Xứ sở Ai Cập còn ẩn chứa rất nhiều kỳ quan của thời đại các Pharaon mà việc tìm kiếm là niềm mơ ước của mỗi người dân nước này. Đôi khi kho báu có thể nằm ngay dưới nền nhà của người dân hoặc của các tòa nhà công sở. Vì những kho báu có giá trị nhiều triệu dollar ấy, người dân Aicập hôm nay đang làm gì? Những câu chuỵen xẩy ra không phải trường hợp nào cũng mang lại kiết thúc tốt đẹp.
SỨC QUYẾN RŨ CỦA CÁC KHO BÁU PHARAON
(Bài trên báo “AL JAZEERA” - QATAR)
Người dân ở một làng thuộc tỉnh Asíut đã phẫn nộ bởi một người đàn bà trong làng buộc tội ông chồng bà ta có ý định giết chết cô con gái 8 tuổi của họ.
Người cha của cô bé làm theo lời chỉ dẫn của một gã phù thủy mách bảo, nếu đứa con gái bị giết chết sẽ giúp anh ta tìm thấy ngôi mộ cổ dưới chính ngôi nhà của hai vợ chồng. Và điều này còn khủng khiếp hơn- những đụn cát xung quanh kho báu – theo lời lão phù thủy cần phải được tưới bằng máu của bé gái thì mới mở được cánh cửa vào bên trong kho báu.
Một điều tương tự cũng đã diễn ra tại một làng thuộc quận El-Saff, tỉnh Gija. Nhưng lần này người cha phải mổ bụng đứa con gái 6 tuổi của mình tại chính nơi mà gã phù thủy chỉ và nơi ấy sẽ có kho báu của các Pharaon.
Những câu chuyện bi thảm như vậy phản ánh tội ác không hình dung nổi được thực hiện bởi những kẻ mơ ước nhanh chóng trở nên giàu có nhờ vào những cuộc khai quật khảo cổ. Một bức tượng không lớn- theo những người dân ở đây cho biết, có thể bán với giá vài triệu dollar, nhờ số tiền khổng lồ này họ sẽ bắt đầu một cuộc đời khác.
Người dân ở vùng Ai Cập Thượng và vùng Delta thuật lại những câu chuyện ghê gớm về các kho báu của Pharaon và những ai muốn chiếm đoạt các kho báu ấy. Những người đi tìm kiếm kho báu đã phá hủy những ngôi nhà nhiều tiện nghi của mình và giết chết ngay cả những đứa con của họ, khi họ tin rằng máu của những đứa bé tội nghiệp đó sẽ giúp vào việc mở ra cánh cửa của các kho báu.
CÁC GÃ PHÙ THỦY VÀ NHỮNG KẺ GIAN LẬN
Anh nông dân Cemal, 47 tuổi kể, anh ta đã mất tất cả số tiền kiếm được để đi tìm kho báu và gã phù thủy đã bòn vét của anh tới đồng xu cuối cùng ra sao.
Một lần có gã phù thủy không rõ tung tích tìm tới gặp Cemal. Gã phù thủy nói rằng gần nhà của Cemal có một kho báu giá trị lên tới 70 triệu funter tiền Ai Cập (16 funter bằng 1 dollar). Gã phù thủy hứa sẽ giúp Cemal tìm ra kho báu với tiền công là 7 triệu funter. Và thoạt tiên gã phù thủy yêu cầu để làm các tục lệ cúng tế và các thủ tục khác Cemel phải đưa trước 100 ngàn funter, nhờ số tiền đó mới có thể bắt tay tiến hành thăm thú các đụn cát để dò ra kho báu.
Cemal kể tiếp, hai ngày sau gã phù thủy yêu cầu anh nộp thêm một khoản tiền nữa để lo các thủ tục cúng tế khác, ước chừng 50 ngàn funter. Và sau đó nữa, gã phù thủy yêu cầu thêm 500 ngàn funter nói là để lo cac sự vụ nẩy sinh.
Gã phù thủy hứa nhấn định sẽ đến cái ngày phép màu xuất hiện giúp cho việc mở kho báu. Nhưng rồi gã phù thủy không xuất hiện nữa, cũng không trả lời điện thoại. Và anh nông dân Cemel không bao giờ còn gặp được lão ta nữa.
NHỮNG MỐI QUAN HỆ CẤM KỴ
Lại một câu chuyện nữa mà người dân của vùng El-Balian, tỉnh Sokhara truyền lan. Một lần, ông chủ trại đưa một gã phù thủy về nhà mình và nói với bà con xóm giềng gã phù thủy là chỗ bạn bè thân thiết của ông ta.
Gã phù thủy bắt đầu sách nhiều tiền bạc và tệ hơn tất cả gã đặt ra yêu cầu cấm quan hệ với người vợ và cô con gái 20 tuổi của ông chủ trại.
Mọi người răm rắp làm theo gã phù thủy, mà không ai thắc mắc nửa lời. Ngay ông chủ trang trại cũng bán tất cả những gì ông ta có, thậm chí còn cầm cố ngôi nhà đang ở để lấy tiền đổ vào việc tìm ra kho báu như gã phù thủy đã hứa. Nhưng tất cả chỉ là con số O tròn trịa.
Sadi Makhmud, luật gia của tỉnh Asut khẳng định đã xẩy ra hàng trăm trường hợp như vừa nêu xẩy tới với những người mơ ước tìm kiếm ra kho báu của các Pharaon. Những người Ai cập tìm tới gặp vị luật sư và các đồng nghiệp của ông ta với những bản photo giấy căn cước của bọn lừa dối kia với đề đạt phải kéo cổ chúng ra trước vành móng ngựa. Nhưng khi theo căn cước, tìm đến ngôi nhà của các tên bịp bợm kia, bọn chúng không sống ở đó.
NHỮNG KẺ BỊP BỢM
Luật sư Sadi kể lại, khi ông ta bắt đầu tìm kiếm địa chỉ ghi trên giấy căn cước thì phát hiện ra nhưng điều như sau: một số kẻ bịp bơm là thợ sửa chữa xe đạp hoặc thợ nướng bánh mì, một số khác là những sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học Al Ajkhar, nhưng không kiếm nổi việc làm vì bị đuổi khỏi nơi làm việc do hạnh kiểm xấu.
Trong mọi trường hợp thì số tiền người bị lừa bỏ ra tựa như đều ném vào miệng giếng không đáy. Nhưng cũng có trường hợp khi những người tự nguyện bán đất đai hoặc bất động sản của mình thì số tiền được bù đắp lại cũng không đủ duy trì cuộc sống không có công ăn việc làm, họ thực sự rơi vào tình trạng phá sản.
Luật sư Sadi kể về một trường hợp chính ông tận mắt chứng kiến. Một kỹ sư nong học được thừa hưởng mảnh đất và ngôi nhà do cha mẹ để lại. Nhưng anh ta chưa an tâm mà còn muốn khá giả hơn anh em trong gia đình, trở nên một phú gia. Anh ta bắt đầu bán một phần đất đai và dồn tiền cho việc đi tìm các kho báu.
Anh ta chi hết cả số tiền có được mà không tìm ra bất cứ kho báu nào. Hết ngày này qua tháng khác, anh ta cứ ngồi lì trước ngôi nhà của mình và không nửa lời trò chuyện với ai. Thân thể anh ta mỗi ngày một khô quắt lại. Kết quả là anh ta đã chết một năm sau khi bán nốt phần tài sản cuối cùng.
VỊ GIÁO SƯ TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
Có một cách khác để lừa đảo những khoản tiền lớn trong việc đi tìm những kho báu nằm dưới vùng đất của các Pharaon. Giáo sư bộ môn địa chất thuộc ngành khoa học tự nhiên tại một trong những trường đại học ở Ai Cập Thượng đang tiến hành công trình khai thác thép với sự trợ giúp của các nguồn bức xạ.
Giáo sư Alaa cho biết những người đi tìm kho báu thoạt đầu thuyết phục ông tin rằng dưới lòng đất có thứ gì đó và vì thứ ấy nên bắt tay khai quật. Bọn họ gọi điện cho vị giáo sư kia và đề nghị ông hãy chuyển giao công việc đang tiến hành cho họ. Đổi lại giáo sư sẽ được trả 60 ngàn funter.
Nhưng đó còn chưa phải là tất cả. Số tiền mặc cả đó chỉ là tiền thuê những máy móc vị giáo sư đang sử dụng chỉ trong một ngày. Ông còn được trả thêm tiền thù lao mỗi ngày là 10 ngàn funter nữa.Còn nếu họ sử dụng sang ngày thứ 2, thứ 3 cứ 60 ngàn funter một ngày cộng thêm tiền thù lao ngày mà nhân lên.
SỰ GIÀU CÓ BẤT NGỜ.
Óc tưởng tượng của nhiều người càng làm bùng cháy mơ ước được giàu có nhanh. Ví như, anh Amin trước đó chỉ làm nghế đào hố đất hay làm thợ ở các công trường xây dựng, đột nhiên anh có tiền mua đất và xây dựng cả một tập đoàn lớn về việc buôn bán vật liệu xây dựng.
Theo lời kể của những người dân trong làng của Amin, mỗi một tuần anh ta đều mua một con gia súc, sả thịt nó ngay trước ngôi nhà của mình và phân phát cho người nghèo. Những người dân trong làng không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến Amin nhận được những đơn đặt hàng từ những khách sạn nổi tiếng trong thành phố.
Tại Ai Cập-Hạ luôn nghe thấy nhiều câu chuyện về những người bỗng trở nên giàu có, sau nhiều năm nghèo đói và túng thiếu. Thậm chí có những câu chuyện lan truyền rộng rãi rằng, có những người nghèo bỗng trở nên các ông nghị, bà nghị trong quốc hội sau khi quay vòng các phi vụ bất hợp pháp trong môi trường thương mại hoặc ký kết những hợp đồng mang lại nhiều lợi lộc.
PHÁ SẢN VÀ SỰ ĐÀY ẢI TỰ NGUYỆN
Những người đổ tất cả tiền bạc vào những cuộc săn tìm các kho báu hay rơi vào cái bẫy của nhũng kẻ lừa bịp đều gặp kết cục là những cuộc đày ải tự nguyện. Một số người phiêu dạt ra thành phố nơi mà không ai biết tới họ; một số khác chết dần chết mòn vì nghiện ngập. Lại có những người tìm kết cục cuộc đời phía sau song sắt nhà tù.
Vẫn còn những người tỉnh táo hơn, biết dừng ham muốn của mình trước khi quá muộn.
NHỮNG ÁN PHẠT NẶNG.
Các tỉnh ở vùng Ai Cập – Thượng chiếm vị trí hàng đầu tính về số lượng những người bị tống tù vì tội xâm phạm di sản quốc gia.
Theo thống kê của Trung tâm lưu trữ, bảo vệ di sản và tài liệu quốc gia “Daftar Ahwal “ thì trong năm 2016 đã có 359 người bị ngồi tù tại Ai cập –Thượng. Các tỉnh vùng Delta chiếm vị trí thứ 2. Trong năm 2016 đã có 227 người bị ngồi tù trong số 965 người xâm phạm di sản quốc gia.
Cũng trong năm 2016 đã thu gom lại được 11 ngàn hiện vật mà những kẻ tội phạm định mang bán. Cơ quan “ Daftar Ahwal “ đã công bố số liệu này.
Những bản án nặng nề răn đe những kẻ săn tìm cổ vật nếu chúng bị khép vào tội tiến hành những cuộc khai quật phạm pháp, vận chuyển hoặc buôn bán cổ vật. Sự trừng phạt sẽ rơi xuống đầu những tội phạm theo các mức sau đây: bắt ngồi tù từ 3 đến 15 năm; chung thân hoặc thậm chí tử hình trong trường hợp có âm mưu buôn bán, vận chuyển cổ vật ra nước ngoài.
TÔ HOÀNG