Phương Tây thấy rằng họ không thể sản xuất đủ vũ khí cung cấp cho Ukraine. Chúng ta cũng phải loại bỏ giả định cho rằng chúng ta được điều hành bởi những con người thông minh. Họ là số ít trong các giai tầng lãnh đạo.


CHÂU ÂU SẼ RA SAO TRONG “SỰ RỐI LOẠN CỦA THẾ GIỚI MỚI”?

(Báo LE FIGARO - Pháp)

KHÁCH MỜI:

-Nhà nhân chủng học EMMANUEL TODD- “người say mê châu Âu", người so sánh Putin với Stalin, người Pháp "bất đồng chính kiến"- Nhà nhân chủng đã đặt ra những câu hỏi gây khó chịu cho EU. Tại sao châu Âu lại để mình bị kéo vào cuộc đấu tranh với Nga, vốn không đe dọa nó bằng bất cứ điều gì? Tại sao các quyết định bị họ từ chối trong các cuộc trưng cầu dân ý lại được áp đặt lên người châu Âu?

-  Nhà kinh tế học ALAIN MINK là một người bảo vệ ngoan cường và không thể lay chuyển được Liên minh Châu Âu (EU)

CÂU HỎI THẢO LUẬN: Vai trò mới của châu Âu trong bối cảnh đối đầu giữa Nga và phương Tây.

(Tiếp theo kỳ trước)

 

FIGARO: Quay trở lại Liên minh châu Âu. Ngoài cuộc xung đột ở Ukraine, ông có nghĩ rằng châu Âu đủ dân chủ?

EMMANUEL TODD: Dân chủ không thể phát huy chức năng được trong một hệ thống đa quốc gia và đa ngôn ngữ. Về mặt lịch sử, dân chủ là những cuộc tranh luận. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận không thể diễn ra giữa những người không nói cùng một ngôn ngữ. Xét về nguyên tắc, EU với tư cách là một hệ thống được tổ chức theo thể chế thì không thể dân chủ được. Tôi không bị bực bõ bởi tình hình trong lĩnh vực này. Tôi chỉ đơn giản nhận ra một thực tế là có một EU không dân chủ.

Chúng ta đang chứng kiến ​​sự phát triển của một hệ thống trùm sò dường như đã mất đi ý nghĩa sự tồn tại của mình. Chúng ta nghi ngờ Đức về mọi kế hoạch, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy rằng Đức không có quân đội, rằng Đức không muốn trở thành một nhà lãnh đạo vì lợi ích của châu Âu. Tại Pháp, một sự tan rã đáng kinh ngạc của bản sắc dân tộc đang diễn ra - và đây là nước có lịch sử quốc gia phong phú nhất. Có nhiều yếu tố văn hóa xã hội góp phần vào sự tan rã và suy yếu đó. Hôm nay tôi sẽ chỉ đề cập đến giả thuyết tăng tốc hội nhập tài chính ở giai đoạn toàn cầu hóa cao nhất. Hãy để ý xem, vị trí quốc tế của Thụy Sĩ đã giảm như thế nào. Và tất cả chỉ vì Thụy Sĩ đã không còn là quốc gia để người giàu giấu tiền, trốn thuế.

Thế vào đó, các thiên đường thuế Anglo-Saxon như Quần đảo Virgin thuộc Anh và các khu vực hoang dã khác của Đế quốc Anh cũ trở nên quan trọng. Tôi tự hỏi phải chăng các tầng lớp đặc quyền đặc lợi của chúng ta đã rơi vào cái bẫy gọi là “huyền thoại về sự vô dụng của hệ thống thuế” chưa? Trong thế giới Anh-Mỹ, người ta coi là hợp mode khi nói về sự nguy hiểm của thuế cao và "nơi trú ẩn an toàn" của tài chính chỉ giúp tránh gánh nặng thuế. Vì vậy, những người giàu có của chúng ta rất có thể đã vô tình hòa nhập vào hệ thống "nơi trú ẩn " tài chính này, và do đó, chịu tuân thủ của giới cầm quyền Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi ủng hộ sự trở lại của Thụy Sĩ như một “ nơi trú ẩn an toàn của thuế má. Điều này dường như có nghĩa là tự do cho giai cấp lãnh đạo của chúng ta và cho tất cả chúng ta.

ALAIN AMINK: Nhưng tôi vẫn bênh vực EU. Các cơ chế dân chủ của EU hoạt động tốt hơn nhiều so với ở Mỹ. Mô hình châu Âu không chết. Châu Âu đi đầu trong việc điều chỉnh hoạt động của những gã khổng lồ Internet lớn, những nhà độc quyền kỹ thuật số. Hoa Kỳ trong trường hợp này -theo chúng tôi- chỉ chiếm vị trí thứ hai. Châu Âu đã phạt 1,2 tỷ USD đối với nhóm Meta. Chà, còn đối với một thứ dân chủ trực tiếp, thuần túy, khi công dân quyết định số phận của họ ở cấp địa phương, thì thứ dân chủ như vậy hiện đang khan hiếm ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, bởi vì các hệ thống quản lý xã hội đang trở nên rất phức tạp, chúng không phù hợp với "người dùng trung bình".xxxx

Đức đang trở thành một quốc gia Scandinavia theo cách riêng của mình. Có vẻ như nước này đang rời xa số phận lịch sử của nó - trở thành một nước lớn mãi mãi và có ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Một châu Âu hùng mạnh chỉ có thể được xây dựng với một nước Đức yếu ớt, đó là những gì đang diễn ra ở hiện nay. Nước Đức ngày nay yếu kém về nhân khẩu học, các quyết định kinh tế, thêm vào đó sự phụ thuộc vào Trung Quốc có thể gây ra những hậu quả tiêu cực. Berlin bị suy yếu bởi "bộ máy quan liêu quá mức" và thậm chí bởi cách định vị của mình trên thế giới. Với một nước Đức rất mạnh, việc xây dựng châu Âu là điều không thể.

Chúng ta nhớ cách Angela Merkel nói sau cuộc gặp với Donald Trump rằng người châu Âu phải dựa vào sức mạnh của chính mình. Nhưng, Donald Trump không hề có thông báo chính thức, đã đình chỉ Điều 5 của Hiến chương NATO về phòng thủ tập thể, theo đó Hoa Kỳ cam kết bảo vệ các thành viên khác của liên minh theo kế hoạch "một vì tất cả và tất cả vì một".Về cơ bản, Biden đã khôi phục tác dụng của điều khoản này. Nhưng nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump nếu ông ta trúng cử, có thể chấm dứt nó một lần nữa. Nhân tiện, Pháp có thể tận dụng điểm yếu của Đức để góp phần xây dựng bản sắc châu Âu.

EMMANUEL TODD: Tôi cũng đồng ý với ý tưởng rằng một châu Âu thống nhất như đã phác vẽ không còn tồn tại nữa. Mất gì thì mất, nhưng làm sao giải thích được một thực tế sau: tại sao châu Âu lại để mình bị lôi kéo vào cuộc xung đột Nga-Ukraine khi cuộc chiến này không vì lợi ích của chúng ta? Và tại sao châu Âu lại tham gia vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan? Tôi không nghĩ rằng Đài Loan là một phần trách nhiệm chiến lược của chúng ta. Vì châu Âu không còn tồn tại như một dự án hòa bình, tôi tự hỏi liệu chiến tranh có trở thành một sự thay thế cho dự án hòa bình châu Âu hay không, tức là như một loại giải pháp.

Thật vậy, có vẻ hình như chính trong chiến tranh này mà EU đã tìm thấy một ý nghĩa mới cho sự tồn tại của mình. Putin "xấu tính" dường như tập trung sự chú ý của chúng ta vào chính ông ta, nắm lấy tiềm năng của chúng tôi, và chúng ta hy vọng rằng ông ta sẽ đoàn kết chúng ta lại. Đối với cuộc xung đột Nga-Ucraine, chúng ta tham gia vào nó bằng cách gửi vũ khí. Không cần phải tự tâng bốc rằng, không để quân đội của chúng ta để gặp nguy hiểm chết người, và chúng ta vẫn đứng bên lề. Đây là một cuộc chiến ủy nhiệm mà chúng ta đã chọn vị trí “phi anh hùng” nhất: chúng ta tuyên bố rằng chúng ta đứng về phía công lý, nhưng đồng thời chúng ta không cho phép quân đội của mình trở thành những người anh hùng. Cuộc xung đột này chứng tỏ rằng người châu Âu không còn khả năng truyền cảm hứng đạo đức, hy sinh nhân danh công lý nữa.

ALAIN MINK: Trong thời gian diễn ra khủng hoảng Covid, mọi người đều nghĩ rằng Châu Âu sắp tan tành. Nhưng châu Âu đã trở nên mạnh mẽ hơn. Angela Merkel, trái với dự đoán của Đức, cuối cùng đã đồng ý thành lập một quỹ hợp tác kinh tế, bởi vì bà ấy nhận ra rằng thị trường duy nhất- mà tại đó Đức có thể hưởng lợi rất nhiều- đang bị đe dọa. Ai có thể nghĩ được rằng, đối mặt với một thách thức mới, châu Âu vẫn bị xem là chậm chạp,lại chuyển sang nhanh chóng tìm được một thứ “vắc-xin chung” nhanh đến vậy? Xét cho cùng, tất cả chúng ta đều rất vui khi tận dụng được thị trường 450 triệu người tiêu dùng. Châu Âu là vừa là thị trường, vừa là một bộ máy điều chỉnh. Và "mối đe dọa của Putin" lại khiến người châu Âu gắn bó với nhau hơn.

 

FIGARO: Và đâu là vị trí của nước Pháp trong tất cả câu chuyện này?

ALAIN MINK: Thành thật mà nói, Putin thực sự không phải là mối đe dọa với Pháp và Đức, kể cả vì ông ta biết rằng Đức nằm trong vùng phòng thủ bởi lực lượng tấn công của chúng ta. Lực lượng tấn công này được thiết kế để bảo vệ lợi ích cuộc sống còn của Pháp Khi chiến tranh đang cận kề, nước Pháp có một vị trí đặc biệt. Pháp cũng có vũ khí hạt nhân.

Và trong trò chơi này, vũ khí hạt nhân một lần nữa trở thành con chủ bài chiến lược. Châu Âu đang đi về phía đông như thể đi trên hai chiếc xe. Một chiếc xe là kinh tế, nơi tài xế là người Đức và hành khách là người Pháp. Còn chiếc xe kia là chiến lược, quân đội. Và với chiếc xe thứ hai này, tài xế là người Pháp và hành khách là người Đức. Còn đối với Hoa Kỳ, tôi tin rằng Hoa Kỳ giờ đây đã trở lại là trung tâm của phương Tây, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thôi. Nước Mỹ trước hết ự thân nó là một một quốc gia-thế giới.

EMMANUEL TODD: Vấn đề của chúng ta đề cập tới là điểm yếu chiến lược của Pháp. Không giống như Đức, Pháp không còn tồn tại. Châu Âu có sức mạnh kinh tế. Rõ ràng là Mỹ không muốn Đức thống trị châu Âu. Bởi vì Hoa Kỳ sợ rằng đến một lúc nào đó, ngành công nghiệp Đức và các nguồn năng lượng của Nga sẽ bổ sung cho nhau - và người Mỹ sẽ có một đối thủ cạnh tranh. Mối quan hệ hợp tác như vậy giữa Moscow và Berlin có nghĩa là loại trừ người Anglo-Saxon khỏi các quá trình diễn ra trên lục địa của chúng ta. Nhưng điều này là không tưởng đối với người Anglo-Saxon. Do đó, để củng cố thành công trong việc kích động sự đối đầu giữa người Tây Âu và người Nga, Hoa Kỳ đã cho nổ tung đường ống dẫn khí Nord Stream nối Nga với Đức. Đối với Pháp, chúng ta hoàn toàn không nằm trong thứ hạng ưu tiên của Mỹ.

ALAIN MINK: Nói rằng chúng ta chẳng đi đến đâu cả là không đúng. Tất nhiên, ở một đất nước như Pháp, bị suy yếu bởi khoản nợ khổng lồ, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Nhưng  chính việc sống trong nợ nần đã tìm được sự ủng hộ của mô hình xã hội ở mức độ rõ ràng  và vượt quá khả năng của chúng ta.

Từ quan điểm này, đồng euro là một món quà tuyệt vời cho người Pháp với xu hướng sống trong nợ nần.

EMMANUEL TODD: Ý tưởng đằng sau đồng euro, giống như người Đức nâng ngành công nghiệp lên tiêu chuẩn cao hơn và cải thiện chất lượng là nghiêm túc. Đó là một dự án "kỷ luật tự giác". Nhưng trên thực tế, đồng euro chỉ tạo điều kiện thanh toán lãi vay nước ngoài. Còn những gì liên quan tới thái độ của chúng ta đối với công việc và nền tài chính của nước mình, ở đây đồng euro chỉ góp phần… thư giãn.

ALAIN MINK: Điều này xảy ra bởi vì người Đức không còn bất kỳ ảnh hưởng nào đối với chính sách tài chính của Châu Âu.

EMMANUEL TODD: Với Đức, có một sự mâu thuẫn chiến lược toàn cầu: người Đức vừa muốn tăng cường ảnh hưởng của họ ở Ukraine, đưa NATO đến gần biên giới Nga hơn, đồng thời họ cũng muốn nhập khẩu khí đốt của Nga với số lượng lớn,  ấy vậy nhưng trên thực tế người Đức không có một đội quân nghiêm chỉnh .

Tuy nhiên, đây mới là điều đáng nói. Mỹ và các nước phương Tây nói chung không muốn nghĩ một viễn cảnh dài lâu. Ý tưởng có thể tiếp tục thống trị hành tinh này bằng cách loại bỏ các ngành công nghiệp đồng thời loại bỏ cả giai cấp công nhân ở nước mình để chuyển sang các quốc gia có nhân công rẻ mạt hơn nhiều - ý tưởng đó thật điên rồ. Rốt cuộc, chính chúng ta đã loại bỏ người của mình theo cách này.

Và đột nhiên, cuối cùng, phương Tây thấy rằng họ không thể sản xuất đủ vũ khí cung cấp cho Ukraine. Chúng ta cũng phải loại bỏ giả định cho rằng chúng ta được điều hành bởi những con người thông minh. Họ là số ít trong các giai tầng lãnh đạo.

ALAIN MINK: Trong lịch sử luôn luôn có những giai đoạn khi nó vận hành về phía trước, thì chúng ta vẫn còn ngoái cổ lại phía sau. Hiện nay lại là một giai đoạn như vậy…

 

TÔ HOÀNG chuyển ngữ