác Nga-Trung bởi họ còn chưa biết sự cộng tác ấy có bao gồm tên lửa có tầm bắn ngắn không. Trước đây, các nước này cùng ký vào một hiệp ước chung cấm sử dụng tên lửa tầm ngắn, mà vào tháng Hai năm 2020 với sự xuẩn ngốc của mình Trump đã rút khỏi hiệp ước đó. Nga vẫn tuân thủ hiệp ước này và bắt tay cộng tác với Trung Quốc trong lĩnh vực tạo ra hệ thống cảnh báo sớm.
Tạo ra hệ thống cảnh báo sớm có nghĩa là treo thảm họa trên đầu phương Tây, bắt đầu với việc chuyển giao công nghệ quốc phòng hiện đại cho Bắc Kinh và kết thúc với việc tạo ra một bộ tham mưu chiến dịch Trung Nga, cho phép hai nước kiểm soát lục địa châu Á.Chúng ta hãy nhớ rằng việc ra đời bộ tham mưu chiến dịch Trung-Nga đã trở thành cái cớ chủ yếu để Trump rút ra khỏi hiệp ước cấm sử dụng vũ khí tên lửa tầm ngắn.
Kiểm soát châu Á có nghĩa là kiểm soát Viễn Đông, Trung và Bắc Phi. TRong những vùng thường diễn ra xung đột, những nhóm người các sắc tộc, ví như người Cuốc thường đột nhập vào một số nước, phát triển mạng lưới tội phạm có tổ chức và tiến hành một đường lối chính trị khác phương Tây. Nói khác đi, bọn này trên thực tế luôn luôn tìm cách hất người phương Tây ra khỏi các vùng đất ấy.
Nhưng vấn đề không chỉ ở chỗ đó. Trung Quốc và Nga có thể có những quan điểm nghiệt ngã hơn về các vấn đề toàn cầu hóa và hấp dụ thêm các đồng minh mới không có thiện cảm với phương Tây, trong số đó có Bắc Triều Tiên. Cũng cần nói ngay, những nước này không trông đợi ở những điều gì trong quan hệ với Mỹ ở giới cầm quyền mới của Baiden.
Giới chóp bu Mỹ hiểu rõ quy mô mối đe dọa từ phía Nga và Trung Quốc. Họ không phí những nỗ lực ngoại giao để chứng minh thiện chí của mình đối với nền hòa bình trên toàn thế giới và các nước phương Tây cũng mang một quan điểm tương tự. Việc thiếu vắng những thiện ý tháo gỡ cơ bản giữa Nga và EC , đặc biệt trong quan hệ với Ucraina đã minh chứng điều này.
Có thể nói rằng, sự hợp tác trong lĩnh vực tạo ra hệ thống cảnh báo sớm các cuộc tấn công tên lửa sẽ trở thành một thử thách lớn đối với toàn thế giới, cũng như đối với các siêu cường và các xung đột vùng miền đang đối chọi nhau, sau khi các phương tiện ngoại giao đã chứng minh không còn khả năng giải quyết những vấn đề toàn cầu, đặc biệt kề từ năm 2011 trở đi.
Những cuộc cách mạng “ mùa xuân Ả rập “ đã chứng minh tính khả thi của sự cạnh tranh tầm quốc tế và sự không thích hợp của các bài bản ngoại giao trước ngôn ngữ của sức mạnh như ở Siry, Libi, Yemen và các nước khác- những nơi mà những vấn đề nêu trên chỉ càng thêm sâu sắc vì các xung đột lợi ích giữa những trung tâm quyền lực khác nhau.
TÔ HOÀNG
( chuyển ngữ từ tiếng Nga )