Khi chưa có những nghiên cứu khoa học đầy đủ về
toàn bộ Loa Thành và các di tích xung quanh, đã nghĩ tới chuyện “phục dựng” (mà chỉ phục dựng mỗi hệ
thống thủy
văn) thì có
khác gì thiết kế riêng một cái cổ áo trước khi thiết kế xây dựng toàn bộ cái áo
PHỤC DỰNG HỆ THỐNG THỦY VĂN THÀNH
CỔ LOA ĐỂ LÀM GÌ?
MAI AN NGUYỄN ANH TUẤN
Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc
Chu vừa có bài viết rất đáng chú ý: KHÔNG NÊN PHỤC DỰNG TOÀN BỘ HỆ THỐNG THUỶ
VĂN ‘THÀNH CỔ LOA’, ông cho biết: “Nghe tin UBND TP.Hà Nội chủ trương lập dự án
“Bảo tồn phục dựng hào, hệ thống thủy văn tại Khu di tích Cổ Loa” với chi phí
1.480 tỉ đồng mà lo sợ và ông quả quyết : “Không thể tái tạo lại toàn bộ ‘Thành Cổ Loa’ vì không
có đủ dữ liệu lịch sử tường minh. Đến nhà nghiên cứu ‘Thành Cổ Loa’ còn chưa
phân biệt được rõ ràng: “ Ở hào rất khó phân biệt giai đoạn, nhưng nó có cả di
tích cả hiện vật thời An Dương Vương (đá và ngói), có cả di tích thời Hán và
sau Hán…" thì làm sao có thể khẳng định di tích được phục dựng đúng?
Càng không nên phục
dựng toàn bộ hệ thống thuỷ văn ‘Thành Cổ Loa’ vì tốn kém và vô nghĩa. Không nói
về mặt chưa chính xác về lịch sử, thì việc tái tạo toàn bộ hệ thống thuỷ văn ‘Thành Cổ Loa’ không tạo
nên sự kỳ vỹ của một “đại quốc” trong quá khứ, mà có thể có hiệu ứng ngược lại
về “chiến lũy”
của một “tiểu cát cứ”.
Thành quách, chiến
hào, kênh mương bảo vệ ‘Thành Cổ Loa’có thể lớn đối với triều đại cách đây vài ngàn năm, nhưng lại
bé nhỏ thô sơ trong con mắt người đương đại. Đã là di tích lịch sử thì không thể
phóng đại. Nên không thể phóng tác ‘Thành Cổ Loa’ thành pháo đài hùng vĩ như
phim trường”.
Rồi ông đề xuất :
“Nhà nước mà đầu tư để kinh doanh ‘Công viên lịch sử văn hoá Cổ Loa’ thì chắc
chắn lỗ. Việc kinh doanh ‘Công viên lịch sử văn hoá Cổ Loa’, nếu có, thì hãy
nghĩ đến tư nhân. Tư nhân có thể dựng một phim trường về ‘Thành Cổ Loa’ ít tốn
kém hơn nhiều so với số tiền 1480 tỷ đồng trong dự án nhà nước. Nhà nước chỉ
nên bảo tồn‘Thành Cổ Loa’ như di tích lịch sử hiện có”.
Ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Chu đặc biệt
đã “gãi ngứa” dân làm điện ảnh, nhất là đối với tôi
- kẻ đang ấp ủ dự án phim TÌNH SỬ LOA THÀNH cùng với Studio Film nội ngoại thất - Phim
trường Cổ Loa.
Quả là, cái hình
dáng Thành Ốc ra sao, mới chỉ được hình dung trong tưởng tượng của các nhà văn - như Nguyễn
Huy Tưởng, Tô Hoài, và gợi cảm hứng cho các nhà tiểu thuyết, nhà điện ảnh trong
việc tái tạo môi trường lịch sử thời cổ đại cho nhân vật - ở đây là một đô thị cổ xưa nhất Việt Nam. Từ bao đời nay,
dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của
bao thế hệ người Việt Nam.
Thành Cổ Loa và các
di tích liên quan quanh đó như Đền Cao Lỗ, Đền Sái, v.v, còn là các điểm tham
quan, du lịch độc đáo bậc nhất của Thủ đô hiện tại... Từ số phận Loa Thành đã
có biết bao bài học lịch sử - văn hóa quan trọng đối với nhiều thời đại. Và hôm nay lại càng có ý nghĩa đối với công cuộc
“về nguồn” nói chung. Bởi nói theo nhà sử học Nga P.V. Pozner: “Các truyền thuyết
về thời tiền sử Việt phản ánh truyền thống sử học truyền khẩu về địa bàn cổ xưa
nhất của các bộ lạc tiền Việt, cho nên nó cũng mang tính lịch sử"…
Đằng sau những mẩu
ký ức còn sống động ấy là vẻ đẹp bi hùng lộng lẫy của lịch sử một dân tộc, chứa
đựng những ẩn số có khả năng giải mã những vấn đề nhân sinh nóng bỏng cho nhiều
thời đại, nhiều vùng quê trên trái đất…
Dưới thời Âu Lạc,
Cổ Loa nằm trên đỉnh của tam giác châu thổ Sông Hồng, là đầu mối quan trọng
của cả đường bộ và đường thủy, là nơi chứng kiến giai đoạn phát triển mới
của cư dân Việt cổ. Bởi vậy mà nơi đây đã được chọn làm kinh đô của đất nước
Âu Lạc từ thế kỷ III trước Công
Nguyên và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X, là thủ đô đầu tiên của
Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.
Đây là nơi lưu giữ hàng loạt di chỉ khảo cổ phản
ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời
kỳ mà các nhà khoa học liên ngành đã tiến hành hàng chục năm qua, cho tới nay vẫn
chưa thể chấm dứt. Mở đầu là những cuộc điền dã của đoàn cổ sử Việt
Nam do nhà sử học Phan Huy Lê làm trưởng đoàn và đoàn khảo cổ do nhà sử học Trần
Quốc Vượng làm trưởng đoàn vào cuối những năm 60 thế kỷ trước (Xin đọc thêm
sách “Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử” - Trần Quốc Vượng, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội xuất bản năm 1970)…
Như vậy là, khi
chưa có những nghiên cứu khoa học đầy đủ về toàn bộ Loa Thành và các di tích
xung quanh, đã
nghĩ tới chuyện “phục dựng” (mà chỉ phục dựng mỗi hệ thống thủy văn)
thì có khác gì thiết kế riêng một cái cổ áo trước khi thiết
kế xây dựng toàn bộ cái áo?!
Ở đây, xin làm sáng
tỏ thêm đề xuất của ông Nguyễn Ngọc Chu: “Tư nhân có thể dựng một phim trường về ‘Thành Cổ Loa’ ít tốn kém
hơn nhiều so với số tiền 1480 tỷ đồng trong dự án nhà nước”. Đúng vậy! Chỉ cần
1/ 20 số tiền dự tính thực hiện cái dự án làm “cổ áo” kia, là có thể xây dựng được một công trình văn hóa
phi vật thể là bộ phim dã sử- lịch sử quy mô, đồng thời xây dựng được cả một
Phim trường Loa Thành với tỷ lệ 1/1, công trình kiên cố và bán kiên cố không
kém Phim trường Tam Quốc Thành ở Trung Quốc (mà giờ đây đã trở thành khu du lịch
nổi tiếng hốt ra bạc của cả vùng Giang Nam). Sau khi có
phim, phim trường sẽ thu hút khách du lịch để tiếp tục phát triển thành Khu Du
lịch Văn hóa - Lịch sử mà hiện nước ta còn đang rất thiếu!
Loa Thành (và cụm
Di tích quanh Loa Thành) trong các lĩnh vực hoạt động tinh thần của người Việt Nam từ cổ xưa đến hiện
tại, như lĩnh
vực Khảo cổ học, lĩnh vực Nhân văn (Triết học, Minh triết, Lịch sử, Quân sự, Văn học dân
gian, Văn hóa học, Văn hóa liên ngành…), lĩnh vực Kiến trúc - Quy hoạch Đô thị, lĩnh vực Du lịch (loại hình Du lịch Văn
hóa-Lịch sử và Du lịch Tâm linh), lĩnh vực sáng tạo Văn học - Nghệ thuật (Mỹ thuật & Điêu khắc, Âm nhạc,
Sân khấu, Văn chương - văn xuôi của Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng… Thơ của Hoàng Nhuận Cầm, Thế Dũng…).
Nhưng ở lĩnh vực nghệ thuật điện ảnh, một tác phẩm điện ảnh lớn xứng
đáng với tầm vóc Lịch sử - Văn hóa - Triết lý của Loa Thành vẫn còn là khát vọng
của nhiều thế hệ người làm phim cũng như khán giả xem phim Việt Nam. Trong khi
đó, trên thế giới, những di tích lịch sử lớn mang dấu ấn trí tuệ - công sức vĩ
đại của con người như Lăng mộ Ai Cập, Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Vạn Lý Trường
Thành Trung Quốc, v.v. đều đã được đưa lên màn ảnh từ lâu, trên nhiều góc độ,
góp phần tái hiện lịch sử và số phận dân tộc họ trong việc quảng bá Đất Nước –
Con người và giáo dục truyền thống cho các thế hệ nối tiếp. Bộ phim điện ảnh
TÌNH SỬ LOA THÀNH đã tới lúc phải ra đời đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
thông qua vẻ đẹp lịch sử dân tộc của đông đảo người VN trong nước cũng như ở
nhiều nơi trên thế giới…
Điều này sẽ rất
đúng hướng với tinh thần của “Hội nghị Diên Hồng" về Văn hóa diễn ra năm
trước mà tại đó Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã kêu gọi: Văn hóa còn Dân tộc còn! Thực tế là
văn hóa và điện
ảnh kích cầu du lịch một cách mạnh mẽ nhất khi thực hiện chiến lược công nghiệp văn hóa!
Vài điều nhỏ tham
góp với những nhà hoạch định văn hóa và chủ chi kinh phí công trình văn hóa ở
Thủ đô, nhằm giúp quý vị bớt nguy cơ trở thành “củi tươi” và sẽ được các giới
các ngành hâm mộ, hoan nghênh!