Thông thường, những người từng bị ngừng tim cho biết cảm giác về không gian của họ như quay 360 độ. Khi họ sắp chết, họ trải nghiệm mọi thứ như thể chúng tách rời khỏi cơ thể mình.


CÓ MỘT CUỘC SỐNG SAU KHI ĐÃ CHẾT

(Báo NEW YORK POST M)

Đây không phải là một huyền thoại. Theo một bài báo mới của Trường Y thuộc Đại học New York, khi chúng ta chết, cuộc sống của chúng ta thực sự lóe lên trước mắt chúng ta.

“Tôi nhớ đã gặp bố tôi”, một bệnh nhân cận kề cái chết nhưng may sống sót cho biết. Một bệnh nhân khác được hồi sinh kể: Tôi đã nhìn thấy những khoảnh khắc khác nhau trong cuộc đời mình và cảm thấy tự hào, yêu thương, vui mừng và buồn bã. Tất cả những điều này cùng nhau tràn vào tôi. Một người sống sót thứ ba cho biết: “Tôi nhớ có một loại ánh sáng nào đó… đứng cạnh tôi. Nó cao vượt qua tôi như một tòa tháp quyền lực khổng lồ, nhưng nó chỉ tỏa ra hơi ấm và tình yêu”.

Tất cả những ký ức này và nhiều kỷ niệm khác đã được chia sẻ bởi những người bị ngừng tim. Họ đang trên bờ vực của cái chết, nhưng hoạt động của tim và nhịp thở của họ đã được khôi phục bằng phương pháp hồi sức tim phổi.

Các bác sĩ tin rằng mười phút sau khi tim ngừng đập và ngừng thở, hoạt động của não sẽ ngừng hoạt động vì não bị thiếu oxy. Nhưng một nghiên cứu mới của Đại học New York cho thấy đây là một quan niệm sai lầm. Tiến sĩ Sam Parnia từ NYU Langone Health nói với tờ “New York Post” trong một cuộc phỏng vấn sâu: “Có những dấu hiệu cho thấy hoạt động não bình thường và gần như bình thường vẫn tồn tại trong một giờ sau khi bắt đầu nỗ lực hồi sức. Chúng tôi không chỉ có thể chứng minh những dấu hiệu của sự sáng suốt mà còn có thể chứng minh rằng những trải nghiệm này là độc nhất và phổ quát. Chúng khác với những giấc mơ, ảo ảnh và hoang tưởng".

Tiến sĩ Sam Parnia là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Resuscession” tuần này. Các nhà khoa học đã tính tích cực hoạt động của bộ não, của ý thức và nhận thức 53 bệnh nhân từ 25 bệnh viện, chủ yếu là người Mỹ và người Anh. Tất cả đều đã sống sót sau khi bị ngừng tim.

Các nhà nghiên cứu đã có thể chứng minh rằng bộ não bền bỉ và dẻo dai hơn nhiều so với những gì hầu hết các bác sĩ tin tưởng.

Tiến sĩ Sam Parnia cho biết bộ não của chúng ta có khả năng phục hồi và chống lại tình trạng thiếu oxy tốt hơn so với suy nghĩ trước đây. Ông nói thêm rằng cơ quan này “có khả năng tự phục hồi và bình thường hóa hoạt động của não”.

Trong số 53 bệnh nhân ngừng tim, gần 40% cho biết họ có những hồi tưởng và suy nghĩ tỉnh táo. Những người tham gia nghiên cứu yêu cầu không sử dụng họ và tên của họ vì lý do riêng tư. Những bệnh nhân này trải qua sự gia tăng sóng điện từ não liên quan đến chức năng tâm thần tăng lên - sóng gamma, delta, theta, alpha và beta. Những sóng đó được ghi lại trên điện não đồ, còn gọi là ghi lại hoạt động của não bằng điện cực.

Theo tiến sĩ Sam Parnia, những người từng cận kề cái chết kể lại trải nghiệm của họ theo cách giống nhau.Ý thức và cảm xúc của họ trở nên mạnh mẽ,sống động và rõ ràng hơn.

Thông thường, những người từng bị ngừng tim cho biết cảm giác về không gian của họ như quay 360 độ. Khi họ sắp chết, họ trải nghiệm mọi thứ như thể chúng tách rời khỏi cơ thể mình. Chúng có thể lẫn lộn vào nhau. Nhưng khi họ còn ở trong phòng bệnh, họ cố thu thập các thông tin. Họ cảm thấy như họ hoàn toàn bình phục.

 Trong trạng thái ấy, họ thường quan sát các bác sĩ và y tá đang cố gắng cứu sống họ, nhưng họ quan sát điều này một cách hoàn toàn bình thản, không hề sợ hãi hay lo lắng. Và, nhiều người thực sự nhìn thấy cả cuộc đời của họ trôi qua trước mắt họ, chính xác như những niềm tin dân gian và các phương tiện truyền thông đại chúng kể về điều đó.

Bằng cách nào đó, sau khi chết, toàn bộ cuộc đời của họ được đẩy lên tiền cảnh. Đó là một sự đánh giá lại sâu sắc, tập trung và đầy ý nghĩa về cuộc đời của bọn họ”, tiến sĩ Sam Parnia giải thích rằng cách nhìn lại cuộc sống như vậy không có bất kỳ trật tự cụ thể nào. Phần lớn, đó là một sự đắm chìm trong tinh thần và đạo đức. Không có trình tự thời gian ở đây. Đây là sự đánh giá lại có mục đích về những gì chúng ta đã trải qua trong cuộc sống, tựa như một sự khuyến mãi. Đó không phải là những ký ức ngẫu nhiên và đột ngột xuất hiện. Ở đó có điều gì còn lớn hơn thế.

Có một chủ đề chung khác: đó là cảm giác được đến một nơi rất quen thuộc – nhà của mình. Tiến sĩ Sam Parnia chia sẻ: Có một cảm giác được công nhận, cảm giác quay trở về. Họ tiếp tục cuộc hành trình đến một nơi giống như nhà của mình. Điều thú vị đây là một cảm giác chung, giống nhau ở mọi nơi, ở Hoa Kỳ hay ở những quốc gia khác".

Khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về cách thức và lý do những cảm giác phổ biến này phát sinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Đại học New York tin rằng trong những trải nghiệm cận kề cái chết này, bộ não vốn tập trung vào các hoạt động hàng ngày sẽ thư giãn và “không bị ức chế”. Tiến sĩ Sam Parnia giải thích: Thông thường, có một hệ thống các chất ức chế cản trở khả năng tiếp cận tất cả các khía cạnh của não của chúng ta. Các chức năng còn lại của nó bị ức chế. Nhưng khi não ngừng hoạt động và các cơ chế bảo vệ tự bảo vệ của nó được kích hoạt (trong khi tim ngừng đập), các phanh này sẽ bị tắt”.

Trong trường hợp đặc biệt, các phần khác trước đây không hoạt động sẽ được kích hoạt. Một người có quyền truy cập vào toàn bộ ý thức của mình, vào những gì thường không thể tiếp cận được với mọi cảm xúc, cảm giác, suy nghĩ và ký ức. Đó không phải là ảo giác. Đó là những cảm giác rất thực xảy ra khi một người sắp chết.

Những công trình do Trung tâm Langone Health ở Đại học New Yorrk và các tổ chức nghiên cứu khác nêu ra, thể hiện một bước đột phá trong lĩnh vực chăm sóc tích cực, vốn trước đây bị tụt hậu so với các lĩnh vực nghiên cứu y học khác. Tuy nhiên, số người được sống lại nhờ nỗ lực hồi sức là rất ít và đây là điều đáng tiếc. Đồng thời, tiến sĩ Sam Parnia và các đồng nghiệp của ông cũng hy vọng, con người ta rồi cuối cùng cũng sẽ có thể hiểu được điều gì xảy ra sau khi chết.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ