Nhân loại từ lâu đã mơ về sự bất tử. Thung lũng Silicon đang đầu tư vào các dự án hứa hẹn tuổi thọ hàng trăm năm cho cơ thể phàm trần của chúng ta với sự tự tin như thể chúng ta đang nói về việc cập nhật hệ điều hành trên điện thoại thông minh…


CON NGƯỜI CÓ THỂ SỐNG THỌ TỚI 150 NĂM?

(Báo SCIENTIFIC AMERICAN Mỹ)  

Bằng cách đo số lượng tế bào hồng cầu và các bước chân đi, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tuổi thọ của chúng ta có một giới hạn đáng kể.

Trong phim "Glory", nữ diễn viên Irene Kara đã hát một bài hát có câu Tôi sẽ sống vĩnh hằng”. Tất nhiên, Kara hát về sự trường tồn sau khi chết mà sự nổi tiếng đã mang lại. Nhưng hiểu theo nghĩa đen về tuyên bố tự phụ ấy sẽ tìm thấy phản ứng ở một số nơi trên hành tinh của chúng ta. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực công nghệ. Ở Thung lũng Silicon, sự bất tử đôi khi được nâng lên mục đích vật chất hóa. Nhiều người nổi tiếng trong các ông lớn công nghệ đang đầu tư vào các dự án giải quyết vấn đề quanh cái chết, như thể nó chỉ là một bản cập nhật hệ điều hành trên điện thoại thông minh.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu vấn đề cái chết đơn giản là không thể được giải quyết, và tuổi thọ sẽ luôn luôn có trần, bất kể chúng ta nỗ lực như thế nào? Các nhà khoa học hiện đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi chúng ta có thể sống được bao lâu nếu may mắn chúng ta, chúng ta không chết vì ung thư, vì các bệnh tim mạch hoặc bị rơi vào gầm một chiếc xe buýt... Họ nói rằng nếu chúng ta không tính đến những gì thường giết chết chúng ta, khả năng cơ thể chúng ta khôi phục lại sự cân bằng của nhiều hệ thống cấu trúc và trao đổi chất sau những rối loạn nhất định sẽ vẫn giảm theo thời gian. Và ngay cả khi trong cuộc sống của chúng ta có chút căng thẳng, dù có sự “tắt” dần dần thì tuổi thọ tối đa của con người vẫn dao động từ 120 đến 150 năm.Cuối cùng, nếu cuộc sống của chúng ta không tránh được những nguy cơ và những rủi ro thông thường, thì chúng ta vẫn sẽ mất khả năng phục hồi các chức năng quan trọng. Kết luận này được đưa ra bởi các nhà khoa học đã công bố công trình của họ vào ngày 25 tháng 5 trên tạp chí khoa học “Nature Communications.

Bà Heather Whitson, người không tham gia việc nghiên cứu này nói: “Họ đặt câu hỏi rằng hệ thống cấu trúc phức tạp của con người có thể tồn tại tối đa trong bao nhiêu năm nếu mọi thứ khác diễn ra tốt đẹp và sống trong một môi trường không căng thẳng”. Heather Whitson là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Lão hóa và Phát triển Con người tại Đại học Duke. “Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã chứng minh “tốc độ lão hóa” gây ra những hạn chế đối với tuổi thọ”, bà Whitson giải thich.

Trung khuôn khổ của nghiên cứu, Timothy Pyrkov của Tập đoàn Gero có trụ sở tại Singapore và các đồng nghiệp của ông đã phân tích “tốc độ lão hóa” này thành ba nhóm lớn gồm những người đến từ Hoa Kỳ, Anh và Nga. Để đánh giá sự sai lệch so với sức khỏe ổn định, họ phân tích những thay đổi trong số lượng tế bào hồng cầu và đếm số bước mà người tham gia thí điểm đi hàng ngày, chia chúng theo các nhóm tuổi.

Về số lượng tế bào hồng cầu và số bước đi, các mô hình hóa ra là giống nhau. Khi một người già đi, một số yếu tố không phải là bệnh tật đã góp phần làm suy giảm dần dần, có thể thấy được khả năng của cơ thể tái tạo lại chữa các tế bào máu và trả lại trạng thái ổn định sau khi bị phá hủy. Khi Pyrkov và các đồng nghiệp của ông từ Moscow và Buffalo, New York sử dụng tỷ lệ khô héo có thể dự đoán được này để xác định thời điểm khi khả năng hồi phục hoàn toàn biến mất và tất cả đều kết thúc bởi cái chết, họ đã chạm mốc con số từ 120-150 tuổi (Vào năm 1997, ở tuổi 122, cư dân lâu đời nhất trên hành tinh của chúng ta, một phụ nữ Pháp ,bà cụ Jeanne Calment đã qua đời)

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng theo tuổi tác, phản ứng của cơ thể đối với chấn thương tăng lên, ngày càng đi xa hơn mức ổn định và một người cần nhiều thời gian hơn để phục hồi. Whitson nói rằng đây là một kết quả hợp lý. Một người trẻ khỏe mạnh thể hiện phản ứng sinh lý nhanh chóng, thích ứng với những bất thường và phục hồi về trạng thái bình thường của bản thân. Nhưng khi con người ta già đi, "mọi thứ yếu đi một chút, các phản ứng chậm lại và có thể có những biểu hiện bất thường", ví dụ, khi huyết áp tăng nghiêm trọng xảy ra do bệnh tật.

Nhưng các phép đo huyết áp và hồng cầu có các thông số đã biết được coi là bình thường- Whitson lưu ý. Còn việc đếm số bước đi - ở đây phụ thuộc rất nhiều vào con người và các thông số có thể khác nhau rất nhiều. Pyrkov và các đồng nghiệp của ông đã chọn một biến số rất khác với việc đếm tế bào máu, nhưng vẫn đưa ra kết luận về sự suy giảm sức mạnh tương tự theo thời gian. Điều này cho thấy rằng tốc độ lão hóa thực tế được xác định bởi các yếu tố không đổi hơn.

Đồng tác giả nghiên cứu Peter Fedichev- nhà vật lý và đồng sáng lập Gero, nói rằng tuy hầu hết các nhà sinh vật học coi số lượng hồng cầu và bước đi là "các thước đo rất khác nhau", thì cả hai nguồn đều cho chúng ta thấy "tương lai giống nhau". Điều này cho thấy rằng tốc độ lão hóa là một thành phần rất thực tế.

Các tác giả chỉ ra các yếu tố xã hội phản ánh trên phát hiện của họ. Pyrkov nói: “Chúng tôi nhận thấy một sự thay đổi đáng kể ở độ tuổi 35-40, điều này khá bất ngờ. Như một ví dụ, ông đã trích dẫn thực tế rằng thường thì ở độ tuổi này vận động viên sẽ kết thúc sự nghiệp thể thao của mình. Ông lưu ý: “Điều đó cho thấy một số thay đổi sinh lý đang diễn ra ở một độ tuổi nhất định.

Có lẽ, ước muốn khám phá bí mật của sự bất tử đã tồn tại từ khi con người hiểu rằng mình sẽ chết. Nhưng tuổi thọ không giống như một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh- S. Jay Olshansky, giáo sư dịch tễ học và thống kê sinh học, tại Đại học Illinois ở Chicago, người không tham gia nghiên cứu, cho biết. Ông nhấn mạnh: “Cần phải tham gia không phải để kéo dài tuổi thọ, mà là kéo dài một cuộc sống khỏe mạnh”.

“Không chỉ cái chết mới là vấn đề quan trọng- Whitson nói- Những thứ như chất lượng cuộc sống ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi con người bị tước đoạt”. Theo bà, cái chết được mô phỏng trong nghiên cứu là một cái chết kéo dài. Câu hỏi khác nhau. Liệu chúng ta có thể kéo dài cuộc sống của một người mà không kéo dài một phần của cuộc sống đó khi con người đã trở nên tàn tạ và yếu ớt không?

 “Sẽ rất thú vị khi xem kết luận cuối cùng của các nhà khoa học” – Olshansky nói.Ông mô tả nó như sau: “Có thể đoán được việc điều trị bệnh sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Các quá trình lão hóa sinh học cơ bản này sẽ tiếp tục”.

Ý tưởng làm chậm quá trình lão hóa thu hút không chỉ các đại diện của Thung lũng Silicon- những người mơ ước tải bộ nhớ của họ vào máy tính, mà còn cả các nhà khoa học coi sự can thiệp như vậy là một phương tiện để giảm tỷ lệ bệnh tật, để cuối cùng trong cuộc sống, một người ít có khả năng bị ốm hơn, ít suy nhược hơn và nói chung là khỏe mạnh hơn. Câu hỏi đặt ra là liệu điều này có giúp tiến gần hơn đến giới hạn trên về tuổi thọ được quy định trong Nature Communications hay không. Ở đây chúng ta chỉ có thể đưa ra các giả định. Nhưng một số nghiên cứu đã bắt đầu. Ví dụ, một loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiện đang được thử nghiệm gọi là metformin. Mục tiêu của họ là làm suy yếu các đặc điểm của quá trình lão hóa.

Những kết luận của Fedichev và nhóm của ông về tuổi thọ tối đa của con người hoàn toàn ở mức độ nào đó không tước đi sự lạc quan của họ. Fedichev tin rằng nghiên cứu này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một hành trình dài trong khoa học. Ông nói: “Đo lường thứ gì đó đấy là bước đầu tiên, tiếp theo là can thiệp. Bây giờ khi nhóm của ông đã đo được tốc độ của sự lão hóa, bước tiếp theo sẽ là việc tìm kiếm cơ hội để "ngăn chặn và tái tạo sức sống”.

TÔ HOÀNG