Bác sĩ – nhà văn Lê Minh Khôi vừa xuất bản cuốn sách ‘Phía Tây thành phố’ để chia sẻ những phút giây lực lượng tuyến đầu đã trải qua trong cao điểm chống Covid-19 tại TP.HCM.
Bác sĩ
Lê Minh Khôi sinh năm 1973, quê
quán Bình
Sơn, Quảng Ngãi. Tốt nghiệp Đại học Y dược Huế, bác sĩ Lê Minh Khoa tiếp tục được đào tạo ở
Đại học Picardie-Jules Verne- Pháp
và sau đó nhận bằng Tiến sĩ Y khoa ở Đại học Rostock- Đức.
Ngoài vai trò Phó Giáo
sư giảng dạy bộ môn Hồi sức Cấp cứu Chống độc tại Đại học Y dược TP.HCM, bác sĩ
Lê Minh Khôi cũng làm việc thường xuyên tại Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện Đại
học Y dược TP.HCM.
Trong cuộc chiến chống
Covid-19, bác sĩ Lê Minh Khôi đảm nhận vai trò Phó Giám đốc Trung tâm hồi sức
Covid-19 của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Hiện nay, bác sĩ Lê Minh Khôi vẫn
chưa rời khỏi lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Cuốn sách “Phía Tây
thành phố” của bác sĩ Lê Minh Khôi được tổ chức ra mắt ở một địa điểm rất đặc
biệt, đó là kho thiết bị y tế phòng chống Covid-19 - Tổng kho Long Bình, vốn là
khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng trong đợt dịch thứ 4 đã chuyển đổi công
năng thời gian gần đây. Buổi ra mắt “Phía Tây thành phố”, theo bác sĩ Lê Minh
Khôi không nhằm mục đích
giới thiệu sách, bởi lẽ: “Người tham dự đều là
người trong cuộc, nhân vật trong sách. Đây là buổi ngồi lại tâm
tình, tri ân và đóng góp. Có những chiến binh, trong những ngày đò giang cách
trở đã đến với trung tâm chống dịch của chúng tôi bằng xe chở heo, bằng
xe chở rau và những chuyến xe quá giang nào đó bất kỳ. Họ đã làm nên mặt trận đương
đầu Covid-19 ở phía Tây của TP.HCM”.
Bác sĩ Lê Minh Khôi đam mê viết lách từ thời
trai trẻ. Năm 2017, bác sĩ Lê Minh Khôi từng xuất bản cuốn sách “Những sườn núi
lấp lánh”. Bác sĩ Lê Minh Khôi bộc bạch: "Tôi
không có bất cứ lập ngôn nào về việc viết văn. Viết, đối với tôi, là một nhu cầu
thúc bách để sẻ chia, để diễn đạt bản thân và quan trọng nhất là để lấy lại sự
cân bằng trong cuộc sống khá chênh vênh này".
Bây giờ, với cuốn sách “Phía Tây thành phố”,
bác sĩ Lê Minh Khôi mong muốn chia sẻ “những câu chuyện dịu dàng trong mắt bão
Covid-19 và những chiều thưa bóng dân gian”.
Cuốn sách “Phía Tây thành phố” dày hơn 200 trang, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.
Bác sĩ Lê Minh Khôi thổ lộ: “Với tôi, ký ức không phải cái đã qua,
nhất là ký ức về một giai đoạn đầy ắp những biến cố đau thương như vậy. Tôi vẫn
đang sống với ký ức đó, không phải để bi lụy, mà để biết trân trọng hơn những
gì giản dị nhất mà chúng ta có, như bầu trời xanh trên đầu, như làn gió từ sông
Sài Gòn vẫn lồng lộng thổi vào thành phố mỗi chiều và như từng hơi thở này đây”.
Bác sĩ Lê Minh Khôi
cho rằng, cuốn sách “Phía Tây thành phố” được viết hơi vội, viết tranh thủ giữa
những giờ nghỉ của một “chiến sĩ” chống dịch. Bác sĩ Lê Minh Khôi cam đoan, khi
hết dịch, sẽ viết một cuốn sách hoàn chỉnh hơn, trọn vẹn hơn.
Đấy là thái độ của một
người chỉn chu và biết cách đòi đỏi tính chuyên nghiệp cho bản thân. Thực tế, mở
từng trang “Phía Tây thành phố”, người dân TP.HCM nói riêng và người dân cả nước
nói chung không khỏi xúc động khi hình dung về những ngày cao điểm chống dịch ở
đô thị lớn nhất phương Nam. Có không ít ngậm ngùi, có không ít day dứt, nhưng vượt
lên tất cả vẫn là tình thương giữa con người với con người.
Bác sĩ Lê Minh Khôi đã viết về bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của mình: “Thành
phố quyết định xây dựng Bệnh viện Dã chiến số 10 và giao cho Bệnh viện Đại học
Y dược TP.HCM. Tôi xin giám đốc đi cùng để quyết
bám trụ ở đó,
nhưng rồi Bộ Y tế lại quyết định bệnh viện phải xây dựng trung tâm hồi sức, bậc
điều trị cao nhất trong tháp điều trị bệnh nhân Covid-19. Sau 12 giờ tiếp nhận, cải tạo một cơ sở
hoàn toàn xa lạ, chúng tôi đã có thể chỉnh tề trang phục và nôn nao chờ đón bệnh
nhân.
Mọi người trong trung tâm hồi hộp theo dõi hành trình
của bệnh nhân đầu tiên như tổ không lưu theo dõi máy bay chuẩn bị hạ xuống đường
băng mới mở. Cuối cùng thì bệnh nhân đầu tiên cũng đến. Cái khoảnh khắc khi cửa
cầu thang mở ra, cô được chuyển vào khu Bạch Đằng, tim tôi gần như lỗi nhịp.
Tôi biết, mình đã khai hỏa trận đánh mà chính mình còn chưa biết đích xác kẻ
thù. Chỉ biết rằng trước mặt là khốc liệt, là đêm trắng, là mất mát, là hiểm
nguy, là nước mắt lặng lẽ và nụ cười vùi sau lớp khẩu trang bịt bùng.
Tôi đã khởi hoạt trận đánh bi tráng nhất đời mình. Tấm ảnh chụp vội chiếc băng ca đưa cô vào khu hồi sức vẫn còn nằm trong điện thoại. Mà không có chiếc điện thoại thông minh thì tâm khảm tôi cũng đã chụp lại, đã quay lại cái khoảnh khắc rưng rưng ấy rồi. Bệnh nhân đầu tiên được đưa vào trung tâm và thực sự cô cũng đã bước vào đời tôi, trong những ngày đau thương nhất của thành phố này”.
TUY HÒA