Nhận thấy câu chuyện bán tháp Eiffel chưa “xôm tụ”, Lustig đã quay trở lại Paris để tổ chức một cuộc họp bí mật với các doanh nhân. Chủ đề là ... bán tháp Eiffel để lấy…thép. Và một lần nữa, có vẻ như là suôn sẻ. 

 

 Tháp Eiffel là một trong những biểu tượng chính của thủ đô nước Pháp mà du khách từ khắp nơi trên thế giới đều cố gắng chạm tay vào. Những người đến từ châu Phi cung cấp các bản sao nhỏ của nó dưới chân tòa tháp. Ít nhất là trước đại dịch, hoạt động buôn bán như vậy rất hiệu quả.

Vị bá tước muôn vàn kính yêu?

Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Tòa tháp ban đầu được hình thành như một cấu trúc tạm thời, và trong số những người Paris,có nhiều người phản đối hơn là những người ủng hộ cấu trúc ấy. Do đó, các cuộc trò chuyện về việc tháo dỡ cấu trúc không vượt ra ngoài biên giới nhưng được bàn tán  thường xuyên và được tiếp thụ khá nghiêm túc.

Vào năm 1925, một công dân dám nghĩ dám làm đã quyết định xoay chuyển tình thế này theo hướng có lợi cho mình. Vì vậy, tháp Eiffel đã bị ... rao bán. Những cuộc đàm phán với các khách hàng giàu tiềm năng được diễn ra trong sự đảm trách bởi một đại diện được ủy quyền của chính phủ-Bá tước Victor Lustig.

Vị bá tước này rất lịch sự, nhã nhặn, có học thức, nói được nhiều thứ tiếng, và không ai có thể ngờ rằng ông ta không phải là đại diện của giới cầm quyền, mà chỉ là một kẻ lừa đảo thông minh.

Tài năng tuyệt vời

Victor Lustig, hay còn gọi là Robert Müller cũng là chủ sở hữu của khoảng 45-50 tên và họ khác nhau. Ông ta sinh năm 1890 tại thành phố Arnau thuộc Đế chế Áo-Hung. Quốc tịch Séc, Lustig khẳng định rằng cha mẹ mình thuộc một gia đình quý tộc cao quý. Cũng đã có những nghi ngờ nghiêm trọng về điều này, tuy nhiên, phải nói rằng, ông ta thực sự có tầm nhìn rộng và nói được năm thứ tiếng.

Từ khi còn trẻ, Lustig đã thử tham gia nhiều hoạt động khác nhau, nhưng trên hết ông ta bị thu hút bởi trò chơi bài. Vào năm 20 tuổi, Lustig đã trở thành một kẻ chuyên nghiệp ở cấp độ cao nhất, trong một thời gian ngắn nhất có thể nuốt chửng một sinh vật ngây thơ-người quyết định chơi bài với anh ta.

Nhưng bản chất sôi nổi không cho phép Lustig bị giới hạn trong một loại hoạt động. Ông ta nỗ lực cho sự sáng tạo.

Lustig nói với một trong những người quen của mình rằng ông ta đã chế tạo được một chiếc máy để in những tờ tiền giả hàng trăm đô la, tuy nhiên, chiếc máy này có một nhược điểm: tốc độ làm việc thấp.

“Chỉ một tờ tiền trong sáu giờ,” Lustig phàn nàn với người quen. Nhưng khi thấy Lustig lấy ra một “sản phẩm” hoàn chỉnh từ bộ máy, không thể phân biệt được với những tờ tiền thông thường, người quen kia bắt đầu cầu xin “nhà phát minh” bán chiếc máy thần kỳ với bất cứ giá nào. Họ đồng ý với giá 30.000 đô la, và Lustig miễn cưỡng giao thiết bị cho người mua, rồi bỏ đi.

Tất nhiên, tờ giấy trống trong máy không trở thành hóa đơn sau sáu, mười hai hay hai mươi bốn giờ. Lustig đã đầu tư đô la thật vào chiếc máy, và phần còn lại chỉ là một màn ảo thuật được trình diễn khéo léo.

Một lãnh chúa cao quý giúp đỡ trẻ mồ côi

Sau vụ lừa đảo thành công này, Lustig định cư trên các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương. Tự giới thiệu mình là một nhà hoạt động ở Broadway hoặc là một bác sĩ châu Âu, ông ta tiếp tục trò chuyện, và sau đó đề nghị chơi bài. Tất nhiên, kết quả của những chuyến đi như vậy, ngân sách của kẻ lừa đảo đã được bổ sung.

Ngoài ra, đôi khi ông ta còn đóng vai trò là người tổ chức xổ số từ thiện. Gửi đến một quý ông lịch sự từ giới quý tộc, nói rằng tất cả số tiền thu được từ xổ số sẽ chuyển đến những đứa trẻ mồ côi bất hạnh, cả những người phụ nữ ấn tượng và những người đàn ông nghiêm khắc đều tin tưởng. Nếu nghi ngờ nảy sinh, thì chỉ khi Lustig với số tiền thu được đã biến mất.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu bị tàn phá, kẻ lừa đảo không có nơi nào để quay đầu, và ông ta chuyển đến Hoa Kỳ. Ở đó Lustig dính vào tội lừa đảo ngân hàng, nhưng nhanh chóng trở nên quen thuộc, vài lần bị cảnh sát giam giữ, nhưng lần nào ông ta cũng thoát nạn ngon lành. 

Khi "Bá tước " bị cảnh sát Mỹ chú ý sát sao, vào năm 1925, ông ta quay trở lại châu Âu.

"Cột cờ ba trăm mét"

Năm 1889, Paris được ấn định sẽ là nơi tổ chức Hội chợ Thế giới. Để chuẩn bị cho việc này, năm 1884, Tòa thị chính Paris đã công bố cuộc thi về việc tạo ra một cấu trúc sẽ thể hiện những thành tựu kỹ thuật và công nghệ của Pháp.

Kỹ sư đáng kính Gustave Eiffel, lục tung kho lưu trữ các dự án bị trì hoãn của cấp dưới, đã tìm thấy bản vẽ của một tòa tháp cao ba trăm mét của Maurice Keshlen. Nhận Emile Nugier làm trợ lý, Eiffel, dưới bàn tay của một bậc thầy, đã hoàn thiện ý tưởng "thô" của Keshlen và gửi nó đến cuộc thi.

Dự án Eiffel là một trong bốn đề án chiến thắng, nhưng kỹ sư giàu kinh nghiệm là người đầu tiên tính đến mong muốn của ủy ban, thực hiện các thay đổi đối với công việc của mình. Kết quả, cuối cùng người ta đã quyết định xây dựng tháp Eiffel, công trình nói với các phóng viên rằng: "Pháp sẽ là nước duy nhất có cột cờ cao ba trăm mét!"

Vào tháng 1 năm 1887, Eiffel, nhà nước và Tòa thị chính thành phố Paris đã ký một thỏa thuận, theo đó bản thân Eiffel sẽ nhận được lợi lộc vì hợp đồng thuê hoạt động của tháp trong thời hạn 25 năm, đồng thời cũng được cung cấp khoản trợ cấp  1,5 triệu franc vàng, chiếm 25% chi phí xây dựng tháp.

Bất chấp thực tế là nhiều nhân vật văn hóa Pháp không thích tòa tháp được xây dựng vào mùa xuân năm 1889, khách du lịch lại có ý kiến ​​khác. Vào cuối năm 1889, tòa tháp đã hoàn vốn 75% và chỉ vài năm sau đó, nó bắt đầu sinh ra thu nhập cho người tạo ra nó.

Đề nghị bảo mật

Năm 1910, hợp đồng thuê tòa tháp được gia hạn thêm 70 năm. Tuy nhiên, các tờ báo xuất hiện định kỳ cho rằng cấu trúc đã bị ăn mòn, yêu cầu đầu tư mới và nói chung ra tháp sắp sửa sụp đổ. Tháp không đổ, nhưng báo chí vẫn không ngưng làm ồn ào.

Năm 1925, tại một trong những quán cà phê ở Paris, Victor Lustig đọc một ghi chú khác rằng tòa thị chính đang nghĩ đến việc tháo dỡ tháp Eiffel. Và ông ta liền nẩy ra một ý tưởng tuyệt vời.

Lustig lấy được giấy tờ chứng minh rằng ông ta là đại diện của Bộ Bưu chính và Điện báo, trong tư cách này, ông ta đã mời sáu nhà buôn kim loại lớn của Pháp đến ăn tối tại nhà hàng Hotel de Crillon. Lustig không giải thích nhiều bởi vì mọi thứ phải cho thấy rằng ông ta là một người nghiêm túc. Khi các vị khách đã ngấm hơi men, Lustig nói: “Các quý ông, chính phủ cuối cùng cũng thất vọng về sự sáng tạo của kỹ sư Eiffel. Đã đến lúc Paris phải loại bỏ anh ta. " Trong quá trình tháo dỡ, theo tính toán 7,3 nghìn tấn kim loại sẽ không có người nhận. Và giải độc đắc này có thể sẽ đến tay ai đó trong số các vị hiện diện tại đây”.

"Thương vụ của thế kỷ"

Những ông chủ hành nghề buôn bán sắt thép vốn là những người có kinh nghiệm và tinh dời. Họ cần kiểm tra cẩn thận các điều khoản trong hợp đồng chính phủ với Lustig. Nhưng có một người “ hăng tiết “ hơn những người khác- Andre Poisson. Anh ta tin vào thực tế của thỏa thuận, và Lustig đã hẹn anh ta một cuộc gặp mới.

Trong quá trình đó, Lustig đã nói bóng gió với doanh nhân: nếu muốn vượt lên trước các đối thủ, thì cần phải có sự “bôi trơn” các cơ chế nhà nước.

Người buôn kim loại đã đưa cho Lustig 70 nghìn franc, mà vào năm 1925 là hơn 1 triệu đô la nếu tính theo thời hiện đại. Kẻ lừa đảo nói lời tạm biệt và biến mất.

Ít lâu sau Poisson mới nhận ra rằng mình đã bị lừa. Tuy nhiên, anh ta quyết định rằng thà mất tiền còn hơn làm ô nhục bản thân trước cả thế giới và đã không đi báo cảnh sát.

Nhận thấy câu chuyện bán tháp Eiffel chưa “xôm tụ”, Lustig đã quay trở lại Paris để tổ chức một cuộc họp bí mật với các doanh nhân. Chủ đề là ... bán tháp Eiffel để lấy…thép. Và một lần nữa, có vẻ như là suôn sẻ. 

Nhưng thương gia, người đồng ý với thỏa thuận, dường như nghi ngờ điều gì đó và đến gặp cảnh sát, kể về việc "bán tháp Eiffel". Đương nhiên, cảnh sát truy lùng Lustig, nhưng ông ta lại trốn thoát một lần nữa.

Bợm già gặp nhau

Lustig một lần nữa phải quay trở lại Hoa Kỳ, nơi ông ta một lần nữa thực hiện các thủ thuật cũ và mới. Lustig trơ tráo đến mức liều lĩnh lừa cả chính trùm mafia Al Capone. Gặp được tên trùm xã hội đen, ông ta đã vẽ cho  ý tưởng mới của mình, hứa hẹn một khoản thu nhập ngất ngưởng. Capone đã tin tưởng và đưa cho Lustig 50.000 USD.

Tất nhiên, nếu " tay lừa siêu hạng " chỉ đơn giản trốn thoát thì sớm muộn gì ông ta cũng bị phát hiện ở đâu đó với một viên đạn găm vào đầu hoặc một hòn đá choàng quanh cổ. Nhưng Lustig xuất hiện vài tháng sau đó trước Capone và nói: dự án đã thất bại, nhưng anh ta sẽ đưa số tiền cuối cùng của mình để không phải xấu hổ trước một người được kính trọng như Capone…

Capone chưa sẵn sàng cho việc này. Gã vẫn thường quen được cầu xin để mong gã tha thứ, đôi khi được yêu cầu hoãn lại, nhưng cũng còn để dành cơ hội tự nguyện cống hiến cuối cùng trong danh dự. Lustig đã không gặp may. Và tên xã hội đen đã để lại cho Lustig 5.000 đô la để có thể đứng vững trên đôi chân của hắn." Trên thực tế, hóa ra Lustiq, không cần làm gì cả, chỉ đơn giản là nhận được 5.000 USD từ tên mafia khát máu.

Điểm dừng cuối cùng – Alcatraz

Nhưng nếu mafia hóa ra không là gì đối với Lustig, thì nhà nước đã biến ông ta thành chiếc sừng của một con cừu đực. Vào những năm 1930, ông ta bắt đầu in đô la giả trên quy mô công nghiệp, và các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ tuyên bố truy lùng ông ta.

Năm 1935, Viktor Lustig bị bắt. Nhưng ông ta sẽ không còn là mình nếu không cố gắng xoay chuyển vận may để đối mặt với nghịch cảnh. "Bá tước" đã trốn thoát khỏi nơi giam giữ một cách không ai ngờ nhưng dường như, kho may rủi của ông ta đã cạn kiệt. Lustig bị bắt lại chỉ sau 27 ngày.

Tòa tuyên phạt Viktor Lustig 20 năm tù. Tài năng của ông ta được đánh giá cao khi Lustig bị đưa đến Alcatraz- nhà tù bất khả xâm phạm nhất nước Mỹ.

Nhân tiện, còn có Al Capone, người bị kết tội trốn thuế. Nhưng nếu một tên xã hội đen với sức khỏe bị suy giảm cuối cùng vẫn được thả ra và được đưa đi chết theo ý mình, thì Victor Lustig đã kết thúc cuộc đời vẫn ở Alcatraz. Ông ta mất vào mùa xuân năm 1947 vì bệnh viêm phổi ở tuổi 57.

 

TÔ HOÀNG

( Từ báo “Nhân chứng & Sự kiện” –Nga )