Dịch giả Lê Văn Viện, cha ruột của ca sĩ Hồng Nhung, dù ở tuổi 83 vẫn miệt mài chuyển ngữ và giới thiệu bộ tiểu thuyết ‘Những kẻ phiêu lưu’ cho công chúng Việt.
Dịch giả Lê Văn Viện
sinh năm Canh Thìn 1940. Ở tuổi 83, dịch giả Lê Văn Viện vẫn còn nhanh nhẹn và
minh mẫn. Đặc biệt hơn, dịch giả Lê Văn Viện chỉ chấp nhận “lão” chứ không chấp
nhận “an”. Bằng chứng là mỗi ngày ông đều cặm cụi đọc và viết, như chưa hề có dấu
hiệu mệt mỏi già nua.
Dịch giả Lê Văn Viện
thường được nhiều người nhắc với tư cách “bố của ca sĩ Hồng Nhung’, nhưng giới
cầm bút lại nể trọng ông vì tinh thần đam mê văn chương. Cách đây 3 năm, khi 80
tuổi, dịch giả Lê Văn Viện đã chuyển ngữ tuyển tập truyện ngắn “Những trái quýt”
của nhà
văn Nhật Bản Akutagawa, để Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.
Cứ ngỡ “Những trái quýt”
là tác phẩm cuối cùng của dịch giả Lê Văn Việt. Thế nhưng, sau 3 năm cặm cụi, ông
lại cho ra mắt bộ tiểu thuyết “Những kẻ phiêu lưu” có độ dày 1000 trang. Bộ tiểu
thuyết “Những kẻ phiêu lưu” được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành thành 2 cuốn,
khẳng định một tinh thần lao động say mê và bền bỉ của dịch giả Lê Văn Viện.
Bộ tiểu thuyết “Những
kẻ phiêu lưu” của nhà văn Harold Robbins, rất nổi
tiếng trong đời sống văn học Mỹ. Bộ tiểu thuyết “Những kẻ phiêu lưu” gồm 6 tác
phẩm liên hoàn “Bạo lực và quyền lực”, “Quyền lực và tiền”, “Tiền và hôn nhân”,
“Hôn nhân và thời trang”, “Thời trang và chính trị”, “Chính trị và bạo lực”
Nhà văn Harold
Robbins (1916-1997) là tiểu thuyết gia Mỹ có sách bán chạy nhất mọi thời đại. Trong
sự nghiệp của mình, nhà văn Harold Robbins đã viết
35 tiểu thuyết, được xuất bản ở 35 quốc gia với hơn 750 triệu bản in.
Dịch giả Lê Văn Viện thích
thú với văn chương của nhà văn Harold Robbins từ lâu.
Vì vậy, ca sĩ Hồng Nhung mỗi khi có dịp lưu diễn nước ngoài, đều tranh thủ đi
nhà sách lùng mua tiểu thuyết Harold Robbins, để mang về Việt Nam làm quà cho người
cha trân trọng chữ nghĩa.
Vì sao dịch giả Lê Văn
Viện giai đoạn bát thập lại miệt mài chuyển ngữ bộ tiểu thuyết “Những kẻ phiêu
lưu”? Dịch giả Lê Văn Viện thổ lộ, ông cũng muốn thử phiêu lưu cùng nhà văn Harold
Robbins, vì khoái cái cá tính mạnh mẽ của nhân vật này.
Không chỉ lừng danh ở Mỹ, nhà văn Harold Robbins cũng rất được hâm mộ ở nhiều quốc gia châu Âu. Nhà xuất bản Hodder & Stoughton có lịch sử tồn tại đã hơn 150 năm ở Anh, đánh giá về nhà văn Harold Robbins: “Trong thời của mình, Harold Robbins là một gã Playboys và là một sư phụ trong xuất bản. Ông là một tiểu thuyết gia nổi tiếng, nhưng những câu chuyện về chính cuộc đời ông thậm chí còn đậm chất tiểu thuyết hơn cả những cuốn sách của ông. Với số lượng bản in khổng lồ đã bán khắp thế giới, Harold Robbins đã kiếm được và tiêu hết hơn 50 triệu USD trong đời mình. Ông cũng được xem là một thành phần của cuộc cách mạng xã hội và tình dục”.
Dịch giả Lê Văn Viện xuất thân từ một gia đình trí thức Hà Nội. Thân phụ của ông
là họa sĩ Lê Văn Ngoạn, thuộc
thế hệ được đào tạo ở Trường Mỹ thuật Đông Dương. Thời trẻ, dịch giả Lê Văn Viện đã giỏi ngoại ngữ và rất
xem trọng việc học hành.
Sau khi chia tay người
vợ đầu tiên, dịch giả Lê Văn Viện đã một mình nuôi con gái là ca sĩ Hồng Nhung
cho đến ngày lớn khôn. Nhờ có người cha tài hoa và nghiêm khắc như dịch giả Lê Văn
Viện nên ca sĩ Hồng Nhung (tên gọi ở nhà là Bống) được trang bị một nền tảng văn
hóa khá căn bản trước khi bước vào show biz.
Dịch giả Lê Văn Viện kết
giao bạn bè rất rộng rãi và rất chân thành. Vì tình bằng hữu với dịch giả Lê Văn
Viện, nên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không những đỡ đầu cho ca sĩ Hồng Nhung khi mới
lập nghiệp ở Sài Gòn, mà còn viết tặng ca sĩ Hồng Nhung cả thảy 3 bài hát, gồm “Bống
bồng ơi” vào năm 1993, “Bống không là Bống” vào năm 1995 và “Thuở Bống là người”
vào năm 1998.
TUY HÒA