Sự ủng hộ mạnh mẽ của những người theo chủ nghĩa dân túy trong các cuộc bầu cử ở Pháp phản ánh sự bất mãn của cử tri: giá cả đang tăng và tiền lương không theo kịp. Tâm trạng ảm đạm đặt ra câu hỏi: người dân châu Âu sẵn sàng chịu đựng gian khổ từ cuộc đối đầu với Nga đến bao giờ?
GIÁ CẢ TĂNG ĐỘT BIẾN SẼ KIỂM TRA QUYẾT TÂM
CỦA CHÂU ÂU ĐỐI MẶT VỚI NGA
(Báo THE WALL STREET JOURNAL- Mỹ)
Giá thực phẩm và nhiên liệu tăng khi Nga bắt
đầu hoạt động quân sự ở Ukraine đang làm dấy lên sự bất bình trên khắp châu Âu
và thử thách các nền dân chủ của phương Tây.
Trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng
thống Pháp, nhà dân túy cánh hữu Marine Le Pen đã giành được 22,9% số phiếu bầu
nhờ chiến dịch tranh cử tập trung vào việc sụt giảm sức mua của các cử tri. Đối
thủ Jean-Luc Mélenchon của bà cũng tập trung vào giá cả, tiền lương cùng lợi
ích xã hội và không kém xa bà khi giành được 22% phiếu bầu.
Sự kết hợp giữa đồng lương trì trệ và giá
cả tăng cao đã làm dấy lên các cuộc biểu tình từ Pháp đến Tây Ban Nha, từ Đức đến
Hy Lạp, đồng thời gây thêm áp lực lên các chính phủ suy yếu sau hai năm áp dụng
các biện pháp khônghữu hiệu chống lại virus coronavirus.
Tâm trạng u ám đã đặt ra câu hỏi bỏ trống:
các cử tri châu Âu sẵn sàng chịu đựng sự thiếu thốn kinh tế từ cuộc đối đầu với
Nga sẽ kéo dài đến bao giờ?
Nga là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng
cho Liên minh châu Âu. Nó chiếm khoảng 40% lượng khí đốt và 1/4 lượng dầu nhập
khẩu. Nguồn cung từ Nga tiếp tục đến nhưng giá đã tăng mạnh.
Theo văn phòng thống kê của Liên minh châu
Âu, giá năng lượng tháng 3 tại khu vực đồng euro tăng 12,5% so với tháng 2 và
vượt mức của năm ngoái là 44,7%. Giá đồ ăn cũng tăng chóng mặt: tăng trưởng
0,9% trong tháng 3 và 5% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần do lo ngại về tình
trạng thiếu lúa mì và dầu thực vật, vốn được chuyển đến với số lượng lớn từ Nga
và Ukraine.
Bác sĩ chăm sóc da chân ở Paris Samira
Tafat phục vụ khách hàng tại nhà và dành phần lớn thời gian trong ngày để lái
xe trên đường. Chồng cô là một tài xế taxi. “Chi phí xăng đã tăng lên
ngoài tầm kiểm soát- cô nói- Tôi có ba đứa con và tôi cần phải nuôi chúng”.
Trong một cuộc thăm dò của “Ifop” vào đầu
tháng 3 vừa qua, khoảng 79% trong khoảng 4.000 người được hỏi ý kiến ở Pháp, Đức,
Ý và Ba Lan ủng hộ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga và 67% ủng hộ việc
cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine.
Nhưng cuộc sống ngày càng trở nên đắt đỏ,
và sự lo lắng ngày càng trầm trọng hơn. Một cuộc thăm dò của “YouGov” vào tháng
trước cho thấy 82% người Đức, 79% người Ý và 78% người Tây Ban Nha lo lắng rằng
hóa đơn điện nước sẽ tăng trong năm tới.
Sự không chắc chắn về kinh tế tạo cơ hội
cho các đảng dân túy - và họ vẫn đối lập ở hầu hết các nước châu Âu - cập nhật
chương trình nghị sự của họ và không tập trung vào các biện pháp chống nhập cư
và chống Hồi giáo truyền thống cùng các biện pháp thực thi pháp luật.
Le Pen tại tập đoàn của bà ta tập trung
vào vấn đề lạm phát gia tăng và các hậu quả kinh tế. Bà đã tổ chức cuộc biểu
tình ở các thị trấn nông thôn nhỏ, nơi bà hứa sẽ giảm thuế nhiên liệu cùng các
nhu yếu phẩm khác và hứa hẹn sẽ kích thích sản xuất và tăng lương.
Ngược lại, các trợ lý của Tổng thống
Emmanuel Macron cho biết nhà lãnh đạo đang quá bận rộn để mời gọi Tổng thống
Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin bàn về cuộc xung đột Ukraine để vận
động và tranh luận nghiêm túc với các đối thủ của mình.
Cách tiếp cận của Le Pen được các nhà lãnh
đạo dân túy cánh hữu ở các nước châu Âu khác ủng hộ. Lãnh đạo đảng Liên đoàn chống
người nhập cư của Ý Matteo Salvini, tránh nói về cuộc xung đột, thay vào đó tập
trung vào thuế và nền kinh tế.
Morena Colombi, từ một công ty mỹ phẩm gần
Milan, cho biết hóa đơn sưởi ấm mới nhất của cô đã tới 1.250 euro (1.361 đô
la). Để so sánh, năm ngoái cô chỉ phải trả 450 euro. Cô ấy phàn nàn rằng tiền
lương của cô không theo kịp với lạm phát, ngay cả trước khi xảy ra giao tranh.
Trước đây, gia đình cô cùng các con và bạn
bè thường đi ăn pizza vào mỗi cuối tuần, nhưng gần đây họ chỉ đủ tiền chi cho một
tháng một lần. Cô hy sinh việc đến tiệm làm đẹp bằng việc tự chăm sóc bản thân. Cuối cùng, cô ấy thậm chí
còn bắt đầu mua các sản phẩm giảm giá.
Colomby, 61 tuổi, nói: “ Hiện nay tôi luôn
lo lắng bởi tôi thấy giá cả tăng lên mỗi ngày.Giá cả tăng mà đồng lương vẫn vậy!”
Giá năng lượng và thực phẩm tăng đã ảnh hưởng
nặng nề nhất đến người nghèo, vì các mặt hàng thiết yếu chiếm hết phần lớn ngân
sách của họ. Ở châu Âu, tiền lương không theo kịp với lạm phát, người dân châu
Âu ngày càng nghèo hơn, và sự phục hồi kinh tế sau đại dịch đã bị đình trệ.
Trong ba tháng cuối năm 2021, tiền lương tính
theo giờ tăng 1,5% so với năm trước, nhưng tỷ lệ lạm phát trung bình là 4,7%,
do đó thu nhập thực tế giảm 3,1%.
Bà mẹ hai con Aurelie Karmann phàn nàn: “Mọi
thứ đều tăng lên cả, ngoại trừ đồng lương của chúng tôi”. Bà làm việc trong một
nhà máy và nuôi hai đứa con ở Stiring-Wendel- một thị trấn nhỏ gần biên giới
Pháp và Nước Đức. Bà nói tiếp: "Cuộc sống đang trở nên khó khăn hơn".
Trong một cuộc thăm dò của “YouGov” vào
ngày 3 tháng 4, 15,2% người tiêu dùng Đức cho biết họ không còn đủ khả năng mua
các mặt hàng thiết yếu, trong khi 53,4% lo lắng rằng giá cả đã tăng 10% trong
ba tháng.
Tuần trước, hai trong số các công đoàn lớn
nhất của Hy Lạp đã tổ chức một cuộc đình công trên toàn quốc để phản đối giá cả
tăng cao và kêu gọi mức lương tối thiểu phải cao hơn. Chính phủ Hy Lạp đã chi
hơn 3 tỷ euro để giảm bớt tác động của lạm phát, đặc biệt là trợ cấp cho điện
và khí đốt.
Frosso Batzi, 51 tuổi, người làm việc cho
một công ty may mặc ở Hy Lạp than thở: “Mọi thứ đều lên giá, đồ ăn, áo quần,
ga, hơi sưởi ấm”. Ông đã kết hôn và có
hai con. "Mọi diều đều trở nên tồi tệ hơn mỗi ngày"- Batzi kết thúc
câu chuyện.
Esther Lynch, Phó tổng thư ký của Liên
minh Công đoàn Châu Âu, bao gồm 45 triệu công nhân, cho rằng tỷ lệ lạm phát là chưa
từng thấy kể từ những năm 1980. Bà cho rằng lương phải tăng để trang trải.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động khó có
thể đồng ý với điều này - chi phí năng lượng tăng, nhu cầu lại giảm thiểu và một
số khâu thậm chí đã trải qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng do xung đột.
Khi quân đội Nga tiến vào Ukraine, những
cuộc đàm phán giữa hiệp hội các nhà hóa học Đức “IGBCE” và người sử dụng lao động
về một thỏa thuận lương mới đang diễn ra sôi nổi. Vào ngày 5 tháng 4, họ đã đồng
ý về một giải pháp tạm thời: người lao động sẽ nhận được một khoản tiền một lần
để đối phó với hóa đơn tiền điện và các chi phí khác tăng cao, và một thỏa thuận
mới sẽ sẵn sàng vào tháng 10.
Chủ tịch công đoàn Mikael Vassiliadis cho
biết: “Bây giờ, vào thời điểm bất ổn đối với người lao động và cả công ty,
chúng tôi buộc phải tìm ra một giải pháp vừa có thể làm giảm lạm phát vừa giữ
được chỗ làm cho người thợ”.
TÔ HOÀNG chuyển ngữ