Thoạt nhìn, có thể lập luận rằng Nga, hoặc
ít nhất là các nhà tài phiệt cực kỳ giàu có của Putin, phải trả phần lớn chi
phí để tái thiết Ukraine.
TƯƠNG LAI NÀO CHO UKRAINE SAU KHI KẾT THÚC
XUNG ĐỘT?
Bạn đã có thể bắt đầu nghĩ về những gì sẽ
xảy ra sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine? Niềm tin vào một tương lai hậu
xung đột rất quan trọng đối với châu Âu và thế giới.
Tuy nhiên, bất chấp mong muốn chung là xem
nửa đầu của thế kỷ này khác với nửa đầu của thế kỷ trước, những đoán định về vấn
đề này rất hạn chế.
Hành động của Vladimir Putin rất giống với
cuộc xung đột đã tàn phá châu Âu sau năm 1914. Chiến tranh thế giới thứ nhất -
cuộc đại chiến - tạo tiền đề cho những thảm họa tiếp theo. Khi đó, kẻ xâm lược
ban đầu cũng dựa vào một chiến thắng nhanh chóng, nhưng rồi cuộc xung đột đã chuyển
qua quy mô toàn cầu, khi mỗi bên cố gắng làm suy yếu khả năng chiến đấu và sự ổn
định chính trị của bên kia.
Đến ngày 8/11 năm vừa qua, rõ ràng
là Putin đã tính toán sai khi cho rằng Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu sẽ mệt mỏi với
cuộc xung đột và buộc Ukraine phải đồng ý với một giải pháp hòa bình nhục nhã. Thời
điểm quan trọng đã bắt đầu khi những cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ không làm
lung lay vị trí của Tổng thống Joe Biden và Đảng Dân chủ của ông. Ngay sau đó,
cuối cùng Nga quyết định rút quân khỏi Kherson và áp dụng một chiến lược mới với
mục đích gây ra đau khổ, chết chóc cho dân thường Ucraine nhiều hơn.
Liên minh phương Tây đã đứng vững đáng ngạc
nhiên. Và
những thử thách nghiêm trọng tiếp theo sẽ xảy ra sau khi kết thúc xung đột quân
sự. Bước
qua một cuộc chiến sinh tồn, mọi người đều nhận ra rằng các biện pháp chống khủng
hoảng là cần thiết và việc tiết kiệm nhằm tuân thủ một số quy tắc ngân sách có
thể dẫn đến thảm họa. Nhưng, cuối cùng, tình trạng khẩn cấp sẽ kết thúc vào thời
điểm nào đó, và chính lúc ấy là lúc để bắt tay vào những lựa chọn thực sự. Nếu
quay trở lại với trật tự dựa trên luật lệ có liên quan đến các vấn đề kinh tế,
như đã xảy ra vào năm 1920, thì sẽ thất bại.
Chắc chắn là đã có một số hội nghị quốc tế
cấp cao (tại Berlin và Lugano) thảo luận về khuôn khổ tái thiết Ukraine, và những
cuộc tranh luận này đã tập trung đúng vào nhu cầu của nó: số tiền tài trợ, việc
áp dụng các biện pháp chống tham nhũng cần thiết, việc sử dụng tự giám sát để củng
cố nền dân chủ Ukraine. Nhưng một yếu tố quan
trọng đã bị bỏ qua phần lớn. Tương tự như Kế hoạch Marshall năm 1948, nhằm vào
cả Mỹ và châu Âu là việc củng cố nền dân chủ và khôi phục các mục tiêu chính trị
là cần thiết cho cả châu Âu và Ukraine.
Một lần nữa, sự khác biệt giữa các khu định
cư sau Thế chiến thứ nhất và sau Thế chiến thứ hai cung cấp những bài học phù hợp.
Liên minh "đánh mất hòa bình" sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chính
vì họ đã không đạt tới những suy nghĩ toàn cầu trong việc tái thiết Bỉ và Pháp,
nơi đã xảy ra sự tàn phá vật chất triệt để, cùng với sự tái hòa nhập của nước Đức
bại trận. Thoạt nhìn, có thể lập luận rằng Nga, hoặc ít nhất là các nhà tài phiệt
cực kỳ giàu có của Putin, phải trả phần lớn chi phí để tái thiết Ukraine. Nhưng
mong muốn này sẽ không thể xảy ra cho đến khi Putin còn ngồi trên chiếc ghế quyền
lực, và nếu giả như các biện pháp trừng phạt tài chính khổng lồ áp đặt đối với
nước Nga thời hậu Putin, chúng ta sẽ liều mạng quay trở lại với kịch bản hậu thế
chiến thứ nhất.
Năm 1919, các đại diện của nền dân chủ Đức
đã đứng trước một lựa chọn khó khăn. Họ bị yêu cầu ký một hiệp ước hòa bình áp
đặt nghĩa vụ tài chính đối với họ vì cuộc xung đột của Kaiser Wilhelm. Kết quả
là, Cộng hòa Weimar tồn tại không lâu liên tục bị chỉ trích vì đã bán đứng cho
phương Tây. Con đường tốt nhất là con đường do Kế hoạch Marshall vạch ra sau Thế
chiến II. Việc tái thiết Ukraine sẽ chỉ thành công nếu nó được hình thành trên
quy mô toàn cầu. Thay vì đưa ra một giải pháp cụ thể cho vấn đề Ukraine, cộng đồng
quốc tế cần biến việc tái thiết Ukraine thành một phần của nỗ lực lớn hơn nhiều.
Bởi suy ngẫm một chút, việc tái thiết sau xung đột cũng cần thiết ở cả Syria,
Iraq, Sudan và những nơi khác.
Điều không kém phần quan trọng là lãnh đạo
các cường quốc bại trận phải thừa nhận rằng họ đã đi sai đường trong quá khứ. Đây
chính xác là những gì đã xảy ra ở Đức, Ý và Nhật Bản sau Thế chiến II. Chỉ khi
cơ chế của chủ nghĩa toàn trị bị xóa bỏ, mỗi nước trong số đó mới được hưởng lợi
từ sự nở hoa của chủ nghĩa tự do về chính trị và kinh tế vào những năm 1940/1950.
Một trong những vấn đề cấp bách nhất của
Ucraine là ở chỗ nước này từ những năm 1990 tốc độ tăng trưởng đã rất chậm;
Ucraine còn ngày càng lùi xa với nước láng giềng gần gặn Ba Lan. Giống như Nga và
các quốc gia còn lại sau thời kỳ hậu Xô viết, Ucraine trở thành mô hình kinh tế
chỉ chuyên xuất khẩu tài nguyên thô tận cho tới khi không còn chịu đựng nổi.
Đó cũng là lý do tại sao Kazakhstan tìm kiếm
khá lâu con đường mới của sự phát triển không chỉ bán tài nguyên thô. Liệu có
nên đặt nhiều hy vọng rằng Nga cũng sẽ cố gắng thoát khỏi lời nguyền trông cậy ở
tài nguyên thiên nhiên đã hỗ trợ cho đường lối chính trị và kinh tế của Putin?
Một nước Nga như thế có lẽ sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia khác
trên toàn thế giới.
Đối với Ukraine, sự năng động sau chiến
tranh của nước này rõ ràng sẽ phụ thuộc vào việc tái thiết nguồn cung cấp nhà ở,
cung cấp năng lượng, bệnh viện, trường học và các cơ sở hạ tầng khác của đất nước.
Nhưng cũng sẽ đóng một vai trò không kém quan trọng hơn là việc liệu Ucraine có
thể từ bỏ sự phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay không.
May mắn thay, nhiều mặt mạnh giúp Ukraine
có khả năng tự vệ đáng kinh ngạc trong cuộc xung đột cũng sẽ có lợi cho quá
trình phục hồi kinh tế của nước này. Vì Kyiv cho đến tháng 2 năm 2022 đã là một
trung tâm phát triển phần mềm, nên các lập trình viên Ukraine đã chuẩn bị kỹ lưỡng
để đẩy lùi các mối đe dọa mạng của Nga. Chính những kỹ năng và khả năng này sẽ
được yêu cầu trong việc xây dựng một nền kinh tế hiện đại với các dịch vụ kỹ
thuật số cơ bản và một thành phần quan trọng của điện tử và trí tuệ nhân tạo.
Sau cú sốc ban đầu của COVID-19, nhiều
chính phủ đã áp dụng câu thần chú "tốt hơn so với trước đây". Sau cuộc
xung đột Ukraine, chúng ta phải làm tốt hơn những gì đã xảy ra trên toàn thế giới.
Sự xuất hiện của một trật tự quốc tế mới, ổn định hơn phụ thuộc vào điều này.
TÔ HOÀNG chuyển ngữ