Dịch giả Dương Tường, một trưởng lão quen thuộc trong giới văn học nghệ thuật, đã qua đời ở tuổi 91 vào tối 24/2 tại Bệnh viện 108, Hà Nội.
Dịch giả Dương Tường có
họ tên đầy đủ Trần Dương Tường, sinh ngày 4/8/1932 tại Nam Định. Dịch giả Dương Tường từng tham gia bộ đội từ năm 1950 đến
năm 1955, trước khi chuyển sang hoạt động viết lách chuyên nghiệp.
Dịch giả Dương Tường đã
chuyển ngữ hơn 50 tác phẩm văn học nổi tiếng, mà tiêu biểu có thể kể đến “Anna
Karenina”
của L. Tolsstoy, “Cuốn
theo chiều gió”
của M. Mitchell, “Người
dung” của A. Camus, “Con đường xứ Flandrres” của Cl. Simon, “Đồi gió hú” của E. Bronte, “Bức thư của người đàn bà không quen” của S. Zweig, “Cái trống thiếc” của G.Grass
Dịch giả Dương Tường
bày tỏ: “Dịch văn học là cái cầu nối bạn đọc (trong đó có cả những
người viết) không biết ngoại ngữ với kho tàng trí tuệ và minh triết của nhân loại.
Và người dịch văn học có tâm huyết là kẻ tự nguyện làm một thứ ống thông để hấp
thụ và truyền đạt những tinh túy đó cho những ai muốn đón nhận”.
Tuy nhiên, dịch giả Dương
Tường có khá nhiều đam mê khác, như ông thổ lộ lúc sinh thời: “Điều
làm tôi mất ngủ nhiều nhất vẫn là thơ, là những khắc khoải muốn cách tân, mở ra
những hướng mới cho thơ”.
Dịch giả Dương Tường
có hai tập thơ được công chúng biết đến là “Đàn” và “Mea culpa và những bài khác”. Trong những bài thơ của Dương Tường có hai bài được nhạc
sĩ Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc “Dương cầm lạnh” và “Tình khúc 24”.
Ca khúc “Dương cầm lạnh”
được dựa trên những câu thơ: “Chờ em đường dương cầm xanh/ Dậy
thì nõn dương cầm phố/ Chờ
em đường dương cầm sương/ Chúm
chím nụ dương cầm biếc/ Chờ
em đường dương cầm xiêm/ Vằng
vặc ngực dương cầm trinh/ Chờ
em đường dương cầm khuya/ Ôi
cái im đêm thơm mọng/ Chờ
em đường dương cầm trăng/ Ứa
nhuỵ lạch dương cầm xuân/ Chờ
em đường dương cầm mưa/ Giọt
giọt lá buồn dạ khúc/ Xào
xạc lòng tay khuya/ Anh
về lối dương cầm lạnh”
Còn ca khúc “Tình khúc
24” được dựa trên những câu thơ: “24 phím cầm chiều/ 24 nhành sương mím/ 24 tiếng ve sầu đại lộ tháng tư/ Gửi lại em/ cầu thang 24 bậc/ tờ thư 24 gác mưa/ làn menuetto 24 âm xưa/ Gửi lại em/ mùi hoa sữa 24 miền hoài niệm/ ga khuya 24 lần đưa đón/ bài huê tình 24 lối sân sau/ Gửi lại em/ doi sông 24 nhịp cầu/ tình khúc bãi ngô 24/ sương giăng 24 nẻo đi về/ Nhâm nhâm 24 hàng đèn/ mênh mênh 24 ngã tư mắt/ Gửi lại em/ chiêm bao 24 chợt hiện tan/ cung đàn 24 lần đứt nối”
PHẠM TUẤN