Trung Quốc thành lập căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti, điều này cho thấy Trung Quốc có thể đẩy viễn cảnh quân sự vào việc đảm bảo an ninh cho các tuyến đường năng lượng.


TRUNG ĐÔNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ VỚI TRUNG QUỐC?

( Báo ANADOLU AJANSI Thổ Nhĩ Kỳ)

“Anadolu AJANSI” đưa tin, ông Tập Cận Bình đã đến Ả Rập Saudi để tham dự hội nghị thượng đỉnh Ả Rập- Trung Quốc. Trung Quốc muốn mở rộng quan hệ đối tác với các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư, không chỉ trong lĩnh vực năng lượng mà còn trong lĩnh vực quân sự. Với tốc độ này, Trung Quốc sẽ sớm đẩy Mỹ và các nước phương Tây khác ra khỏi Trung Đông.

Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, mua hơn 10 triệu thùng vàng đen mỗi ngày, một nửa trong số đó đến từ Trung Đông.

Trung Quốc thu hút sự chú ý bằng các khoản đầu tư và chính sách. Bắc Kinh đang từng ngày phát triển quan hệ với các nước Trung Đông.

Về vấn đề này, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, trong chuyến thăm Ả Rập Saudi để tham dự hội nghị thượng đỉnh Ả Rập-Trung Quốc, cũng như các hội nghị thượng đỉnh Vịnh Ba Tư-Trung Quốc và Ả Rập Saudi-Trung Quốc, sẽ gặp Quốc vương Salman bin Abdulaziz của Ả Rập Saudi, Thái tử Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman, lãnh đạo các nước vùng Vịnh Ba Tư và một số nhà lãnh đạo Ả-rập khác.

Theo Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên đoàn Ả Rập, thương mại giữa Trung Quốc và thế giới Ả Rập đã tăng gần gấp 10 lần trong 17 năm qua, từ 36,7 tỷ đô la vào năm 2004 khi Diễn đàn hợp tác Trung-Ả Rập được thành lập, lên tới 330 tỷ USD vào năm 2021.

Con số này đưa Trung Quốc vượt lên trên Mỹ, Anh, các nước EU và biến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại chính của tất cả các nước Ả Rập.

Sự gia tăng đầu tư của Trung Quốc vào các nước Ả Rập lên tới 213,9 tỷ đô la từ năm 2005 đến năm 2021 cũng đưa mối quan hệ đối tác sang một khía chiều kích khác.

"TRUNG ĐÔNG CHIẾM MỘT VỊ TRÍ ĐẶC BIỆT TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC”

Cộng tác viên khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Cận Đông (ORSAM) Sercan Çalışkan trong một cuộc phỏng vấn với “Anadolu” đã đưa ra đánh giá về chính sách của Trung Quốc ở Trung Đông.

Theo ông, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc từ Trung Đông đứng ở vị trí hàng đầu trong số các lợi ích kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Chính quyền Bắc Kinh, nhập khẩu hơn mười triệu thùng dầu thô mỗi ngày, một nửa số hàng nhập khẩu này là từ Trung Đông.

Lưu ý rằng sự phụ thuộc của Trung Quốc vào năng lượng và tỷ trọng của các nước sản xuất dầu ở Trung Đông và yêu cầu thỏa mãn sự phụ thuộc này đã khiến Trung Đông trở thành một nguồn năng lượng không thể thiếu đối với Trung Quốc-chuyên gia này nói thêm- “Vị trí của các nước Trung Đông trong việc nhập khẩu dầu mỏ cũng như việc mua khí đốt tự nhiên đã đặt Trung Đông vào một vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc".

NĂM 2019 TRUNG QUỐC NHẬP KHẨU NHIỀU KHÍ ĐỐT TỰ NHIÊN NHẤT TỪ QATAR

Serjan Chalyshkan cho biết, nhìn vào dữ liệu của năm 2022, lượng dầu thô nhập khẩu từ Nga sang Trung Quốc giảm, trong khi lượng dầu nhập khẩu từ các nước Trung Đông như Iraq, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, Kuwait lại tăng đáng kể.

Cùng với sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Trung Đông trong việc nhập khẩu dầu thô, nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc, vượt quá 120 tỷ mét khối mỗi năm, khiến Trung Quốc phụ thuộc vào trữ lượng khí đốt của các quốc gia trong khu vực. Nhà nghiên cứu cho biết: “Vì vậy, vào năm 2019, Trung Quốc đã nhập khẩu khí đốt tự nhiên nhiều nhất từ ​​Qatar - 84 tỷ mét khối-

Chuyên viên Serjan Chalyshkan nói.

SAUDI ARABIA LÀ NHÀ CUNG CẤP DẦU MỎ LỚN NHẤT CỦA TRUNG QUỐC.

Cũng ông Serjan Chalyshkan cho biết: “Khối lượng thương mại song phương của Trung Quốc với Ả Rập Saudi-quốc gia trong những năm gần đây đã trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc, bỏ qua Nga- đã tăng từ 3 tỷ USD năm 2000 lên 67 tỷ USD vào năm 2020. Vị chuyên gia này nhắc lại rằng cùng với dầu mỏ, hai nước đang đàm phán trong các lĩnh vực như điện, nguồn năng lượng tái tạo, hydro và kết quả là Quốc vương Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz đã đến thăm Trung Quốc vào năm 2017, các thỏa thuận trị giá 65 tỷ USD đã được ký kết giữa các bên.

KHU VỰC NÀY CÓ TẦM QUAN TRỌNG ĐỊA CHÍNG TRỊ ĐỐI VỚI AN NINH NĂNG LƯỢNG TRUNG QUỐC

Các quốc gia ở Trung Đông, chẳng hạn như Ả Rập Saudi và Iraq- nơi cung cấp một phần đáng kể năng lượng mà Trung Quốc nhập khẩu và các tuyến đường thủy vận chuyển tài nguyên năng lượng từ các quốc gia này, chẳng hạn như Vịnh Ba Tư, Eo biển Hormuz và Eo biển Malacca, có tầm quan trọng địa chính trị đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc – vị chuyên gia này nhấn mạnh.

 Ông tiếp tục: “Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới,để thỏa mãn yêu cầu của mình đã sử dụng Eo biển Hormuz làm tuyến đường trung chuyển. Hơn một nửa lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu hàng năm tức hơn 500 triệu tấn dầu thô là nhập từ Trung Đông và Bắc Phi qua eo biển Hormuz”.

Theo dữ liệu năm 2018, qua eo biển Hormuz, 21 triệu thùng dầu thô và dầu tinh chế dầu trong mỗi ngày, bảo đảm cung cấp với một phần ba thương mại dầu thế giới được cung cấp bằng đường biển. Đồng thời, giá trị hàng ngày của giao dịch này là 1,2 tỷ USD- ông Serjan Chalyshkan cho biết.

Về vấn đề này, các cuộc tấn công có thể xảy ra đối với tàu chở dầu ở eo biển, tai nạn hoặc hậu quả của cuộc đấu tranh chính trị giữa các quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ các nước xuất khẩu dầu mỏ mà cả các quốc gia có nhu cầu năng lượng chủ yếu phụ thuộc vào các quốc gia khác, nhất là Trung Quốc. “Và đây là một trong những lợi ích sống còn của chính sách hiện hành trong lĩnh vực an ninh năng lượng” - nhà nghiên cứu nhấn mạnh.

"CĂN CỨ QUÂN SƯ Ở NƯỚC NGOÀI ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG QUỐC”

Năm 2017, Trung Quốc thành lập căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti,và theo ông Serjan Chalyshkan, điều này cho thấy Trung Quốc có thể đẩy viễn cảnh quân sự vào việc đảm bảo an ninh cho các tuyến đường năng lượng.

Cũng theo vị chuyên viên này, với việc xây dựng cảng Gwadar ở Pakistan, một phần trong đó cũng sẽ đóng vai trò là căn cứ quân sự, đồng thời nhờ có căn cứ quân sự ở Djibouti, Trung Quốc cũng sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này, trước hết là ở Vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz.

Xin nhắc lại rằng chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra thông điệp rõ ràng về tầm quan trọng của Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz đối với đất nước của họ. Trung Quốc cũng đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự với Nga và Iran ở Vịnh Ô-man. Chuyên gia này nói tiếp: “Trung Quốc muốn chứng minh cho tất cả các bên tham gia gây mối đe dọa đối với nguồn cung cấp năng lượng cho họ, trước hết là Hoa Kỳ, quyết tâm bảo vệ tuyến đường nhập khẩu năng lượng cũng như duy trì và tăng cường sự hiện diện của mình ở Trung Đông”.

Từ phía khác, Hoa Kỳ có 41 căn cứ quân sự ở Kuwait, Ả Rập Saudi, Bahrain, Oman và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cùng 11.000 lính Mỹ đang đóng quân tại căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar- nguồn tin của “Anadolu Ajansi” cũng nhắc nhở chúng ta.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ