Nhân loại đang dõi theo một số sự kiện khoa học quan trọng được lên kế hoạch cho năm 2022. Chúng tôi xin liệt kê 8 sự kiện có ảnh hưởng đến sự phát triển của con người và các quan hệ quốc tế.
(Báo SASAPOST – Ai Cập)
1-COVID-19 VÀ MỘT LOẠI VẮC XIN HIỆU QUẢ CHỐNG
LẠI TẤC CẢ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN
Khi thế giới bước vào năm thứ ba của đại dịch
COVID-19 mà cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc do sự xuất hiện của các
biến thể mới của coronavirus, bao gồm cả chủng Omicron lây lan nhanh
chóng, thì việc
tìm ra các giải pháp loại trừ vẫn còn một thách thức liên tục trong năm mới.
Có những thông tin có thể mang lại một
số bất ngờ đặc biệt. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu quân đội Walter Reed
đang phát triển một loại vắc-xin hiệu quả chống lại tất cả các chủng COVID-19,
không chỉ Omicron.
Nhưng điều này không chỉ được thực hiện bởi
các bác sĩ chuyên khoa của Mỹ. Hiện tại, một số nhóm các nhà khoa học trên khắp
thế giới đang nghiên cứu phát triển một loại vắc xin phổ cập duy nhất chống lạiCOVID-19,
và không chỉ Omicron.
Điều này làm dấy lên hy vọng rằng nhân loại
sẽ sớm loại bỏ được coronavirus.
2. ỨNG DỤNG VẮC XIN SỐT RÉT ĐẦU TIÊN Ở CÁC
NƯỚC NHIỆT ĐỚI CHÂU PHI
Vào năm 2022, lần đầu tiên các nước châu
Phi sẽ có thể sử dụng vắc-xin phòng bệnh sốt rét, căn bệnh giết chết hơn
260.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Một loại vắc xin chống sốt rét có tên
"RTS" đã được phát triển trong 30 năm, và cuối cùng, vào tháng 10 năm
2021, nhận được sự chấp thuận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
3. TRỞ LẠI MẶT TRĂNG
Toàn bộ đội tàu quỹ đạo và tàu đổ bộ từ
các cơ quan vũ trụ và các công ty tư nhân sẽ lên mặt trăng vào năm 2022. NASA sẽ
phóng tàu vũ trụ Artemis I trong chuyến bay quỹ đạo đầu tiên của nó. Mục đích của
vụ phóng là để kiểm tra chương trình đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng. Một
tàu quỹ đạo khác có tên "CAPSTONE" sẽ tiến hành các thí nghiệm cần
thiết như một phần của quá trình phát triển chương trình tạo ra một trạm quay
vòng có người lái "Gateway".
Năm nay, sứ mệnh thứ ba của Ấn Độ
"Chandrayaan-3" với máy bay thám hiểm mặt trăng trên tàu cần phải hạ
cánh nhẹ nhàng (không làm hỏng tàu vũ trụ) trên bề mặt của mặt trăng. Nhật Bản
cũng sẽ thử hạ cánh nhẹ nhàng đầu tiên lên Mặt trăng với sứ mệnh SLIM.
Nga đang tìm cách hồi sinh vinh quang của
chương trình mặt trăng của Liên Xô với tàu đổ bộ Luna-25. Tàu quỹ đạo Mặt Trăng
“Pathfinder Lunar Orbiter” của Hàn Quốc sẽ đánh dấu sự khởi đầu của chương
trình Mặt Trăng của nước này.
Ispace có trụ sở tại Tokyo có kế hoạch
phóng tàu đổ bộ tư nhân “Hakuto-R “- sẽ mang theo lên Mặt trăng Emirati Rashid,
một phương tiện di động được thiết kế để khám phá mặt trăng. Nếu nhiệm vụ thành
công, UAE cũng sẽ là quốc gia thứ tư hạ cánh tàu vũ trụ lên Mặt trăng và là quốc
gia đầu tiên trong thế giới Ả Rập.
4. SỨ MỆNH KHÔNG GIAN ĐỐI VỚI SAO HỎA ĐỂ
TÌM KIẾM DẤU HIỆU CỦA SỰ SỐNG TRONG QUÁ
Có lẽ sự kiện nổi bật nhất mà thế giới
theo dõi vào năm 2022 sẽ là dự án chung của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và
Roscosmos của Nga mang tên “ExoMars”. Là một phần của sứ mệnh không gian dự kiến
vào tháng 9 năm 2022, tàu thám hiểm “Rosalind Franklin” sẽ hạ cánh trên sao Hỏa
để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trong quá khứ. Nhiệm vụ “ExoMars” dự kiến
khởi động vào tháng 7 năm 2020, nhưng đã phải hoãn lại do các vấn đề lien quan
tới chiếc dù cần thiết để hạ cánh an toàn.
5. TRUNG QUỐC CÔNG BỐ CHẾ TẠO MÁY TÍNH LƯỢNG
TỬ NHANH NHẤT THẾ GIỚI
Trung Quốc dự kiến sẽ giới thiệu máy
tính lượng tử nhanh nhất và mạnh nhất thế giới vào năm 2022. Tại Hội nghị Siêu
máy tính Quốc tế (ISC), được tổ chức vào tháng 11 năm 2021, có thông tin cho rằng
Trung Quốc đã chế tạo siêu máy tính đầu tiên có khả năng thực hiện hơn 1 tạ tỷ (quintillion)
thao tác mỗi giây. Không rõ vì lý do gì, Trung Quốc vẫn từ chối công bố chính
thức thiết bị này.
Có thông tin cho rằng năm nay sẽ có hai siêu
máy tính mới của Trung Quốc: "OceanLight" của Sunway Computer Co. và
"Tianhe-3" từ Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia ở Thiên Tân.
Người Mỹ cũng công bố đã tạo ra một siêu
máy tính có tên "Frontier", có khả năng thực hiện 1 tạ tỷ thao tác mỗi
giây. Nó đang được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge (ORNL) và
dự kiến ra mắt vào năm 2022.
Dự kiến, các siêu máy tính thế hệ tiếp
theo sẽ có thể kết hợp trí tuệ nhân tạo với các bộ dữ liệu lớn và phức tạp, góp
phần phát triển y học cá nhân hóa, khám phá các vật liệu mới và tạo ra các mô
hình thực tế hơn về biến đổi khí hậu và tăng tốc sự giãn nở của vũ trụ. xxxx
6. CERN TRỞ LẠI LÀM VIỆC SAU MỘT THỜI GIAN
DÀI NGHỈ NGƠI
Vào tháng 6 năm 2022, Máy va chạm Hadron Lớn
sẽ hoạt động trở lại sau một thời gian dài nghỉ ngơi để kiểm tra kỹ thuật. Tổ
chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN), nằm gần Geneva, đã thông báo về việc
hiện đại hóa Máy va chạm Hadron Lớn, hiện là máy gia tốc hạt mạnh nhất trên thế
giới. Nó đã được bổ sung các thành phần mới cho phép các nhà khoa học thu thập
thêm dữ liệu - kết quả của 40 triệu vụ va chạm proton xảy ra mỗi giây.
Máy Va chạm Hadron Lớn được sử dụng để
tăng tốc các hạt tới gần tốc độ ánh sáng. Các nhà vật lý hy vọng rằng nhờ những
va chạm này chúng ta sẽ nhận được câu trả lời cho một số câu hỏi về vũ trụ và
nguồn gốc của nó. Các vụ va chạm năng lượng cao do Máy va chạm Hadron Lớn tạo
ra sẽ tái tạo các điều kiện tồn tại trong một phần giây sau Vụ nổ lớn, cũng như
tiết lộ các hạt mới chưa từng thấy trước đó. Đây là mắt xích còn thiếu trong vật
lý hiện đại.
7. NGHE VÀ LỖ ĐEN
Sau khi các máy dò sóng hấp dẫn thu được
tín hiệu từ vụ va chạm của các lỗ đen lớn kỷ lục, các nhà khoa học đã quyết định
đi xa hơn. Họ có ý định nhận ra "nền tảng" của sóng hấp dẫn tần số thấp
gây ra bởi sự hợp nhất của các cặp lỗ đen siêu lớn, tức là những lỗ có khối lượng
lớn hơn hàng tỷ lần khối lượng của Mặt trời.
Để đạt được mục tiêu này, bốn thiết bị dò
sóng hấp dẫn trên khắp thế giới ( một ở Nhật Bản, một ở Ý và hai ở Mỹ) đã được
nâng cấp để chuẩn bị cho dự án đầy tham vọng dự kiến vào tháng 12 năm 2022
này.
8. THEO DÕI PHÁT THẢI KHÍ MÊ TAN TỪ KHÔNG
GIAN.
Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vào
tháng 11 năm 2021 ở Glasgow, các nhà lãnh đạo thế giới đã nhất trí cắt giảm 30%
lượng khí thải mêtan vào năm 2030. Để kiểm tra xem liệu việc giảm phát thải khí
mêtan có thực sự được tiến hành không, vào năm 2022, Trái đất sẽ phóng một thế
hệ vệ tinh mới được thiết kế để đo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào quỹ
đạo.
Một vệ tinh như vậy sẽ là MethaneSAT, dự
kiến phóng vào tháng 10 năm 2022. Vệ tinh sẽ giám sát hiện tượng phát thải
khí mê-tan từ việc trồng lúa và rò rỉ đường ống. Hai vệ tinh nữa sẽ tham gia sứ
mệnh khí hậu MethaneSAT. Chúng sẽ giám sát không chỉ khí thải methene, mà còn cả
carbon dioxide.
TÔ HOÀNG (chuyển ngữ)