Putin rõ ràng có ý định tìm kiếm sự ủng hộ
của Trung Quốc cho các hành động của mình ở Ukraine, nơi ông đang bắt đầu gặp vấn
đề với vũ khí.
TRUNG QUỐC VÀ NGA CÓ ĐỦ SỨC THIẾT LẬP MỘT
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI?
(Báo ATLANTICO - Pháp)
Hai nhà tương lai học người Pháp trên báo Atlantico - Pháp đang cố gắng dự đoán
liệu Nga và Trung Quốc có thể xây dựng một tương lai mà không có sự bá quyền của
phương Tây hay không. Rõ ràng là các quốc gia này, cũng như phần lớn nhân loại,
không hài lòng với sự bá quyền này. Nhưng liệu sự bá quyền ấy có giải pháp thay
thế không? Câu trả lời sẽ được đưa ra ở Ukraine và eo biển Đài Loan.
Đối thoại về khả năng của Nga và Trung Quốc
do Guillaume Lagan, một chuyên gia quốc phòng, và Barthélemy Courmont, một nhà
nghiên cứu tại Đại học Công giáo Lille, dẫn đầu. Tại trường đại học này, ông ấy
giảng dạy chương trình thạc sĩ về lịch sử quan hệ quốc tế. Ông Courmont cũng là
đồng biên tập của tạp chí “Asia Focus”.
ATLANTICO: Yang Jiechi, một nhà ngoại giao
cấp cao của Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Nga để thay đổi
trật tự thế giới và biến nó trở nên công bằng và hợp lý hơn. Và vào thứ Năm và
thứ Sáu, hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với sự tham
gia của Nga và Trung Quốc sẽ diễn ra tại Uzbekistan. Tại sao hội nghị thượng đỉnh
này có tầm quan trọng đặc biệt trong môi trường hiện nay?
GUILLAUME LAGAN: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
ở dạng hiện tại ra đời năm 2001. Sự xuất hiện của nó chủ yếu phản ánh ý chí của
Trung Quốc, nơi mà nó được hình thành. Mục tiêu là thống nhất châu Á, nếu có thể
mà không có sự tham gia của các nước phương Tây và đặc biệt là không có Hoa Kỳ,
quốc gia vừa mới chiếm đóng Afghanistan. Kể từ đó, SCO, tổ chức hợp nhất, ngoài
Trung Quốc và Nga, còn có thêm các cường quốc Trung Á, Ấn Độ và Pakistan, đã tự
thành lập tổ chức chống lại phương Tây. Điều này một phần là do sự hiện diện
trong thành phần của nhiều quốc gia không đủ dân chủ, theo quan điểm của chúng
tôi, là các quốc gia độc tài.
Ngoài ra, Hội nghị thượng đỉnh này đặc biệt
quan trọng vì đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình kể
từ khi bắt đầu hoạt động đặc biệt ở Ukraine. Cũng nên kể thêm, đây là lần đầu
tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, Tập Cận Bình rời Trung Quốc, mặc dù quốc
gia này vẫn tiếp tục tự cách ly dân cư. Putin rõ ràng có ý định tìm kiếm sự ủng
hộ của Trung Quốc cho các hành động của mình ở Ukraine, nơi ông đang bắt đầu gặp
vấn đề với vũ khí. Vì vậy, đây là một sự kiện chính trị rất quan trọng có thể
báo trước một mối quan hệ hợp tác Trung-Nga.
BARTHELEMY COURMONT: Chủ đề chính của cuộc
thảo luận liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Nga là một trong những thành
viên sáng lập SCO, và một trong những nhiệm vụ ban đầu của tổ chức là an ninh
trong một không gian bao gồm, ngoài Nga, Trung Quốc còn có Trung Á. Các cuộc họp
của các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên, đặc biệt là Moscow và Bắc
Kinh, sẽ được theo dõi chặt chẽ.
Được biết, cuộc gặp cuối cùng giữa Putin
và ông Tập tại Bắc Kinh trong khuôn khổ Thế vận hội mùa đông 2022 đã kết thúc với
việc thông qua một văn bản chỉ trích mô hình phương Tây. Nhưng tất cả những điều
này đối với người Trung Quốc còn là ở chỗ các sự kiện này diễn ra vào hôm trước
ngày khai mạc Đại hội Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các bên tham
gia cũng sẽ phải thảo luận về các biện pháp kinh tế để giảm thiểu tác động của
cuộc khủng hoảng. Ví dụ, Trung Quốc đã đề nghị kích thích tiêu dùng trong nước.
SCO,dần dần bắt đầu tập trung vào các vấn đề phát triển, thì bây giờ là một diễn
đàn quan trọng về những vấn đề này.
ATILANTICO: Với sự thận trọng của Trung Quốc
kể từ đầu cuộc xung đột, thì điều này thực tế đến đâu?
GUILLAUME LAGAN: Trung Quốc chỉ giả vờ giữ
thái độ trung lập về cuộc xung đột Ukraine. Trên thực tế, Trung Quốc đứng về
phía Nga. Nước này không lên án các hành động của Nga, mặc dù chúng làm suy yếu
một trong những trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc-đó là
tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và biên giới của họ. Chính trên trụ cột
này, tuyên bố của Trung Quốc dựa vào đó để đòi lại Đài Loan. Mặc dù khó chứng
minh, nhưng có lẽ Trung Quốc đã hỗ trợ quân sự cho Nga. Hội nghị thượng đỉnh
này cũng diễn ra đồng thời với cuộc tập trận Trung-Nga ở Siberia
"Vostok-2022". Trung Quốc vẫn tiếp tục buôn bán với Nga, đặc biệt, để
mua năng lượng (trước xung đột, Trung Quốc đã nhận 17% khí đốt của Nga). Hội
nghị thượng đỉnh này có thể cho phép những bước tiếp xa hơn,và các quyết định của
nó có thể là mơ hồ nhưng sự ủng hộ đối với Nga của các nước phương Đông là có
thật, có điều sẽ không được gây ồn ĩ.
ATLANTICO: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với
Nga để thay đổi trật tự thế giới và làm cho trật tự thế giới trở nên công bằng
và hợp lý hơn, như nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nói
với Đại sứ Nga Andrei Denisov, khi nhấn mạnh chiều sâu quan hệ giữa hai nước. Và
những lời nói đó thực sự có nghĩa là gì?
GUILLAUME LAGAN: Trong trường hợp này,
chúng ta nhìn thấy mục tiêu chung của Nga và Trung Quốc: đặt nghi ngờ về sự thống
trị của phương Tây và Hoa Kỳ ngay từ đầu. Rõ ràng là cách giải thích của Trung
Quốc về cuộc khủng hoảng Ukraine, giống như cách giải thích của Nga, dựa trên một
công thức
Moscow đơn giản ra là chỉ đáp trả sự gây hấn từ
phương Tây, NATO và Mỹ ủng hộ "chủ nghĩa phát xít Ukraine." Đối với
Nga, việc xích lại gần Trung Quốc là một trong những cách để tránh ảnh hưởng
các lệnh trừng phạt của phương Tây. Đây cũng là sự quay trở lại lý thuyết của
thuyết Eurasianism, theo đó Moscow nằm ở trung tâm của một tam giác, mà gốc của
nó là Bắc Kinh và New Delhi (còn được gọi là tam giác Primakov). Theo tôi, tam
giác này cũng hướng đến việc chống phương Tây.
Đối với Trung Quốc, chiến lược của họ là
tranh thủ sự ủng hộ của Moscow trong cuộc đối đầu với Mỹ, sử dụng các nguồn lực
mà lãnh thổ Nga có thể cung cấp. Đây là một mục tiêu có thể hiểu được, nhưng nó
cũng làm suy yếu vị thế của Trung Quốc, nước mà cho đến gần đây đang tìm cách
hòa nhập vào trật tự thế giới phương Tây, chứ không phải để phá hoại nó (nhớ lại
cung cách Trung Quốc tìm kiếm tư cách trở thành thành viên Liên hợp quốc, cuộc
bỏ phiếu trong Hội đồng Bảo an, việc hội nhập WTO năm 2001..) Sự ủng hộ hiện tại
của Trung Quốc đối với Nga mâu thuẫn với mục tiêu trước đây là đảm bảo sự ổn định
của sự phát triển trên cơ sở hội nhập vào hàng ngũ các cường quốc phương Tây.
BATHELEMY COURMONT: Đây là phần tiếp theo
của một tuyên bố chung được công bố tại Bắc Kinh vào tháng Giêng đã không được
chú ý vì nó sớm bị che khuất bởi cuộc xung đột quy mô lớn ở Ukraine. Nga và
Trung Quốc không phải là "đồng minh" theo nghĩa mà chúng ta hiểu ở
phương Tây. Nhưng họ gặp nhau trong việc đánh giá tiêu cực về trật tự thế giới
phương Tây hiện tại, những mặt bất công ở phương Tây mà họ lên án. Đặc biệt, nỗ
lực của phương Tây nhằm đẩy họ- Nga và Trung Quốc-ra rìa của sự phát triển thế
giới. Xung đột ở Ukraine chỉ củng cố cảm giác này.
Nếu phương Tây bị ám ảnh bởi cuộc xung đột
này bởi vì họ đã nghĩ rằng tương lai của an ninh của Châu Âu sẽ phụ thuộc ở việc
hạ nhiệt cuộc xung đột này, thì ở Trung Quốc, còn cả ở Ấn Độ và các nước khác nữa-
đặc biệt là các nước BRICS ( các nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô cũ), cuộc xung đột
ở Ukraine chỉ là một minh chứng khác cho chính sách tiêu chuẩn kép của phương
Tây.
TÔ HOÀNG (chuyển ngữ)