Ngoại trưởng Mỹ- Henry Kissinger của thời kỳ “Chiến tranh Lạnh” đã cố gắng dự đoán cuộc xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào? Trong một cuộc phỏng vấn với báo “The Spectator” của Anh, ông đưa ra ba kịch bản...


TẠI SAO ÔNG GIÀ KISSINGER 93 TUỔI CÒN CHỌC TỨC PHƯƠNG TÂY?

(Báo THE NATIONAL INTEREST M)

Tại sao những lời nói của một chính trị gia kỳ cựu ấy lại khiến phương Tây khó chịu?

Ngoại trưởng Mỹ- Henry Kissinger của thời kỳ “Chiến tranh Lạnh” đã cố gắng dự đoán cuộc xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào? Trong một cuộc phỏng vấn với báo “The Spectator” của Anh, ông đưa ra ba kịch bản. Đầu tiên là Nga sẽ dừng lại ở vị trí hiện tại, "đã chinh phục được 20% Ukraine và phần lớn Donbass". Thứ hai là phương Tây có thể cố gắng "loại bỏ" Nga khỏi các vùng lãnh thổ mà họ đã sáp nhập trước chiến dịch đặc biệt. Thứ ba là trở lại tình hình trước ngày 24/2 (cùng thời điểm Ukraine trở thành thành viên của NATO).

Gần đây, nhân vật kỳ cựu trong chính trường Mỹ này thường lên tiếng về cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine.

Vào cuối tháng 5, Kissinger thậm chí còn khơi dậy lòng căm thù của Kyiv bằng cách kêu gọi Ukraine nhượng bộ Nga, còn phương Tây cố gắng để đạt được việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa các nước. Sau đó, người đàn ông Mỹ 93 tuổi được phát hiện có mặt trong căn cứ “Người bảo vệ hòa bình” trong tư cách "đồng lõa với tội ác của chính quyền Nga" khiến Vladimir Zelensky tức giận. Theo Tổng thống Ukraine, Kissinger kêu gọi "hãy cho Nga một phần của Ukraine"

Nhà bình luận chính trị thứ nhất nêu ý kiến: “Ông ta luôn nói trước khi phân tích các sự kiện chính trị lớn và đưa ra các dự báo. Nhưng ý kiến ​​của ông ấy có thể không rơi vào tầm nhìn của người Nga hay người Ukraine. Những ý kiến ​​do Kissinger bày tỏ không phổ biến và không được nhân rộng ở Hoa Kỳ. Kissingger giao tiếp với Vladimir Putin và là đại diện của xu hướng hiện thực trong chính trị. Ở Mỹ ngày nay, hầu hết đều dính vào thuật hùng biện của chủ nghĩa tự do-chủ nghĩa quốc tế hay chủ nghĩa tân bảo thủ. Chủ nghĩa hiện thực không phải là chủ đạo ở phương Tây. Đối với bản thân Kissinger, điều này không còn quan trọng nữa. Ông ấy đã già và trên thực tế, ông ấy là một nhà kinh điển hiện đại.

Cũng theo nhà bình luận này- “không có phương án nào do Kissinger đề xuất có thể tích cực. Có vẻ thực tế hơn đối chính là lựa chọn mà Kissinger không đưa ra: Nga chiếm lấy bờ Biển Đen và mọi thứ ở phía đông Dnepr. Điều này dĩ nhiên là không tốt sẽ mang lại phương Tây và cho chính Ukraine. Lựa chọn tốt nhất sẽ là lựa chọn trong đó Ukraine sẽ là một quốc gia phi quân sự, thực sự dân chủ, sẽ có cơ hội phát triển quan hệ với cả Nga và Liên minh châu Âu.

 “Bạn có thể chú ý đến thực tế là Kissinger không đề cập đến lựa chọn chiến thắng vô điều kiện cho Nga – Nhà bình luận chính trị thứ 2 nêu kiến giải- Nói chung, chiến thắng của Nga là hoàn toàn không thể chấp nhận được- điều này là đặc trưng cho quan điểm của phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraine “

Đồng thời, nhà bình luận này lưu ý rằng Kissinger là người ủng hộ các quan điểm thực tế về địa chính trị và chống lại việc Mỹ và các đồng minh của họ đang có một mối quan hệ cứng rắn với Nga.Ông ta trích dẫn bài phát biểu của một nhà ngoại giao Mỹ tại diễn đàn ngoại giao ở Davos làm ví dụ. Sau đó, Kissingger kêu gọi đừng dồn Nga vào chân tường, vì điều này cuối cùng sẽ đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc.

“Ông ấy ủng hộ lập trường như vậy, không phải vì ông ấy rất yêu mến người Mỹ, mà vì Kissinger coi Trung Quốc hiện tại là một đối thủ nguy hiểm hơn cả đối với Hoa Kỳ. Và để vượt qua nó, Washington cần phải tách Nga ra khỏi Trung Quốc, đổi lại dành cho Nga một lợi lộc gì đó. Nhưng bây giờ những quan điểm như thế được rất ít người Mỹ chia sẻ..

TÔ HOÀNG

(Chuyển ngữ )