Tuyến đường dài và hẹp chạy từ bắc xuống
nam giữa Nga và EU là “vùng núi lửa” quân sự đầu tiên. Tiếp theo, kéo dài từ đó,
là một “vùng núi lửa” quân sự thứ hai, tính từ vùng Kavkaz ở phía tây tới Iran,
Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
HAI “VÙNG NÚI LỬA” CÓ THỂ DẪN ĐẾN CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI
(Báo TOYO KEIZAI- Nhật Bản)
Tờ “Toyo
Keizai” viết: Sự va chạm của các mảng kiến tạo quân sự- chính trị Đông và Tây đe
dọa một vụ nổ toàn cầu. Nếu một trận đại hồng thủy có cường độ như thế này xảy
ra, chỉ trong 90 giây sẽ đủ để loài người biến mất khỏi bề mặt Trái đất.
Tác giả bài báo đã nghiên cứu “các vùng
nguy hiểm về địa chấn” và đưa ra dự báo của mình.
Có vẻ như thế giới một lần nữa bước vào kỷ
nguyên chiến tranh. Cuộc xung đột ở Ukraine vẫn chưa có hồi kết và một cuộc chiến
khác đã bắt đầu giữa Israel và người Palestine ở Dải Gaza. Vào tháng 9 năm
2023, giao tranh cũng diễn ra ở Nagorno-Karabakh, vùng đệm giữa CH Azerbaijan
và CH Armenia.
Những xung đột như vậy không xảy ra một
cách ngẫu nhiên. Mặc dù hoàn cảnh của chúng ở mỗi khu vực khác nhau, nhưng tất
cả đều xuất phát từ một nguyên nhân chung: sự đối đầu giữa khối phương Tây, do
Hoa Kỳ dẫn đầu, và các cường quốc thế giới mới là Nga và Trung Quốc.
Thế giới, mà trung tâm là Hoa Kỳ, là khối
Tây Âu đã giữ vai trò bá chủ từ thế kỷ 18 và là lực lượng kiến tạo nên trật tự
thế giới tồn tại cho đến ngày nay. Nói gọn hơn, chính Tây Âu đã tạo ra những
tiêu chuẩn giá trị thế giới cho hành tinh này.
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Mỹ đã một
mình thống trị thế giới và hoàn toàn điều hành trật tự thế giới bằng vũ khí của
chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Về vấn đề này, nước Mỹ bắt đầu được gọi là “Đế chế”.
Trật tự thế giới hiện nay được quyết định
bởi hệ thống kinh tế của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), hệ thống quân sự của NATO
(Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) và quyền bá chủ duy nhất của Hoa Kỳ, tức
là đế chế thống trị trên trường quốc tế.
Mặt khác, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ,
nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũ đã được đưa vào thị trường tư bản thế giới. Và
sau hơn 30 năm, những nước này đã nhanh chóng có được sức mạnh kinh tế, chính
trị và quân sự.
Ở các khu vực mà lợi ích của hai hệ thống
này va đập cũng chính là những vùng lãnh thổ đang xảy ra xung đột. Tuyến đường
dài và hẹp chạy từ bắc xuống nam giữa Nga và EU là “vùng núi lửa” quân sự đầu
tiên. Phía trên đỉnh nó đi qua Phần Lan, ba nước vùng Baltic là Belarus,
Ukraine,
Armenia và Azerbaijan ở vùng Kavkaz; Serbia, Kosovo và Cộng hòa Sec (một phần của
Bosnia và Herzegovina) ở vùng Balkan; sau đó đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria,
Lebanon và Israel và nằm trên Palestine.
Tiếp theo, kéo dài từ đó, là một “vùng núi
lửa” quân sự thứ hai, tính từ vùng Kavkaz ở phía tây tới Iran, Afghanistan,
Pakistan, Ấn Độ và quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Một “Vùng núi lửa” tương tự chạy
lên phía bắc từ Quần đảo Trường Sa, qua eo biển Đài Loan và từ Bắc và Nam Triều
Tiên đến đảo Sakhalin.
Nhật Bản nằm ngay trung tâm của “vùng núi
lửa” quân sự thứ hai phân chia Đông và Tây, thuộc phần Thái Bình Dương của nước
này. Và điều đó thật đáng tiếc.
Khu vực từ Trung Đông đến Ai Cập, Libya,
Tunisia, Algeria và Maroc ở Bắc Phi cũng như tuyến đường từ Somalia đến Nam
Sudan ở Tây Phi cũng thuộc về khu vực “vùng chiến sự” bất ổn này. Tất nhiên,
cũng có sự phân chia giữa Trung và Nam Mỹ một bên và bên kia là Hoa Kỳ.
Mâu thuẫn giữa Đông và Tây càng sâu sắc
thì áp lực sẽ càng tăng lên ở những vùng nguy hiểm này. Nó sẽ xô đẩy các mảng
kiến tạo quân sự-chính trị lại với nhau, làm tăng khả năng xảy ra một vụ nổ
toàn cầu. Xung đột Ukraina ban đầu là vấn đề giữa Nga và các dân tộc Slavơ ở
Ukraina, nhưng khi được đẩy vào cuộc đối đầu giữa Đông và Tây, nó đã bộc lộ bản
chất xung đột của trật tự thế giới hiện nay.
Cuộc xung đột ở Ukraine có phần nào gợi nhớ
đến Chiến tranh Crưm ở thế kỷ 19 (1853-1856), khi vấn đề độc lập của dân tộc
Ukraine cuối cùng trở thành vấn đề bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây
(như NATO hiện nay), khiến làm trỗi dậy cuộc chiến sinh tồn của phương Tây với
Nga và cuộc chiến tranh phòng thủ đất nước của nhân dân Nga. Chiến tranh Crưm
là cuộc xung đột quân sự giữa Tây Âu và Nga do sự suy tàn của người Thổ Nhĩ Kỳ
Ottoman. Điều gì đó tương tự hiện đang xảy ra ở Ukraine.
TÔ HOÀNG chuyển ngữ