Nikita Mikhalkov, diễn viên kiêm đạo diễn trác việt, gương mặt cuối cùng của nền điện ảnh Nga- Xô Viết, cho đến hôm nay vẫn còn làm việc đầy hiệu quả trong hai thập kỷ nhiều thay đổi của nước Nga. Mới đây, Nikita Mikhalkov vừa có bài phát biểu với Học viên Viện Điện ảnh Quốc gia Nga về tình hình văn hóa Nga nói chung, về điện ảnh đương đại thế giới hôm nay...
Làm sao để trở thành kinh điển?
Sau vở kịch "Những kẻ biến hóa" hay vở "12" mọi người rời
khỏi rạp và nói rằng đây là một giọng điệu mới ở sân khấu, tôi đã thật sự sửng sốt. Đây không phải là một giọng
điệu mới! Đó là một giọng
cũ được nói tốt
hơn thôi. Đấy là điều phân biệt trường phái diễn xuất của Nga với tất
cả những trường phái tuyệt vời khác - tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý (tất
nhiên, có những ngôi sao như Vittorio Gassman, Marcello Mastroianni, Alberto Sordi,
Claudia Cardinale, Hugo Tognazzi, nhưng, nói chung ra , bản thân trường phái Ý không rất mạnh). Đây là một nhà hát
tâm lý của Nga. Trong đó không loại trừ các dạng sắc sảo, những
tìm
kiếm, nhưng loại trừ hoàn toàn ý
muốn
" tùy tiện, bắt chước người khác". Khi đằng sau những thứ bạn làm mà không có gì, ngoại trừ mong muốn gây bất ngờ, đấy là cái chết. Điều này thật tai hại! Và nó
sẽ trôi qua rất nhanh chóng.
Một
người phụ nữ đã viết cho tôi trong một bức thư rằng nghệ thuật thực sự là thứ
mà bạn muốn xem, muốn
nghe
hoặc muốn đọc lại. Điểm mạnh của Mozart,
Dostoevsky, Chekhov, Bunin, Mussorgsky là gì? Thực tế là họ làm nảy sinh mong
muốn nghe, đọc lại chúng. Điều này được
tiếp
tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Điều này có
nghĩa có điều gì đó trong tác phẩm của họ là một câu hỏi thường trực mà con người ta
phải
đối mặt.
Về
nguyên tắc, như tôi đã nói nhiều lần, tất cả các câu hỏi đã được đặt hết ra
rồi. Mọi
điều. Mọi câu hỏi. Mọi Yêu cầu. Và câu trả lời cho chúng có thể
khác nhau. Bởi vì thời gian thay đổi, công nghệ mới xuất hiện. Vậy đấy, các câu hỏi vẫn như cũ! Sự sống, cái chết, tình yêu, cha
mẹ, con cái, bệnh tật, hiện tượng tự nhiên, mối quan hệ với Chúa. Và những nghệ
sĩ vĩ đại nhất đều vĩ
đại bởi
họ đã giải mã chúng một cách chính xác. Hầu
như chỉ riêng mình Pushkin là cảm nhận, thấu hiểu được
cuộc
sống tinh thần con người là như thế nào. “Một món quà vô bổ, một món quà tình cờ- cuộc sống, tại sao anh lại trao
cho em?”. Nó được viết khi
Pushkin 29 tuổi! Và ở tuổi 37, nhà
thơ đã mất. Lermontov, người đã
viết
“Cánh buồm trắng đơn độc” vào
năm
18 tuổi, cũng mất năm mới 26 tuổi (!).
Bí ẩn về Chekhov
Chekhov
đối với tôi giống như con
đường xuyên qua một
cánh
đồng cỏ mọc um tùm. Khi gió thổi, không nhìn
thấy con đường này. Bạn chỉ nhận ra nó khi bạn đứng trên con đường đó. Và bạn chỉ có thể hiểu con đường
này dẫn bạn đến đâu khi bạn đi dọc theo nó.
Đấy, Chekhov đối với tôi là một con đường như vậy. Ông ấy không tạo áp lực cho bạn như Dostoevsky vĩ đại hay
Tolstoy lỗi lạc, ông
ấy
nhẹ nhàng truyền cảm hứng cho bạn bằng những điều ông ấy muốn nói.
Ông ấy
không làm cho bạn phải
tin
vào chính mình, ông ấy không khẳng định bất cứ điều gì như Tolstoy đã khẳng định, đã thuyết phục người đọc của
mình. Chekhov muốn bạn cảm nhận được ông ấy, để chính bạn đến với
ông ta, chứ không phải ông ta tìm đến gặp bạn. Và sự chuyển động này đối với nhà văn là rất quan trọng.
Nền điện
ảnh hiện đại đang gặp vấn đề gì?
Tôi
cố gắng xem mọi thứ
điện ảnh. Và
tôi đang xem lại những gì
đây ? Đó
là những gì tôi không hiểu chúng đã được thực hiện như thế nào. Hãy nói xem Alexei Petrenko
đã nhập vai ra sao? Hay Oleg Menshikov của
20
năm trước? Hay như cách Mastroianni thể
hiện
trong phim “8 rưỡi” mà bạn hít thở nó như hít
thở ôxy.
Tôi có thể liên tục xem lại “Bố
già” của
Coppola - một bộ
phim tài năng theo mọi nghĩa.
Trong số những bộ phim hiện đại, là phim "Người
chim" của Alejandro Iñarritu – mà tôi coi là một tác phẩm tuyệt vời. Nói chung,
điện ảnh hiện đại, giống như toàn bộ cuộc sống hôm nay, bên ngoài thì vô cùng giả tạo còn bên trong thì nông cạn. Châu Âu già cỗi và đang hấp hối, không còn dòng máu mới. Châu
Âu đang
nghiền ngẫm lại những gì đã có, nhưng châu Âu không có nguồn tài nguyên.
Xung lực mới chỉ xuất hiện ở nơi nào có dòng máu mới. Và chính nó xuất hiện ở những quốc gia mà
chúng ta từng gọi là thế giới thứ ba. Thế giới này ngày hôm nay đang bắt đầu thức dậy.
Điện ảnh đang tích cực phát triển ở Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Hay những bộ phim
của đạo diễn người Iran Majid Majidi là những tác phẩm tuyệt vời, có một
không hai. Ai nhận ra điều
này ? Không một ai! Điện ảnh và nghệ thuật nói chung tồn tại ở những nơi có những vấn đề của cuộc sống con người. Có nghĩa là ở đâu có cuộc sống ở đấy có điện ảnh và nghệ thuật. Còn khi trên trang bìa của tạp chí có uy tín "Lancet", một người phụ nữ được đề nghị gọi tên không phải là đàn
bà mà
là "một cơ thể có âm đạo" ... Đối với tôi, “Oscar” cũng đã kết thúc
kể từ thời điểm người được đề cử cho giải thưởng này bắt buộc phải thực hiện tất cả những yêu cầu vô lý như vậy.
Tôi
nhớ điện ảnh Mỹ những năm 1970
với bộ phim "Buổi chiếu cuối
cùng” và những bộ phim khác. Điện ảnh thuở ấy thật tuyệt vời vì tràn ngập ý tưởng! Còn nền điện ảnh Hoa Kỳ hôm nay...Chúng tôi đang rất háo hức cố gắng để được như nó đây! Nhưng chúng tôi không thể nào làm như họ
được, nên đã xẩy ra mọi sự quanh co, xiên xẹo ... Giống như
mặc bộ đồ sang trọng lên chiếc quần lót bẩn; tưởng như không nhìn thấy gì nhưng vẫn bốc mùi.
Về
hiệu ứng châu Á
Theo
thời gian, nổi lên trên bề mặt các nền văn minh khác với châu Âu. Có một thời điểm, điện ảnh Ấn Độ chiếm trung tâm sự chú ý. Bây giờ là điện ảnh Hàn Quốc. Nó
mạnh mẽ, đẫm máu và rất dân tộc. Nói chung, đấy là một điều đáng kinh ngạc: chỉ
có quốc gia thực sự mới có thể trở thành quốc tế. Phim Trung Quốc do người
Trung Quốc làm ở Hollywood và phim họ làm ở nước họ hoàn toàn khác nhau! Vài năm trước, tôi là Chủ tịch Hội đồng giám khảo ở Bắc Kinh. Tôi đã xem một thứ
điện ảnh
Trung Quốc như vậy ở đó! Không phải kiểu tinh tế phương
Đông nào đó được áp dụng cho một sản phẩm quốc tế. Không, nó là thứ điện ảnh Trung Quốc thực sự!
Vì vậy,
hiện tượng gia tăng sự quan tâm đến điện ảnh Hàn Quốc ngày nay là điều đương
nhiên, nhưng nó cũng
sẽ
chỉ tồn tại trong một
thời
gian ngắn như bất kỳ sự gia tăng nào khác. "Ký sinh trùng" của đạo diễn
Bong Joon Ho đã làm điên đảo cả thế giới vài năm trước, thật tuyệt. Nhưng tôi
không thể nói rằng bộ
phim ấy gây ấn
tượng với tôi nhiều như " Người chim " hay "Bố già". Điện ảnh
châu Á- đó còn là một nền thẩm mỹ khác, và chúng ta rất tham lam với những nền thẩm mỹ mới. Nhưng chúng giống như ẩm thực Nhật Bản. Ngon không, ngon. Nhưng không phải thứ dành cho mỗi ngày. Thật
thế sao? Điện
ảnh Hàn Quốc là vậy!
Bằng
cách nào đó Kurosawa đã xúc phạm tôi. Đạo diễn này là một hiện tượng thật đáng kinh ngạc. Ông ấy rất thích phim của tôi, chúng tôi nói chuyện rất vui vẻ. Và cũng đã nhiều lần chúng tôi túy lúy cùng nhau! Nhưng rồi một lần chúng tôi đến Nhật Bản. Tôi gọi điện thoại cho cô trợ lý của Kurosawa để biết ông ấy đang làm gì và cô trợ lý trả lời điều gì đó không rõ ràng. Và cuối cùng mọi điều cũng vỡ lẽ: ông ta đang giận
tôi. Vì sao chứ? Vì ông đã đặt
chân vào vào mảnh ruộng của Kurosawa khi
ông thực hiện bộ phim “Urga”. Tôi nghĩ: sao
thế nhỉ? Kurosawa cũng đã làm phim về Dostoevsky
mà! Thế mà
chúng tôi có giận ông ấy đâu! Điều này chỉ nói
lên rằng
chúng ta không nên động chạm tới thế giới của họ.
Ai đang
tìm ý nghĩa, chứ không phải tiền bạc?
Nền Điện ảnh của chúng ta vẫn chưa chết,
dù trên thực tế là nó đang cố gắng giống bất kỳ ai khác, ngoài điều
giống chính
chúng ta. Nhưng tôi cho rằng việc cấy ghép văn học Nga sang những mảnh ruộng khác mà chúng ta đang làm sẽ không đi đến đâu cả. Bạn thấy đấy, thật là một trò đùa tức cười ... Ngay cả người vô gia cư của
chúng ta, người chưa bao giờ đọc bất cứ thứ gì trong đời và không biết
Dostoevsky là ai, anh ta vẫn đến từ đất nước của Dostoevsky, và Dostoevsky biết
anh ta. Do đó, bằng cách này hay cách khác, anh ta bị ràng buộc về mặt di truyền
với nền văn hóa vĩ đại nhất đã và đang tồn tại ở Nga. Nghe
có vẻ khá hoang đường, nhưng tôi muốn tin vào điều đó. Và tôi thực sự hy vọng,
hơn nữa, tôi tin rằng vẫn
có
những người đang tìm kiếm ý nghĩa (mặc dù ngày nay người ta đang cố xóa bỏ những
tìm kiếm này trên khắp
thế
giới) cho tác phẩm, chứ không chỉ nhắm tới tiền bạc hay hình thức
thể hiện.
Liệu có ai trong tương lai sẽ đọc tác phẩm văn học của chúng ta, của Dostoevsky, Tolstoy?
Và đây là vấn đề của giáo dục, mà tôi luôn nói đến. Nếu chúng ta vẫn còn ràng rịt với những gì được
cung cấp cho chúng ta ngày hôm nay bởi hệ thống giáo dục thì đấy là một thảm họa. Nhưng tôi thực sự
mong rằng lương tri và tình cảm của cha mẹ sẽ chiến
thắng mọi thứ chỉ
nhắm sinh
lợi, không có giá trị, không có ý nghĩa gì. Và kết quả
là, những thứ đó không đào
tạo ra những công dân, mà ra
những đàn gia súc cho các tập đoàn toàn cầu, điều mà bất kỳ câu trả
lời nào cũng sẽ được tìm thấy trong Wikipedia.
Câu
hỏi này - theo quan điểm của tôi, thuộc
về
an ninh quốc gia – chứ
không
phải do tôi quyết định. Tôi không chống
lại "những con số", không chống lại trí tuệ nhân tạo. Nhưng những chuyển động mà chúng ta đang thấy diễn
ra trên
thế giới, chúng đã đến tận biên giới của chúng ta.
Tôi hy
vọng những làn sóng như thế sẽ quặt sang lối khác. Tôi nhắc lại: khi một người phụ
nữ đang được đề nghị xem xét thuần túy như một
cơ
thể có âm đạo, thì đây quả
là một dấu
chấm hết.
Tôi
hy vọng rằng những người có
lương tri, lương tâm lành mạnh dẫu
thế nào thì thực sự họ vẫn còn cả đó. Và tôi tin họ vẫn chiếm đa số ở nước ta. Tôi cũng tin sâu sắc rằng những gì tôi đang nói bây giờ được
85–90% cư dân của đất nước chúng ta chia sẻ. Nhưng bạn không thể nghe thấy được chúng
đâu! Để nghe
được, cần
phải có bản lĩnh chính trị. Cần
một ý chí, một quyết tâm nghiêm túc. Theo tôi, điều này đã
thể hiện trong bài phát biểu của Tổng thống Vladimir
Putin tại cuộc Hội thảo Valdai vừa qua. Trong
bài phát biểu đó đã cảnh
báo: “Các bạn ơi, cho
đến bây giờ vẫn còn có thể, nhưng sau đó thì không đấy nhé!”.
TÔ
HOÀNG
(Theo “Sự thật thanh niên” - Nga)