Henry Kissinger, trong một cuộc trả lời cuộc
phỏng vấn báo “Mundo” ấn bản tiếng Tây Ban Nha, nói rằng Chiến tranh Lạnh thứ
hai giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ nguy hiểm hơn nhiều so với lần đầu tiên giữa
Liên Xô và Hoa Kỳ.
HENRY KISSINGER VẠCH RA NHỮNG SAI LẦM CHIẾN LƯỢC
CỦA MỸ
Tổ phụ 99 tuổi của chính trường Hoa Kỳ, cựu
Bộ trưởng Ngoại giao Henry
Kissinger, trong một cuộc trả lời cuộc phỏng vấn báo “Mundo” ấn bản tiếng Tây
Ban Nha, nói rằng Chiến tranh Lạnh thứ hai giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ nguy hiểm
hơn nhiều so với lần đầu tiên giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.
Kissinger đồng thời lưu ý: “Các nguồn lực
của hai quốc gia đối địch hiện nay là ngang nhau, điều này không xảy ra trong
quá khứ”.
Giáo sư Kirill Evgenievich, Trưởng Khoa quan hệ quốc
tế của Trường Đại học Ngoại giao Nga(MGMO) đã bình luận về những lời
phát biểu trên của Henry Kissinger với phóng viên báo “Sự thật Thanh niên”
@ Thưa
ngài, những lời của ông Kissingger có đáng nghe không, hay ông ta đã là một
"tay trống bọc da dê” đã nghỉ hưu?
K. EVGENIEVICH: Rõ ràng ông ấy
là một người đã về hưu, không đưa ra được quyết định gì, nhưng đây là người đã
trở thành kiến trúc sư của quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ông là tác giả
của thỏa thuận giữa Nixon và Mao Trạch Đông xưa kia và về nhiều phương diện vẫn
xác định trước sự phân bổ lực lượng hiện tại.
Chính vì thế, giờ đây Kissinger đang kinh
hoàng nhìn giới lãnh đạo Mỹ đã quên đi những nguyên tắc chính của địa chính trị,
quên đi sự cần thiết của một bức tranh nhiều chiều của thế giới, tìm cách dành
mọi nguồn lực để đạt được các mục tiêu chiến thuật của mình. Vấn đề này thậm
chí không bắt đầu với Biden, mà với George W. Bush. Hoa Kỳ, khi đang ở đỉnh cao
vào đầu thiên niên kỷ này, Clinton đã lôi kéo Bush vào cuộc chiến tranh Nam Tư
gây nhiều tranh cãi. Điều ấy giáng một đòn mạnh vào uy tín của Mỹ. Bush tiếp tục
điều này. Kết quả là, chúng ta đang chứng kiến một tình huống mà quyền lực,
biên độ an toàn và mọi thứ khác chỉ đơn giản được đổi lấy những mục tiêu hạng
ba và gây bất lợi cho chiến lược.
Kissinger hiểu rõ hơn ai hết rằng lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ là không thể dung hòa. Nếu chúng ta còn nhớ tới H. G. Wells, thì Trung Quốc trong thế giới tương lai này được giao vai trò của kẻ sản xuất ra mọi thứ, và Hoa Kỳ với vai trò của kẻ tiêu thụ mọi thứ, nhưng đồng thời chỉ huy mọi thứ và dành cho mình lợi nhuận. Giờ đây, rõ ràng là thế giới ấy không còn tồn tại nữa, cuộc đối đầu đã được lập trình sẵn trong mọi trường hợp, và trước sự kinh hoàng của Kissinger, nước Mỹ không dẫn đến vị trí của một trong các bên sẽ có một vị thế tuyệt đối, rõ ràng và do đó loại trừ bất kỳ sự lợi thế thái quá nào.
@ Bây
giờ liệu Hoa Kỳ có thể bằng cách nào đó xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi
cho mình, phá hủy liên minh giữa Trung Quốc và Nga không?
K. EVGENIEVICH: Để quản lý
ai đó, bạn cần thông minh hơn người mà bạn muốn quản lý. Và nếu Hoa Kỳ có những
chuyên gia xuất sắc trong những năm 70-80 của thế kỷ XX, thì bây giờ có một sự
phi chuyên nghiệp hóa khủng khiếp, khi giai cấp thống trị Mỹ, giới cầm quyền Mỹ,bị
mê hoặc bởi “các cuộc cách mạng màu”, cuối cùng chính họ tin rằng thế giới thực
sự quá đơn giản như nó được trình bày trong những lời sáo rỗng tuyên truyền của
họ.
Về vấn đề này, rõ ràng là Hoa Kỳ muốn chen
vai thích cánh với chúng ta, nhưng điều này đòi hỏi có các chuyên gia khác-những
người sẽ thể hiện một mức độ hiểu biết hoàn toàn khác về các chủ đề nhận thức, những
giá trị cơ bản, những mệnh lệnh của cả chúng ta và Trung Quốc.Nghĩa là những gì
đối tác đã trở nên phức tạp hơn.
@ Xin
ông cho biết, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ít nhất có kiểm soát đượclục địa của mình
không khi mới đây, Honduras đã tuyên bố họ chỉ công nhận một Trung Quốc, không
có Đài Loan độc lập và không thể như vậy. Đây là vấn đề gì?
K. EVGENIEVICH: Đây là những dấu hiệu cho
thấy một trung tâm thứ hai đang nổi lên. Nó thực sự dễ hình thành thôi khi
không có lựa chọn nào. Và tình hình sẽ hoàn toàn khác khi một trung tâm thứ hai
được hình thành. Sẽ có một chút công lý khác, khi trung tâm này được bảo vệ,
đưa ra các quy tắc khác của trò chơi. Trên thực tế, với chuyến Tập Cận Bình gặp
Putin vừa rồi, chúng ta đã chứng kiến những bước tiến lớn hướng tới việc
chính thức hóa trung tâm thứ hai này.
Chúng ta đã chờ đợi một thời gian dài ngày nó xảy và nó đã xẩy ra. Cảm ơn Chúa, một bước đã được thực hiện theo hướng này, và sự hình thành những giá trị, hình thành kinh tế, hình thành chính trị-tất nhiên- sẽ tiếp tục phát triển và từ từ di chuyển theo hướng này. Và đối với các quốc gia Châu Mỹ Latinh, đây đã là cơ hội cho một chỗ đứng. Bởi vì, mức độ kiểm soát của Hoa Kỳ bây giờ sẽ phải chịu một thách thức rất nghiêm trọng, chính bởi vì tình hình đã thay đổi.
TÔ HOÀNG chuyển ngữ