Năm mới vừa bắt đầu hứa hẹn nhiều điều đặc biệt chưa thể nói trước, khi chúng ta tính tới mối tác động qua lại đồng thời của những nhân tố sau: đại dịch Covid, sự hồi phục kinh tế không đồng đều ở tất cả các nước và thứ địa chính trị quái dị.

 

10 XU HƯỚNG CẦN PHẢI THEO DÕI TRONG NĂM 2021

( Báo The Economist - Anh)

 

Các bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Con số 21 gắn liền với sự thành đạt, tính liều lĩnh, với những hành động mạo hiểm và những cá cược trong cuộc chơi. Một tổng số điểm như thế đặt vào những con bài đã chuẩn hóa, một số lượng những đồng silling bỏ vào một lỗ hổng, lại cũng giống như một số lượng tiền khổng lồ bỏ ra trong các cuộc đua ngựa...

Tạo ra ấn tượng tất cả điều đó rất phù hợp với một năm lạ lẫm, không xác định. Giải thưởng lớn đã công bố -nhưng cơ hội đến tay ai đều dưới sự kiểm tra của đại dịch Covid. Và hiện tại những cuộc liều lĩnh ấy vẫn phải trông chờ vào sức khỏe, sự vững bền của nền kinh tế và sự ổn định xã hội. Dưới đây là 10 xu hướng chúng tôi lưu tâm bạn chú ý trong năm sắp tới.

 

1-

Cuộc chiến đấu vì vacxin. Khi lần đầu tiên vacxin xuất hiện với chất lượng đủ tin cậy, những trò ảo thuật sẽ diễn ra và sẽ không hướng tới những nỗ lực dũng cảm để hoàn thiện tiếp những chế phẩm. Bấy giờ mọi chú ý sẽ chỉ nhắm tới một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn trong việc phân phối. Hành động ngoại giao trong lĩnh vực vacxin sẽ diễn ra đồng thời với những cuộc chiến bên trong mỗi nước và giữa các nước với nhau, xem ai và bao giờ được chích ngừa trước. Và sẽ xuất hiện những anh hề trong trò chơi này: bao nhiêu phần trăm số người sẽ từ chối chích ngừa khi trò chơi bắt đầu.

 

2-

Phục hồi lại nền kinh tế mất cân đối. Các nền kinh tế sẽ được phục hồi sau thời kỳ đại dịch. Nhưng sự phục hồi này sẽ diễn ra một cách khác nhau- những sự bùng phát dịch bệnh ở nơi này nơi khác, dẫu sao vẫn luôn luôn lặp lại. Và cùng với chúng lặp lại những lệnh cấm đoán. Có thể chờ đợi các chính phủ sẽ từ chối các mưu đồ giữ cho các tập đoàn hoạt động bằng cung cách cứu trợ giả tạo. Cùng với điều đó các chính phủ cũng sẽ chuyển qua việc từ chối trợ giúp có địa chỉ cho những người mất việc làm. Khoảng cách giữa các tập đoàn mạnh và yếu ngày càng tăng hơn.

 

3-

Những ý đồ thay đổi trật tự thế giới. Ông Joe Biden, người đã trở thành ông chủ của Nhà trắng sẽ phục hồi ở mức độ nào những gì cơ bản của quy luật duy trì trật tự thế giới? Trật tự đó đã được xác lập trên những quy tắc của phương Tây, nhưng bây giờ nó đã bị phá bỏ. Thỏa thuận Paris về khí hậu và thỏa thuận hạt nhân với Iran-đó là những khả năng rành rõ cho những bước đi đầu tiên. Nhưng sự phá hủy đã được bắt đầu ngay từ trước thời ông Donald Trump và tiếp tục thực thi khi ông này điều hành nước Mỹ.

 

4-

Căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung tăng lên. Không nên đợi ông Joe Biden ngăn lại cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Thay cho điều đó, ông Biden sẽ cải thiện mối quan hệ với các đồng minh để tiến hành cuộc chiến tranh ấy có hiệu quả hơn. Nhiều nước ở châu Phi và Đông Nam Á đang làm tất cả để đứng ngoài mối xung đột này. Và sự tăng tiến của quan hệ căng thẳng Mỹ- Trung không có dấu hiện gì giảm dịu đi.

 

5-

Những tập đoàn nơi tiền tuyến. Bỏ qua những đối sách ngoại giao và những đối nghịch về mặt quân sự, cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn cũng trở thành một mặt trận trong mối xung đột Mỹ-Trung. Đây không chỉ nói tới các tập đoàn khổng lồ được thừa nhận như “Huawei và “TikTok” mà còn bởi vì toàn bộ việc buôn bán ngày càng trở thành chiến trường địa chính trị toàn cầu. Không kể tới áp lực từ phía trên, các ông chủ kinh doanh còn gặp phải áp lực từ phía dưới, bởi vì những người cộng tác và những người tiêu dùng đều yêu cầu để họ được nắm những vị trí tương hợp về những vấn đề như thay đổi khí hậu hay công bằng xã hội. Nhưng đây lại chính là những lĩnh vực mà các chính trị gia đơn giản ra là bỏ mặc cho số phận định đoạt.

 

6-

Việc đẩy nhanh tất cả các mặt của cuộc sống nhờ vào việc sử dụng các quy trình kỹ thuật cao. Trong năm 2020 đại dịch Covid đã đẩy nhanh việc thông qua nhiều phương án gắn liền với việc sử dụng công nghệ kỹ thuật cao. –từ các cuộc họp trực tuyến và các chạy đua sử dụng oline đến những công việc điều khiển từ xa, các buổi lên lớp qua mạng. Sang năm 2021 ngày càng trở nên rõ ràng cần bảo vệ hay thu bớt lại quy mô của những thay đổi kể trên.

 

7-

Thế giới tự do sẽ co hẹp lại. Ngành du lịch sẽ nhỏ hơn, thay đổi hình thức và về phương diện này số lớn cổ phần đầu tư sẽ đổ vào du lịch nội địa. – tức những chuyến du ngoạn của công dân mỗi nước trong phạm vi nước họ. Các tập đoàn hàng không, các mạng lưới khách sạn và các nhà sản xuất máy bay sẽ va đập phải những khó khăn nghiêm trọng. Điều này liên quan cả tới các trường đại học mà nguồn thu kinh doanh phần lớn phụ thuộc vào sinh viên nước ngoài. Những quan hệ trao đổi văn hóa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

 

8-

Những triển vọng trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Trở thành tia sáng hy vọng trong thời kỳ khủng hoảng có thể coi là khả năng ảnh hưởng đến việc biến đổi khí hậu, bởi vì các chính phủ đã đổ nhiều phương tiện vào các kế hoạch phục hồi xanh nền kinh tế, nhắm tới việc tạo ra những nơi làm việc và thu hẹp lại những nơi độc hại. Có vấn đề này: những lời hứa của các chính phủ tại cuộc họp của Liên Hợp quốc về vấn đề khí hậu dự định diễn ra vào năm 2020 nhưng gác lại sang năm 2021 liệu có thành khả thi?

 

9-

Năm “Ảo giác, năm có gì đó được thấy. Đây cũng là một ví dụ của một năm dành cho mai sau, trong nhiều mối quan hệ có thể được xem như những dự định dành cho nửa sau của năm 2020, bởi lẽ Thế vận hội ở Tokio, “Ekspo” ở Dubai cũng như phần nhiều các cuộc gặp gỡ về chính trị và thương mại khác đều bị hoãn lại . Tất cả những gì có thể, sẽ được tiến hành để chúng được khánh thành, được khai mạc một năm sau thời hạn đã được kế hoạch hòa từ năm trước. Nhưng với năm 2021 này liệu tất cả có diễn ra như ý muốn không?

 

10-

Dấu hiệu làm thức dậy những cuộc mạo hiểm tương đối khác. Các nhà bác học và các chuyên viên- nhiều người trong bọn họ và cũng từ nhiều năm trước đã tiên đoán về sự nguy hiểm của đại dịch, cố gắng xử dụng ô cửa hẹp của khả năng để buộc các nhà chính trị tỏ thái độ nghiêm túc hơn đối với những việc làm phiêu lưu khác chưa được dành cho sự quan tâm thích đáng , kể cả thái độ kiên định đối với vũ khí sinh học lẫn việc cảnh giác với chủ nghĩa khủng bố hạt nhân. Chúng ta mong sao họ thu được kết quả.

Năm mới vừa bắt đầu hứa hẹn nhiều điều đặc biệt chưa thể nói trước, khi chúng ta tính tới mối tác động qua lại đồng thời của những nhân tố sau: đại dịch Covid, sự hồi phục kinh tế không đồng đều ở tất cả các nước và thứ địa chính trị quái dị.

Chúng tôi hy vọng năm mới khiến những cơ hội đến với các bạn sẽ tốt đẹp hơn; các bạn có thể tránh được những cuộc phiêu lưu và xử dụng được những khả năng sẽ xuất hiện.

Trên đại thể, mọi điều sẽ không quá mờ mịt và mất hy vọng.

TÔ HOÀNG

( chuyển ngữ theo tiếng Nga )