Một số nhà lãnh đạo thế giới hiện tại và trước đây đã làm rất ít để kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh ở quốc gia của họ. Họ hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch, phớt lờ khoa học và các biện pháp vệ sinh quan trọng như ngăn cách xã hội và khẩu trang.
LÃNH ĐẠO NƯỚC NÀO THẤT BẠI TRONG VIỆC ĐỐI PHÓ COVID-19?
( Báo “The Conversation - Australia, ngày 23/5/2021 )
Danh sách những tên tuổi dưới đây được nêu ra trong công trình hợp tác của các nhà khoa học sau : Dorothy Chin-Cộng tác viên khoa Khoa học Đại học California; Elizabeth King - Phó Giáo sư Giáo dục Y tế, Đại học Michigan; Elise Massard da Fonseca- Phó Giáo sư Trường Đại học quốc gia Brazin; Salvador Vaskes den Markado-cộng tác viên khoa học Trung tâm nghiên cứu kinh tế và giáo dục Salvardor; Scot Grir-giáo sư khoa sức khỏe toàn cầu Đại học Michigan.
Mọi người đều rõ, Covid-19 là rất khó kiểm soát và các nhà lãnh đạo chính trị chỉ là một phần của bức tranh chung khi chúng ta nói đến việc quản lý đại dịch. Nhưng một số nhà lãnh đạo thế giới hiện tại và trước đây đã làm rất ít để kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh ở quốc gia của họ. Họ hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch, phớt lờ khoa học và các biện pháp vệ sinh quan trọng như ngăn cách xã hội và khẩu trang. Tất cả những người trong danh sách dưới đây đều đã mắc ít nhất một trong những sai lầm này, và một số người đã mắc phải tất cả các sai lầm cùng một lúc. Hậu quả là gây ra nạn chết người.
Narenda Modi- Ấn Độ
Ấn Độ là trung tâm mới của đại dịch toàn cầu, với khoảng 400.000 trường hợp mới được báo cáo mỗi ngày trong tháng Năm. Con số thống kê ấy chẳng lẽ không lan truyền đi nỗi khiếp sợ đang hoàng hành ở xứ sở đó sao. Bệnh nhân covid-19 đang chết trong bệnh viện vì bác sĩ không có oxy và thuốc cứu sống họ. Bệnh nhân không được nhận vào phòng khám vì không còn chỗ trống.
Nhiều người Ấn Độ đổ lỗi cho một người gây ra thảm kịch này: Thủ tướng Narendra Modi. Vào tháng 1 năm 2021, Modi tuyên bố tại một diễn đàn toàn cầu rằng Ấn Độ “đã cứu nhân loại … khi giữ được vương miện một cách hiệu quả”. Vào tháng 3, Bộ trưởng Bộ Y tế của ông thủ tướng cho biết đại dịch đang đi đến một “kết thúc”. Trên thực tế, Covid-19 đang phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ và trên toàn thế giới, nhưng chính phủ Modi không hề chuẩn bị cho các trường hợp có thể xảy ra, chẳng hạn như sự xuất hiện của một chủng vi rút nguy hiểm hơn và dễ lây nhiễm mạnh hơn.
Mặc dù virus này không bị triệt tiêu hoàn toàn ở nhiều nơi trên đất nước, Modi và các thành viên khác trong đảng của ông đã gặp gỡ các cử tri trong không khí cởi mở trước cuộc bầu cử vào tháng Tư. Rất ít người trong số những người tham gia đeo khẩu trang. Modi cũng cho phép tổ chức một lễ hội tôn giáo thu hút hàng triệu người, kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Ba. Các quan chức Bộ Y tế hiện tin rằng có thể đã xảy ra một vụ ô nhiễm lớn tại lễ hộiấy và đó là một "sai lầm lớn".
Trong khi Modi đang quảng cáo cho những thành công của mình vào năm ngoái, Ấn Độ - nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới - đã chuyển hơn 10 triệu liều vắc xin sang các nước láng giềng. Mặc dù đến đầu tháng 5, chỉ có 1,9% trong số 1,3 tỷ người ở Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ vắc xin covid-19.
Jair Bolsonaro- Brazil
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro không những không phản ứng với Covid-19, còn chế nhạo nó như một thứ “cảm nhẹ” - ông ta đã tích cực làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở nước này.
Bolsonaro đã sử dụng quyền hạn hiến định của mình để can thiệp vào các vấn đề hành chính của Bộ Y tế, chẳng hạn như các quy trình lâm sàng, tiết lộ dữ liệu và mua sắm vắc xin. Ông đã phủ quyết một đạo luật, ví dụ, cho phép sử dụng khẩu trang ở những nơi thờ cúng và bồi thường cho các nhân viên y tế thường xuyên phải chịu đựng đại dịch. Và ông ta cũng đã cản trở các nỗ lực của chính phủ để thúc đẩy sự giãn cách xã hội và đã sử dụng sắc lệnh của mình để cho phép nhiều doanh nghiệp hoạt động như “những nhu cầu cấp thiết của đời sống” bao gồm cả các spa và phòng tập thể dục. Bolsonaro còn tích cực quảng cáo các loại thuốc chưa được thử nghiệm như hydroxychloroquine (một loại thuốc trị sốt rét) để điều trị cho bệnh nhân bị Covid-19.
Bolsonaro đã sử dụng cơ quan công quyền của mình với tư cách là tổng thống để tạo ra giọng điệu cho cuộc khủng hoảng coronavirus bằng cách nói về tình thế tiến thoái lưỡng nan giả tạo giữa thảm họa kinh tế và sự xa cách xã hội, bóp méo những bằng chứng khoa học. Ông đổ lỗi cho chính quyền các bang của Brazil, Trung Quốc cùng Tổ chức Y tế Thế giới về cuộc khủng hoảng covid-19 và không bao giờ nhận trách nhiệm trong việc chống lại dịch bệnh ở đất nước của mình.
Vào tháng 12/2020, Bolsonaro còn tuyên bố rằng ông ta sẽ không tiêm chủng vassine do các tác dụng phụ. “Nếu bạn biến thành một con cá sấu, đó là vấn đề của bạn” –ông ta nói.
Quyết định kém cỏi của Bolsonaro về đại dịch đã dẫn đến xung đột trong chính phủ của ông. Brazil đã thay bốn bộ trưởng y tế trong vòng chưa đầy một năm. Một đợt bùng phát không được kiểm soát nổi đã sinh ra một số biến thể coronavirus mới, bao gồm cả biến thể P.1, có vẻ dễ lây lan hơn.
Alexander Lukashenko - Belarus
Nhiều quốc gia trên thế giới đã phản ứng với Covid-19 bằng những chính sách bất cập đến mức thảm hại. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng những nhà lãnh đạo tồi tệ nhất trong đại dịch là những người đã chọn từ chối hoàn toàn vì hành động không hiệu quả.
Alexander Lukashenko, nhà lãnh đạo độc tài lâu năm của Belarus, chưa bao giờ thừa nhận mối đe dọa từ Covid-19. Vào đầu đại dịch, khi các quốc gia khác áp dụng các biện pháp đóng cửa, Lukashenka quyết định không áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Thay vào đó, ông ta lập luận rằng vi rút có thể được ngăn ngừa bằng cách uống rượu vodka, đến phòng tắm hơi và làm việc trên đồng ruộng. Sự phủ nhận này đã đặt trách nhiệm ngăn chặn và cứu trợ đại dịch lên vai các cá nhân và nền tảng huy động vốn từ cộng đồng.
Vào mùa hè năm 2020, Lukashenko thông báo rằng ông ta đã được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19, nhưng không có triệu chứng, điều này cho phép ông ta tiếp tục nhấn mạnh vi rút này không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng. Có vẻ như trải nghiệm cá nhân này cùng việc đến thăm các bệnh viện covid mà không đeo mặt nạ đã củng cố hình ảnh một người đàn ông mạnh mẽ đáng thèm muốn của ông ấy.
Belarus mới bắt đầu tiêm chủng, nhưng Lukashenka nói rằng ông ta sẽ không tiêm chủng. Hiện tại, chưa đến 3% người Belarus đã được chủng ngừa covid-19.
Donald Trump - Hoa Kỳ
Trump đã rời nhiệm sở, nhưng sự quản lý yếu kém của ông đối với đại dịch đã gây ra những hậu quả lâu dài cho Hoa Kỳ, đặc biệt là sức khỏe và hạnh phúc của các dân tộc thiểu số.
Sự phủ nhận sớm của Trump về đại dịch, những phổ biến tích cực sai lệch về việc đeo khẩu trang và điều trị, cộng với sự lãnh đạo không nhất quán đã tàn phá đất nước nói chung. Các cộng đồng riêng lẻ phải gánh chịu nhiều trường hợp bệnh tật và tử vong hơn một cách tương xứng - mặc dù người Mỹ gốc Phi và người gốc Tây Ban Nha, chẳng hạn, chỉ chiếm 31% dân số Hoa Kỳ, nhưng họ lại chiếm hơn 55% các trường hợp mắc bệnh Covid-19. Người Mỹ bản địa nhập viện nhiều hơn 3,5 lần và tỷ lệ tử vong trong số họ cao hơn 2,4 lần so với người da trắng.
Tỷ lệ thất nghiệp cũng không cân đối. Trong đợt đại dịch tồi tệ nhất ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này đã tăng vọt lên 17,6% ở người gốc Tây Ban Nha, 16,8% ở người Mỹ gốc Phi và 15% ở người Mỹ gốc Á, so với 12,4% ở người da trắng.
Những khoảng cách khổng lồ này làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng hiện có như đói nghèo, bất an trong lĩnh vực nhà ở và chất lượng giáo dục, và có khả năng sẽ tiếp tục trong một thời gian. Ví dụ, trong khi nền kinh tế tổng thể của Hoa Kỳ đang có dấu hiệu phục hồi, các nhóm thiểu số lại không có tiến triển tương tự.
Cuối cùng, lời cáo buộc của Trump về Covid-19 đối với Trung Quốc, cũng như những câu ví von như “cúm kung- phu”, ngay lập tức dẫn đến việc tăng gần gấp đôi các cuộc tấn công vào người Mỹ gốc Á và người dân các đảo ở Thái Bình Dương trong năm qua. Xu hướng đáng báo động này vẫn tiếp tục.
Chính quyền Trump đã ủng hộ sự phát triển vắc xin ban đầu của đất nước - một thành tựu mà ít nhà lãnh đạo thế giới có thể khẳng định. Nhưng những thông tin sai lệch và những luận điệu phi khoa học mà ông ta đã phát ra vẫn tiếp tục khiến nước Mỹ không thoát khỏi đại dịch. Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy 24% tổng số người Mỹ và 41% đảng viên Đảng Cộng hòa nói rằng họ sẽ không tiêm phòng.
Andres Manuel Lopez Obrador - Mexico
Mexico, nơi có 9,2% bệnh nhân Covid-19 chết vì căn bệnh này, là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Các ước tính gần đây cho thấy virus này có khả năng giết chết 617.000 người - ngang bằng với Hoa Kỳ và Ấn Độ, cả hai quốc gia có dân số lớn hơn nhiều.
Sự kết hợp của nhiều yếu tố đã góp phần vào sự bùng phát dài hạn của Covid-19 ở Mexico. Và một trong số đó là sự lãnh đạo quốc gia không đầy đủ.
Trong suốt đại dịch, Tổng thống Mexico- Andrés Manuel López Obrador đã tìm cách giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tình hình ở Mexico. Ban đầu, ông chống lại các lời kêu gọi đóng cửa trên toàn quốc và tiếp tục tổ chức các cuộc họp ở khắp mọi nơi trước khi đóng cửa Mexico trong hai tháng vào ngày 23 tháng 3 năm 2020. Ông ta thường từ chối đeo khẩu trang. Nhậm chức vào năm 2018 và thừa hưởng một dịch vụ y tế thiếu kinh phí, Lopez Obrador chỉ tăng nhẹ chi tiêu cho ngành này trong thời gian xảy ra đại dịch. Các chuyên gia cho rằng ngân sách của các bệnh viện không đủ để đáp ứng nhiệm vụ to lớn trước mắt.
Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, Lopez Obrador đã theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng về ngân sách từ năm 2018, khiến việc chống lại cuộc khủng hoảng y tế trở nên khó khăn hơn nhiều, hạn chế đáng kể hỗ trợ tài chính do Covid-19 dành cho người dân và doanh nghiệp. Điều này lại càng làm trầm trọng thêm cú sốc kinh tế do đại dịch ở Mexico gây ra,dẫn đến nhu cầu giữ cho nền kinh tế mở cửa với thế giới trong suốt năm qua, ngay trước làn sóng mùa đông thứ hai khốc liệt mới bắt đầu ở Mexico.
Khi việc đóng cửa là không thể tránh khỏi, vào tháng 11 năm 2020, Mexico thực hiện việc này không lâu.
Ngày nay ở Mexico 10% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, so với 1% ở nước láng giềng Guatemala. Tình hình đang được cải thiện, nhưng con đường phục hồi của Mexico thì còn dài.
TÔ HOÀNG
( chuyển ngữ qua tiếng Nga )