Vì Nga phong tỏa Biển Đen nên khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc bị giam tại các hãng tàu của Ukraine, con số này tương ứng với mức thụ hưởng hàng năm của tất cả các nước phát triển trên thế giới.


KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC TOÀN CẦU CÀNG NGÀY CÀNG TỆ HẠI

 (Báo PROJECT SYNDICATE – Mỹ)

Xung đột ở châu Âu, bắt đầu từ sau cuộc khủng hoảng khí hậu tệ, đại dịch COVID-19 và giá năng lượng tăng cao, nay ngày càng tồi tệ hơn. Và đó là điều cuối cùng mà hệ thống lương thực toàn cầu mong manh phải hứng chịu. Gần 50 triệu người trên thế giới hiện đang đứng trước bờ vực của nạn đói.

Vì Nga phong tỏa Biển Đen nên khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc bị giam tại các hãng tàu của Ukraine, con số này tương ứng với mức thụ hưởng hàng năm của tất cả các nước phát triển trên thế giới. Nhưng ngay cả khi công việc giao dịch này được tháo bỏ thì vẫn chưa đủ, bởi vì bản thân cuộc xung đột Ukraine vẫn giáng một đòn tiếp vào hệ thống lương thực thế giới. Ngày này, thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực sẽ kéo dài trong nhiều năm chứ không phải chỉ vài tháng.

Cuộc khủng hoảng hiện nay là cuộc khủng hoảng giá cả: chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục. Nhưng sau một năm nữa, một cuộc khủng hoảng liên quan đến tình trạng thiếu thực phẩm có thể bắt đầu. Báo cáo mới của chúng tôi về hậu quả toàn cầu của cuộc xung đột Ukraine đã xem xét đến việc gián đoạn mùa màng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc xuất khẩu nông sản Ukraine, cũng như cuộc khủng hoảng phân bón toàn cầu do xung đột hiện nay, sẽ làm giảm khả năng tự cung cấp thức ăn của nhiều quốc gia.

Vụ lúa mì năm nay ở Ukraine (quốc gia này thường chiếm 10% xuất khẩu lúa mì thế giới) sẽ thấp hơn 42% so với năm 2021. Theo cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ukraine Roman Leshchenko, diện tích ngũ cốc gieo sạ vào năm 2022 có thể không đạt một nửa so với trước chiến tranh, có nghĩa là thiệt hại cho vụ mùa năm sau đã hiển hiện.Còn khi cuộc chiến cuối cùng kết thúc, sẽ mất nhiều năm để khôi phục lại các trang trại, đất đai và các cơ sở lưu trữ của Ukraine. Hậu quả không chỉ giới hạn ở xứ sở này. Giá phân bón trung bình, tăng 80% vào năm ngoái, đã tăng thêm 30% kể từ đầu năm 2022 do kết quả của các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nga cộng với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Phân bón hóa học là xương sống của nền nông nghiệp hiện đại. Nhờ chúng mà sản lượng ngũ cốc toàn cầu đã tăng gấp ba lần kể từ những năm 1960, giúp dân số thế giới tăng nhanh nhất trong lịch sử. Cuộc khủng hoảng toàn cầu về thị trường phân bón có nghĩa là bây giờ- hơn bao giờ hết-các quốc gia trên thế giới cần phải tự cung cấp cho chính mình.

Khi giá cả ở Anh và Mỹ tăng nhanh cho thấy, ngay cả các nước thuộc thế giới phát triển cũng không tránh khỏi những hậu quả toàn cầu của cuộc xung đột này. Nhưng ở nhiều quốc gia đã và đang chao đảo bên bờ vực của sự bất ổn, tình hình thực sự rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Ở Sri-Lanka, nơi lạm phát hàng năm hiện đã lên tới 54%, hơn 80% dân số bị buộc phải đi ngủ mà không ăn uống gì.

Nạn đói ở các nước Burkina-Faso, Mavritania, Mali, Nigie, Char đã lên tới mức kỷ lục. Đối với các tổ chức nhân đạo, hậu quả cũng tiêu cực. Giá lương thực cao kỷ lục và chi phí vận chuyển tăng vọt, khi các nước giàu cố gắng tìm kiếm các nguồn năng lượng khác ngoài Nga, là sự kết hợp chết người đối với 274 triệu người mà Liên hợp quốc ước tính sẽ cần viện trợ nhân đạo trong năm nay. Và điều này chỉ là khởi đầu. Các cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 và 2012 cho thấy tình trạng thiếu lương thực sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện có và trong trường hợp xấu nhất, làm bùng phát các cuộc xung đột mới.

Những người biểu tình ở Sri Lanka- nơi đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu lương thực và nhiên liệu- đã buộc tổng thống của nước họ phải từ chức; trong khi đó nông dân ở Peru, vì không có phân bón, đã phong tỏa các con đường và các cửa hàng bị cướp phá. Một mô hình mới do “The Economist” công bố dự đoán rằng, trong năm tới, hàng chục quốc gia sẽ chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể các cuộc "xáo trộn" ví như các cuộc xung đột và bất ổn chính trị, và nhiều quốc gia khác có thể bị sập đổ về kinh tế. Cộng đồng quốc tế cần khẩn trương hành động để ngăn chặn vòng luẩn quẩn vừa nẩy sinh này.

Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley đã viết trong lời nói đầu của mình cho bản báo cáo của chúng tôi rằng, các nhà chức trách có nghĩa vụ đảm bảo làm sao để cuộc xung đột ở Ukraine không ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình đang trải qua cuộc chiến chống đói chết người của họ. Vì không có viên đạn bạc nào có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng lương thực, thế giới phải bắt tay ngay vào một chương trình khẩn cấp để giảm thiểu thiệt hại, đồng thời lưu ý đến tính lâu dài.

Trước mắt, cộng đồng quốc tế phải phá gỡ sự phong tỏa của Nga và mở một lối đi an toàn với sự hộ tống của hải quân cho các tàu chở hàng sẽ đưa 20 triệu tấn lúa mì mắc kẹt tại các cảng của Ukraine ra với thế giới. Hành động đáp ứng cũng cần thiết để ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ, vốn đã trở thành phản ứng tiêu cực đối với một số người. Đặc biệt, kể từ ngày 24 tháng 2, 23 quốc gia đã áp dụng việc hạn chế đối với xuất khẩu thực phẩm, chiếm 17,3% tổng lượng calo được giao dịch trên toàn thế giới.

Về phương diện này, các cơ quan đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới nên khuyến khích các nước lớn nhất về kinh tế phối hợp và mở rộng nguồn dự trữ lương thực để ngăn chặn việc tăng thêm giá. Ngoài ra, các chính phủ có thể ứng phó với cuộc khủng hoảng giá lương thực tăng cao bằng cách cung cấp viện trợ nhân đạo cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất và tăng cường tài trợ cho các tổ chức nhân đạo đang phải vật lộn để theo kịp với chi phí mua sắm và vận chuyển tăng nhanh.

Tuy nhiên, chỉ riêng việc viện trợ nhân đạo không thôi sẽ là không đủ nếu chúng ta muốn ngăn chặn cuộc khủng hoảng giá lương thực leo thang thành một cuộc khủng hoảng mất an ninh lương thực trên thực tế. Chúng ta cần phải thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp, bao gồm bằng cách giúp các nước đang phát triển đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu và áp dụng các công nghệ chỉnh sửa bộ gen mới để cải thiện năng suất cây trồng. Cũng cần giúp các nước châu Phi tăng sản lượng phân bón.Nhiều quốc gia, bao gồm Mozambique, Togo, Tunisia và Nigeria, có nguồn dự trữ nguyên liệu thô chưa được khai thác đáng kể, cần thiết phải sản xuất phân bón của riêng họ và giảm sự phụ thuộc của châu Phi vào nguồn cung cấp của Nga.

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng hiện nay nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện điều phối thương mại. Ví dụ, khu vực mậu dịch tự do của Lục địa Châu Phi được thành lập gần đây hứa hẹn sẽ giúp mở rộng thương mại nội khối và cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại các cú sốc bên ngoài trong tương lai.

Putin- người coi là đã “vũ khí hóa nguồn cung cấp lương thực- không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng hiện tại mà cuộc xung đột Ukraine đã khiến tình hình vốn đã tồi tệ trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta vẫn còn một cuộc đấu tranh lâu dài ở phía trước, bởi vì chúng ta không chỉ phải đối phó với việc phong tỏa Biển Đen, mà còn đối với các vấn đề cấu trúc đã thực sự khiến thế giới rất dễ bị tổn thương do gián đoạn nguồn cung cấp lương thực.

TÔ HOÀNG (chuyển ngữ)