“Quả
cầu vàng” lâu nay vẫn được coi la
“tiền Oscar”. Bộ
phim ”Fabelmans” của đạo diễn lừng danh Spielberg vừa nhận được giải giành cho
Phim hay nhất cộng với giải Đạo diễn xuất sắc nhất.
Theo các nguồn tin đáng tin cậy nói, họ không thực sự tin vào tiềm năng người xem và doanh số của bộ phim này. Thực tế là ngay tại Mỹ, phim chỉ thu về 13 triệu USD, còn phòng vé toàn cầu chỉ đạt 16 triệu USD, dù chưa công chiếu ở nhiều vùng lãnh thổ.
Ây vậy nhưng ý kiến của nhiều nhà phê bình
lại hoàn toàn khác. Có người cho đó là bộ phim kể về một trong những câu chuyện
hay nhất trong tất cả các tác phẩm của Spielberg.Hoặc đây là bộ phim thẳng thắn
nhất của đạo diễn, và chính sự chiêm nghiệm về nỗi nhớ của ông là một quá trình
phi thường.Lại có ý kiến như một phát hiện lúc đầu bộ phim tưởng chừng quá phù
phiếm, dần dà trở nên sâu sắc và cảm động
hơn, và cái kết của nó “ăn khách” ngay tại chỗ.
Nhiều người kể lại, Spielberg hay khóc
trên trường quay, điều này thường không xẩy ra đối với ông ta. Bởi vì
"Fabelmans" đan xen một cách bí ẩn tiểu sử của gia đình Spielberg với
một gia đình hư cấu, và rất khó để phân biệt sự thật với trí tưởng tượng ở đây.
“Fabelmans” là một gia đình Do Thái, nơi
thay vì Giáng sinh, họ tổ chức lễ Hanukkah và rất tự hào về cội nguồn của mình,
vốn cấy mầm theo hướng đế chế Nga. Ít nhất một ngày nào đó chúng ta thậm chí sẽ
được nghe một bài hát bằng tiếng Nga trong các buổi họp mặt gia đình. Bert
Fabelman là một kỹ sư máy tính xuất sắc với sự nghiệp đang phát triển nhanh
chóng, ngay cả khi không có ai xung quanh anh ta hiểu những chiếc máy tính này
là gì và tại sao chúng lại cần thiết, bởi vì câu chuyện vẫn đang ở những năm 1950.
Vợ anh, Mitzi, là một bà nội trợ lý tưởng, chăm sóc con cái và nấu bữa sáng và
bữa tối cho chồng. Ngoài ra còn có một người bạn của gia đình Benny, người mà
Bert liên tục gắn bó trong công việc của mình, mặc dù anh ta không có năng lực
tốt lắm nhưng anh ta rất tốt bụng.
Ấy vậy,nhân vật chính của câu chuyện này
là cậu bé Sammy. Chú bé yêu điện ảnh từ rất sớm, và chiếc máy ảnh nghiệp dư 8mm
đã giúp chú chiến đấu với nỗi sợ hãi và mặc cảm của mình. Spielberg đảm bảo rằng
những gì về Sammy giống với những trải nghiệm nhiều nhất có thể trong ký ức thời
thơ ấu của chính ông. Spielberg đã đưa cho các diễn viên những bức ảnh gia
đình, các đoạn phim, một số trang nhật ký - mọi thứ để họ có thể đắm mình vào
trải nghiệm cá nhân của ông nhiều nhất và lấy cảm hứng từ đó. Người thực hiện
vai Sammy- Paul Dano- đã tự mình lắp ráp và tháo rời các máy thu để có cảm giác
giống như Spielberg. Michelle Williams đã mặc những chiếc váy của mẹ Spielberg
trong một thời gian dài.
Ấy vậy nhưng Spielberg vẫn tỏ ra lo lắng. Ông
đã trì hoãn bộ phim này hơn 20 năm kể từ
lần đầu tiên nẩy sinh ý định. Các diễn viên nói rằng bầu không khí trên trường
quay thật tuyệt vời và Spielberg đã khuyến khích khả năng ứng tác của họ bằng mọi
cách có thể, tin tưởng vào những hình ảnh họ đã cùng nhau tạo nên.
Bộ phim được chia thành ba chương không đồng
đều, đề cập theo tuổi tác của Sammy và việc gia đình Fabelman chuyển từ thành
phố này sang thành phố khác khi người đứng đầu gia đình nhận được những vị trí
danh giá mới. Sammy làm chủ nghề đạo diễn, thoạt đầu là quay các đoạn phim trong
nhà để xe, sau đó là các thành viên trong gia đình, và sau đó nữa là các bạn
cùng lớp. Sammy đã biến trải nghiệm cuộc sống của mình thành tình tiết của các
phim truyện ngắn, phim tài liệu. Nỗi lo sợ trẻ con được thay thế bằng những trở
ngại do bạn bè đồng trang lứa gây ra, và không xa nữa là tình yêu đầu đời, lần
quan hệ tình dục đầu tiên, nỗi đau đầu tiên, v.v.
Nhưng có một nhánh rẽ khác biến câu chuyện
tình lãng mạn tuổi mới lớn thành một bộ phim gia đình. Bởi vì một ngày nọ, trên
cuốn băng của mình, Sammy phát hiện ra điều tương tự như nhân vật trong phim
"Blow Up":mẹ của anh đang yêu một người bạn của gia đình!
Nhưng chính khám phá này sẽ là lối dẫn vào
thế giới người lớn của Sammy, bởi vì bây giờ chàng trai đã nhìn thấy cả những
người thân lớn tuổi và mình theo một cách mới. Đây cũng chính là chiều sâu
không đáy mà các nhà phê bình cho rằng đã để lại dư vị mạnh mẽ, điều không có ở
nhiều bộ phim của Spielberg, dù rất chuyên nghiệp, tươi sáng, nhưng thiếu cá
tính và sâu sắc.
Và đây chính là lúc để nhớ rằng ngay cả
các phim như "Những cuộc gặp gỡ gần gũi ở cấp độ ba", "Người
ngoài hành tinh", "Công viên kỷ Jura" và "Thuyền trưởng
Hook", "Trí tuệ nhân tạo" vẫn chưa có được sự nhạy cảm và một
cái nhìn sâu sắc của đứa trẻ về thế giới người lớn. Bộ phim ”Fabelmans” dường
như giúp chúng ta hiểu chính xác ai đã kể tất cả những câu chuyện này và tại
sao. Cứ như thể chúng ta ngồi cạnh chính Spielberg, và ông ấy từ từ (và hơi xấu
hổ) kể cho chúng ta nghe toàn bộ sự thật về bản thân, che đậy nó bằng những giả
định tự do và thay đổi tên.
Một giọng điệu cá nhân như vậy, một tuyên
bố toàn diện như vậy, sự phản ánh không sợ hãi về quá khứ và những suy ngẫm về
bản chất của sự sáng tạo- hóa ra là ngày hôm nay đặc biệt thiếu. Người kể chuyện
vĩ đại Spielberg đã làm bộ phim của mình vào đúng thời điểm thiếu vắng này. Vì vậy
“Quả cầu vàng”, và có lẽ cả giải “Oscar” nữa đã và sẽ lọt vào tay người đạo diễn
tài danh này.Thậm chí, còn quan trọng hơn - lòng biết ơn chung từ những trái
tim bị tổn thương của khán giả trên toàn thế giới sẽ dành cho ông.
TÔ HOÀNG
chuyển ngữ