Cuộc đảo chính quân sự ở Niger cũng có thể
được xem xét trong một bối cảnh rộng lớn hơn, nghĩa là thông qua cái nhìn về
các quá trình hiện tại không chỉ nhấn chìm lục địa châu Phi
TỪ NIGER CÓ THỂ BÙNG NỔ MỘT CUỘC CHIẾN
TRANH TRÊN TOÀN CHÂU PHI
(Báo GEOPOLITIKA.NEW – Mỹ):
Sau cuộc đảo chính ở Niger, sự hoảng loạn
ngự trị ở châu Âu. Việc mất đất nước này với EU đồng nghĩa với những thiệt hại
kinh tế thảm khốc. Sự đoạn tuyệt giữa phương Tây và Niger chỉ còn là vấn đề thời
gian.
Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc đảo chính
vũ trang ở Niger và các sự kiện trước đó ở Burkina Faso và Mali, cũng như những
quá trình đang diễn ra ở Chad, Cộng hòa Trung Phi và các quốc gia châu Phi khác
có thể được coi là cuộc chiến tranh chống thực dân thứ hai. Thật vậy, sau cuộc
chiến tranh chống thực dân lần thứ nhất diễn ra vào nửa sau thế kỷ XX, chủ
nghĩa thực dân mới ra đời, không khác nhiều so với chủ nghĩa thực dân cũ thời kỳ
đen tối trước đó. Những người nghèo châu Phi không được phép phát triển bằng
cách sử dụng của cải tự nhiên của chính họ mà chỉ chịu thêm nợ nần và tủi nhục.
Niger, quốc gia có 26 triệu dân với dân số
trẻ nhất thế giới (tuổi trung bình là 14,8), nằm ở Tây Phi và không giáp biển.
Một phần của nó nằm ở Sahara, một phần ở Sahel. Niger giáp với Algérie ở phía
tây bắc, Libya ở phía bắc, Chad ở phía đông, Nigeria ở phía nam, Mali ở phía
tây, Benin và Burkina Faso ở phía tây nam. Trong những ngày gần đây, Niger đã
trở thành tâm điểm chú ý của giới chính trị thế giới, giới truyền thông, và các
chuyên viên về chính trị quốc tế. Tôi muốn nói rằng Niger thậm chí còn được chú
ý nhiều hơn Ukraine với những gì đã trải trong một năm rưỡi qua. Chắc chắn có
những lý do cho việc này.
Chỉ cần nói rằng cựu chỉ huy lực lượng
NATO ở châu Âu, Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu James Stavridis tin rằng
tình hình ở Niger có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện trên lục
địa châu Phi, và có tất cả các điều kiện tiên quyết cho việc này.
Sự chú ý lớn như vậy đến từ đâu, cho dù
Niger là quốc gia nghèo nhất thế giới, nhưng lại cực kỳ giàu có về chiến lược
và khoáng sản. Tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây. Hãy
bắt đầu theo thứ tự.
Tại Niger- một quốc gia nghèo khó nhưng giàu
tài nguyên thiên nhiên quan trọng về chiến lược như uranium, thiếc và vàng,
cũng như các kim loại đất hiếm cần thiết cho sự phát triển của các ngành công
nghệ cao- một cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra vào ngày 26 tháng 7. Trong thời
gian đó, tổng thống dân sự đầu tiên của bang này, Mohamed Bazum, một cựu giáo
viên và là đại diện của thiểu số Ả Rập, được bầu vào năm 2021, đã bị lật đổ.
Chính phủ thân phương Tây của ông đã bị thay thế bởi sự điều hành của Tướng Abdurakhman Tchiani, người tự xưng
là Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Cứu quốc.
KHU VỰC KHÔNG ỔN ĐỊNH
Đây là cuộc đảo chính thứ tám ở Tây và Trung
Phi kể từ năm 2020, làm nổi bật tính dễ bị tổn thương và bất ổn chính trị của
khu vực này. Việc lật đổ Bazum đã giáng một đòn nghiêm trọng vào lợi ích của
Pháp và Hoa Kỳ ở Châu Phi, bởi vì, trong số những lý do khác (các vấn đề kinh tế
và năng lượng, sẽ nói sau một chút), chắc chắn có nghĩa là, như trường hợp của
nước láng giềng Mali, Burkina Faso, Guinea và Cộng hòa Trung Phi, sẽ thắt chặt
quan hệ hữu nghị giữa Niger và Liên bang Nga. Đồng thời, không ai
ngạc nhiên nếu Niger nói "cảm
ơn" và giống như Mali, yêu cầu quân đội Pháp và Mỹ rời khỏi đất nước của họ.
Vài ngày trước, Mali đã tổ chức một cuộc
trưng cầu dân ý trong đó các công dân theo đa số bỏ phiếu từ bỏ tiếng Pháp là
ngôn ngữ quốc gia của họ và Burkina Faso cắt đứt quan hệ quốc phòng và an ninh
với Pháp.
VAI TRÒ CỦA NGA
Cuộc đảo chính quân sự, diễn ra trong thời
gian Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở St. Petersburg. Giới lãnh đạo Nga
không ủng hộ cuộc chính biến, dù chỉ trên lời nói , nhưng cũng không lên án. Tất
nhiên, lúc đầu, Moscow cực kỳ thận trọng, khi nhận ra rằng trong trường hợp có
vấn đề với chính phủ mới, nếu cuộc đảo chính thất bại, Nga chỉ thiệt hại nếu
can thiệp tích cực hơn. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì nữa, những gì đã xảy ra biểu
lộ rõ tình cảm thân Nga của các công dân Niger, những ai ủng hộ mạnh mẽ cuộc đảo
chính quân sự ở đất nước họ.
Nhưng khi cuộc đảo chính vũ trang mang lại
kết quả rõ rêt cho những người thực hiện nó, quan chức Moscow liền tuyên bố rằng
họ phản đối bất kỳ hình thức can thiệp nào từ các nước láng giềng ngày, các cường
quốc phương Tây, hoặc là các lực lượng kết hợp.
CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG THỰC DÂN LẦN THỨ
HAI, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CUỘC ĐẢO CHÍNH QUÂN SỰ
Chính vì sự ủng hộ rộng rãi của người dân
đối với việc lật đổ cựu tổng thống nên khó có thể nói về một cuộc đảo chính vũ
trang ở Niger. Mặc dù đây là cách nó được giới truyền thông thế giới và các
chính trị gia trình bày. Sẽ đúng hơn nếu sử dụng thuật ngữ "cách mạng"
liên quan đến những sự kiện này, với sự hỗ trợ đáng kể của dân chúng, được trao
cho một nhóm rất đồng nhất gồm 60 quan chức quân sự cấp cao nhất, những người
biết rõ về nhau. Đây là điều đã mang lại thành công cho cuộc đảo chính (hay
cách mạng), đồng thời cho phép nó chịu được áp lực bên ngoài (thực tế không có
sự phản kháng bên trong). Sự tận tâm đối với cái mới được người dân thể hiện với
chính quyền quân sự bằng các cuộc mít tinh lớn trước đại sứ quán Pháp và tại
sân vận động bóng đá quốc gia, nơi quân đội, tức là các nhà lãnh đạo mới của
bang này, phát biểu trước đám đông tưng bừng trên khán đài.
Cuộc đảo chính quân sự ở Niger cũng có thể
được xem xét trong một bối cảnh rộng lớn hơn, nghĩa là thông qua cái nhìn về
các quá trình hiện tại không chỉ nhấn chìm lục địa châu Phi mà còn là toàn bộ
cái gọi là “miền nam toàn cầu”. Vùng đất này đang “ngẩng cao đầu” hơn bao giờ hết,
nhìn thấy cơ hội chắc chắn cho mình trong việc xây dựng thế giới đa cực, trong
bối cảnh xung đột địa chính trị lớn và mới mẻ giữa tập thể phương Tây do Mỹ dẫn
đầu và phương Đông của Trung Quốc và Nga.
Do đó, không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc
cách mạng (đảo chính quân sự) ở Niger và các sự kiện trước đó ở Burkina Faso và
Mali, cũng như các quá trình chính trị và xã hội ở Chad, Cộng hòa Trung Phi và
các quốc gia châu Phi khác có thể được coi là một loại của cuộc chiến tranh chống
thực dân lần thứ hai.
Xét cho cùng, cuộc chiến chống thực dân lần
thứ nhất, bắt đầu vào nửa sau thế kỷ 20 và được Liên Xô hỗ trợ (do đó người
châu Phi hiện nay có cảm tình với Nga và người Nga), đã mang lại cho các nước
châu Phi- về cơ bản- chỉ là sự tự do hình thức. Chẳng bao lâu, và đặc biệt là
sau sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô cầm đầu, sự tự do tưởng tượng
này đã bị thay thế bằng một phiên bản hiện đại của chủ nghĩa thực dân- cái gọi là chủ nghĩa thực
dân mới.
Các thuộc địa cũ không bao giờ có cơ hội
thực sự để phát triển, để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của mình.
Rốt cuộc, khối lượng tài nguyên khổng lồ của họ gần như miễn phí đã rơi vào tay
các cường quốc dân chủ. Họ không muốn từ bỏ những gì thực sự là nền tảng của sự
giàu có của họ và những gì đảm bảo cho họ quyền lực chính trị. Tốt nhất nên nhớ
lại rằng một lượng lớn uranium và thiếc của Niger đã được gửi đến Pháp trên thực
tế là miễn phí, và chính Niger đã cung cấp 30% cho ngành công nghiệp hạt nhân của
Pháp. Bởi vậy, việc xuất khẩu uranium sang Pháp ngay lập tức bị chính quyền mới
nghiêm cấm.
TÔ HOÀNG chuyển ngữ