Sự tan rã của Liên Xô mà Putin gọi một cách không chính xác là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20", điều này nghe có vẻ nực cười ở Nga, bởi vì hai cuộc chiến tranh thế giới trước đó có thể đã chiếm danh hiệu này
Tác giả trình bày quan điểm truyền thống của phương Tây về các sự kiện năm 1991 ở Nga. Theo phán đoán này, tháng 8 năm 1991 là một bước đột phá để đạt được tự do, và sự sụp đổ sau đó của Liên Xô là một hình phạt xứng đáng cho những năm tháng của chủ nghĩa toàn trị. Nhưng tại sao bước đột phá tiến về phía tự do lại mang tới sự nghèo đói cho nước Nga vào những năm 1990, mặc dù "dân chủ" được cho là luôn luôn đồng nghĩa với sự giàu có cho nhiều nước khác? Và nếu bản thân tác giả thừa nhận rằng phương Tây, sau khi loại bỏ đối trọng của Liên Xô vào năm 1991, đã chinh phục và tiêu diệt một số quốc gia khác, thì tại sao tác giả lại giễu cợt phương Tây?
30 NĂM SAU CUỘC ĐẢO CHÍNH Ở MOSCOW- NỀN DÂN CHỦ ĐỐI MẶT VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG CỦA LÒNG TỰ TRỌNG
(Báo The Guardian - Anh)
Phần lớn sự việc cũng đã bị lãng quên kể từ năm 1991, nhưng ngày nay nền dân chủ của Mỹ và phương Tây đang bị đe dọa nhiều nhất bởi sự lây lan chủ nghĩa hoài nghi trên toàn thế giới.
Ngày 19 tháng 8 năm 1991, người dân Liên Xô thức dậy và nghe tin Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev nghỉ hưu vì bệnh. Đó là một lời nói dối, nhưng nhiều công dân Xô Viết đã quen với việc các phương tiện truyền thông lừa bịp họ rồi. Khi những chiếc xe tăng tiến vào Moscow sự thật liền lên tiếng. Những người theo đường lối cứng rắn của Bộ Chính trị Xô Viết quyết tâm chấm dứt các thử nghiệm dân chủ hóa của Gorbachev. Nhưng họ đã thất bại. Hai ngày sau, những cuộc thương thảo chấm dứt. Và năm tháng sau, Liên Xô không còn tồn tại.
Phương Tây không hề đón đợi và cũng không thể nhìn thấy trước được sự kiện này. Thái độ bàng hoàng về việc không lường trước ấy được thay thế bằng niềm tin rằng điều đó là không thể tránh khỏi.
Sự tan rã của một siêu cường được xây dựng để biến những lời tiên tri của Mác thành hiện thực lẽ ra phải là một lời cảnh báo chống lại bất kỳ tuyên bố nào về việc đã hiểu biết tường tận lịch sử và cố gắng vạch ra lộ trình của nó. Nhưng không! Ý tưởng thời thượng cho rằng dân chủ tự do là điểm cuối và đỉnh cao của hệ tư tưởng đã mọc rễ trong chính trị phương Tây.
Việc nhìn lại lịch sử cách đây 30 năm không giúp thay đổi quan điểm này. Vào năm 1991 ở Nga tinh thần dân chủ đã vươn tới sự tự do, nhưng không phải là mãi mãi. Vladimir Putin trả nó về điểm ban đầu và chốt nó ở đó. Sự tan rã của Liên Xô mà Putin gọi một cách không chính xác là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20"-điều này nghe có vẻ nực cười ở Nga, bởi vì hai cuộc chiến tranh thế giới trước đó có thể đã chiếm danh hiệu này. Nhưng cách đánh giá như vậy gây được tiếng vang đối với những người có ý thức tự giác và cảm thấy tự hào về quê hương của họ khi quê hương ấy thật không may, đã hòa nhập với hệ thống và địa lý Liên Xô.
Trong cuốn sách “Ánh sáng đã lụi tắt” ( The Light That Failed ) mà bây giờ là câu chuyện kể hay nhất cho tận đến hôm nay về một nỗ lực thất bại trong việc cấy ghép chủ nghĩa tự do phương Tây trên vùng đất phía đông, Ivan Krastev và Stephen Holmes đã phân biệt giữa chế độ độc tài hàng triệu người. Đa số người Nga coi thường và căm ghét chế độ độc tài. Nhưng sự tan rã của đất nước quê hương của họ không được họ chào đón bằng niềm vui, đặc biệt là vì nó gây ra hỗn loạn, nghèo đói và đau khổ.
Sự nhầm lẫn giữa cái thứ nhất và cái thứ hai tạo ra những sai lầm ; người bên ngoài khó có thể hiểu nổi tại sao nỗi nhớ Liên Xô lại mạnh mẽ đến vậy, và điều này đã trở thành phương tiện hiệu quả nhất đối với Putin để làm mất uy tín nền dân chủ của chúng ta và củng cố quyền lực của chính ông ấy. Ở mức độ như thế việc mô tả chế độ hiện tại của Nga cũng vô nghĩa khi được diễn tả bằng các phạm trù tư tưởng kế thừa từ thời đại khác. Chủ nghĩa Putin không bị ám ảnh bởi sự thuần khiết chủng tộc theo cách thức điển hình của chủ nghĩa phát xít. Ông ấy không cố gắng chuyển đổi bất cứ ai sang một đức tin khác bằng cách rao giảng về cuộc đấu tranh giai cấp, như chủ nghĩa Lê-nin đã làm. Ông ấy cũng không xuất hiện như một đối thủ cạnh tranh với nền dân chủ, ngoại trừ những trường hợp khi Putin cần chứng tỏ rằng các nhà dân chủ cũng quan tâm đến các trò chơi tranh giành quyền lực, và chủ nghĩa Putin trong các trò chơi này chỉ đơn giản là trung thực và thực dụng hơn. Để tranh giành quyền lực, như nhiều trường hợp đã cho thấy, Putin chấp nhận bất cứ một thứ chính trị nào.
Di sản triết học và cũng là học thuyết duy nhất mà nước Nga hậu Xô Viết được thừa hưởng từ thời Xô Viết là chủ nghĩa phản lý tưởng gay gắt, nghệ thuật hư vô, coi những lập luận về quyền phổ biến và tính ưu việt đạo đức của các hệ thống dân chủ là trò giả ngây thơ hoặc quá tầm thường. Khá dễ dàng để tập hợp các chứng cớ: mọi người vẫn còn nhớ rõ các chế độ đáng ghét được Lầu Năm Góc hậu thuẫn như thế nào, các vụ bê bối tham nhũng ở phương Tây và những hành động can thiệp quân sự ngạo mạn của Washington ra sao.
Việc bầu một ông trùm kinh doanh như Donald Trump làm tổng thống liệu có góp phần quảng cáo cho nền dân chủ Mỹ không : hóa ra là không phải lúc nào chức năng lăng xê này cũng được kích hoạt. Cuộc đấu đá giành chiếc ghế Tổng thống giữa ông Trump và ông Joe Biden đã cho thấy khả năng của hiến pháp Hoa Kỳ có thể chịu được ngay cả khi căng thẳng dữ dội như vậy. Và cho đến nay, nhiệm kỳ tổng thống của Biden giống như một sự suy giảm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh hơn là một phương pháp chữa khỏi bệnh. Ở nhiều nước châu Âu, những người theo chủ nghĩa bài ngoại và dân tộc chủ nghĩa thách thức các chính trị gia truyền thống và thậm chí đã muốn thay thế những người bảo thủ ôn hòa và dân chủ xã hội. Những người bài ngoại và chủ nghĩa dân tộc này đang bắt chước phương pháp của Putin. Họ thường lặp lại Putin, khi Putin nói rằng EU chính mình đào mồ chôn mình khi cho phép nhập cư ồ ạt và thấm nhuần chủ nghĩa tự do hiện đại đang suy thoái ở khắp mọi nơi.
Ngày nay, rất khó để thuyết giảng về sức mạnh của phương Tây vì Taliban đã giành lại Kabul sau 20 năm họ bị lưu đày.Nỗi nhục nhã này nhận được phản ứng đặc biệt ở người Nga, những người nhớ về cuộc chiến thảm khốc của Liên Xô ở Afghanistan và những cảnh không vui vẻ gì khi Liên Xô rút quân, vì điều đó khiến nước Nga đánh mất lòng tự tôn của siêu cường đối với chính mình.
Một thất bại như thế của Mỹ ở Afghanistan không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy sự suy tàn của Mỹ. Không bao giờ có sự lặp lại và trùng hợp một trăm phần trăm trong lịch sử. Hệ thống của Liên Xô đã không được định sẵn để sụp đổ theo cách mà nó sụp đổ, nhưng nó cũng không có khả năng sửa chữa. Một số nhà phân tích Nga trích dẫn quyền lực lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc như một ví dụ cho thấy nước Nga sẽ như thế nào nếu cuộc đảo chính năm 1991 diễn ra thành công. Hãy tạm gác lại những biện pháp đạo đức hoặc phi đạo đức mà sau đó sẽ phải áp dụng (vụ thảm sát ở Quảng trường Đỏ sẽ trùng khớp với các sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn). Chúng ta thừa nhận rằng những giả định như vậy là quá phức tạp, và Trung Quốc rất khác với Nga, do đó chúng ta cũng không thể biết mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào.
Theo nhiều cách, người kế nhiệm thực sự của Liên Xô cũ là Belarus, quốc gia này vẫn giữ quyền kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế trong khi Nga “cải tổ” nền kinh tế, khiến nền kinh tế ấy bị các nhà tài phiệt cướp đoạt. Tuần này đánh dấu một năm kể từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình lớn ở Minsk chống lại chế độ của Alexander Lukashenko. Nhưng ông ta vẫn giữ quyền lực và thẳng tay đàn áp, bắt cóc, tra tấn, bắn giết những người chỉ trích ông ta. Thảm kịch Belarus có nhiều chiều, nhưng một trong những yếu tố thất bại của nó là chọn thời điểm không thành công để bắt đầu cuộc cách mạng. Cuộc nổi dậy tuyệt vọng đòi tự do chính trị ở Belarus trùng hợp với sự xuất hiện đột ngột của các nền dân chủ đã được thiết lập nghi ngờ về tính đúng đắn trong hành động của họ. Việc tự đào bới không cần thiết ấy đã tước đi sức mạnh mà các nền dân chủ này có thể dành để hỗ trợ hiệu quả hơn cho các phiến quân Belarus.
Đúng vậy, phương Tây đã đánh giá quá cao sức mạnh của mình và tự thỏa hiệp với nhiều cuộc phiêu lưu quân sự sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cố gắng đưa hệ thống quản lý nhà nước của mình vào các nước có điều kiện sống không thuận lợi cho một hệ thống tuyệt vời như vậy. Cũng đúng là những sai lầm gây ra đã không làm dịu đi sự khao khát tự do và thịnh vượng của những người nghèo - đây là những lợi ích mà nền dân chủ đã mang lại trong quá khứ lịch sử. Tất cả điều này cho phép các quốc gia phương Tây tiếp tục truyền bá tự do và dân chủ giữa những dân tộc rõ ràng không sống trong sự thịnh vượng hay tự do. Ngay cả Putin cũng lo sợ rằng một ngày nào đó, ông ta sẽ không thể kìm chế được ham muốn cạnh tranh sự thịnh vượng của chúng ta bằng những lời tuyên truyền, sợ hãi và hối lộ của mình.
Những người biểu tình bị bóp nghẹt ở Belarus và những người Afghanistan kinh hãi tại sân bay Kabul đều nhận thức rõ về cuộc sống phương Tây mà họ đang bị tước đoạt. Và họ sẽ tiếp tục muốn cuộc sống như vậy, mặc dù rất nhiều người phương Tây lo lắng chia sẻ quan điểm của Điện Kremlin rằng cuộc đấu tranh cho nhân quyền trên thực tế chỉ là một sự giả vờ cảm tính, đối với tất cả những người theo chủ nghĩa tự do bị phỉ bang- những người không có chỗ đứng trong một thế giới được cai trị bởi một chính sách thực dụng.
Đánh giá triển vọng của những người tị nạn Afghanistan và những người bất đồng chính kiến ở Belarus, thật khó để tránh khỏi cảm giác về một sự bất lực kinh hoàng xét trên phương diện đạo đức. Nỗi sợ hãi này xuất hiện khi một vòng tuần hòa đã kết thúc và chúng ta quay trở lại điểm ban đầu, cảm thấy tức giận và hối tiếc về khoảng thời gian đã mất bắt đầu với các cuộc diễu hành thiếu hiểu biết về chiến thắng của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh.
Những câu hỏi này liệu có chiếm lấy suy nghĩ của những cử tri Anh không đây, nhưng chúng là một phần của sự bất ổn đã gây ảnh hưởng đến nền chính trị của chúng ta. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng trong thực tế thực hành dân chủ. Không có xe tăng nào trên đường phố London và các cuộc bầu cử của chúng ta không có gian lận. Đó là một cuộc khủng hoảng lòng tự trọng của nền dân chủ đang trở thành một lời tiên tri trở thành hiện thực. Nếu không có niềm tin rằng hệ thống của chúng ta đáng được bảo vệ và nâng niu, chúng ta sẽ trở nên dễ bị tổn thương và bắt đầu tin rằng tất cả nền dân chủ của chúng ta chỉ là một trò giả mạo. Quan điểm này rất quyến rũ vì nó dường như giải thích cho bất kỳ sự thất vọng nào. Nó cũng gây tê liệt vì nó cản trở tư duy sáng tạo về cải cách và không khuyến khích hoạt động tích cực. Đây cũng lại là một quan điểm sai lầm. Sự thất vọng của chúng ta là tương đối và có thể được loại bỏ, trái ngược với hoàn cảnh của những người không thể coi dân chủ là điều hiển nhiên.
TÔ HOÀNG
(Chuyển ngữ qua tiếng Nga)