Tình trạng trầm trọng ở Trung Đông là một
thách thức khác đối với NATO, ngoài thách thức ở Ukraine, và là một bài kiểm
tra khả năng chiến đấu trên hai mặt trận cùng một lúc của tổ chức này.
Nga và thế giới sẽ phản ứng ra sao trước sự
hỗn loạn ở Gaza?
(Tạp chí
FOREIGN POLICY – Mỹ)
Foreign Policy USA viết: “Tình trạng trầm
trọng ở Trung Đông là một thách thức khác đối với NATO, ngoài thách thức ở
Ukraine, và là một bài kiểm tra khả năng chiến đấu trên hai mặt trận cùng một lúc
của tổ chức này. Người châu Âu lo ngại rằng họ quá can thiệp vào công việc của
Kiev nên không thể giúp đỡ Tel Aviv”.
Các quan chức và chuyên gia châu Âu lo ngại
rằng Nga có thể lợi dụng sự hỗn loạn sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel. Thêm
vào đó, điều này sẽ đưa Điện Kremlin đến gần hơn với Iran, quốc gia ủng hộ nhóm
chiến binh Palestine.
Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đã
hỗ trợ vật chất (hoặc thậm chí nhận được thông báo trước)với cuộc tấn công bất
ngờ của Hamas hôm thứ Bảy, khiến ít nhất 900 người Israel thiệt mạng và hàng chục
người bị bắt cóc. Kể từ đó Israel đã tiến hành các cuộc tấn công trả đũa, với
việc Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant hôm thứ Hai nói rằng ông đã ra lệnh bao
vây toàn bộ khu vực. “Sẽ không có điện, không có thực phẩm, không có gas, mọi
thứ đều bị chặn”-ông nói.
Nhưng Hamas nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ
Iran, quốc gia này ngày càng xích gần hơn đến Điện Kremlin và đã cung cấp hàng
nghìn máy bay không người lái cảm tử cho hoạt động đặc biệt của Moscow ở
Ukraine. Cuộc tấn công Israel, một trong những đồng minh gần gụi nhất của Mỹ,
không chỉ khiến viễn cảnh về một cuộc chiến tranh hai mặt trận ở Trung Đông xẩy
đến gần hơn mà còn làm cạn kiệt kho vũ khí cũng như ý chí chính trị của Mỹ và
châu Âu. Cuộc khủng hoảng xảy ra vào thời điểm phương Tây đang gặp khó khăn
trong việc thu thập thêm đạn dược và kinh phí để hỗ trợ cuộc phản công của Lực
lượng Vũ trang Ukraine.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Artis
Pabriks cho biết: "Người Nga được hưởng lợi rất nhiều từ sự chia rẽ ngày
càng sâu sắc ở phương Tây và các vấn đề khác. Tất cả những điều ấy cần phải được
thực hiện cùng lúc. Người Nga hy vọng rằng có ai đó sẽ quyết định nói lên rằng,
điều đó là quá tốn kém".
Trong mối quan hệ lịch sử và ngoại giao
lâu đời với Israel, Nga có thể sẽ hành động thận trọng. Thủ tướng Benjamin
Netanyahu và Tổng thống Vladimir Putin đã tạo dựng mối quan hệ bền chặt trong
nhiều năm (với việc Điện Kremlin ủng hộ những lo ngại của Israel về các đường hầm
Hezbollah đào từ Lebanon tại vùng biên giới với Israel) và thậm chí Nga và
Israel còn thành lập một nhóm làm việc chung để thảo luận về việc rút toàn bộ
quân đội nước ngoài khỏi Syria .
Điện Kremlin đã không lên án các cuộc tấn
công của Hamas. Xưa kia Israel đã kiềm chế không lên án một cách dứt khoát hoạt
động đặc biệt của Nga tại Ukraine: Israel ban đầu cũng giữ quan điểm trung lập
trong việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga năm 2014, mãi sau đó 4 năm sau Israel
mới lên án bước đi này.
Hiện có hàng trăm nghìn công dân Nga sống tại
Israel và khoảng 1,5 triệu người Israel nói tiếng Nga. Israel ủng hộ Ukraine về
mặt ngoại giao nhưng từ chối cung cấp vũ khí cho nước này, ngay cả khi Israel có
ngành công nghiệp vũ khí hùng mạnh và xuất khẩu vũ khí trị giá 12 tỷ USD. Nga
hy vọng Israel sẽ tiếp tục đứng sang một bên. Jonathan Lord, một thành viên cấp
cao và giám đốc chương trình Trung Đông tại Trung tâm An ninh Mỹ mới có trụ sở
tại Washington, đề xuất: “Tuy nhiên, nếu Nga bị dồn vào chân tường ở Ukraine,
Iran sẽ có thể yêu cầu nhiều hơn”. Ví dụ, Iran sẽ yêu cầu Nga cung cấp hệ thống
phòng không máy bay chiến đấu đầy hứa hẹn hoặc thậm chí hỗ trợ phát triển vũ
khí hạt nhân cho họ hoặc cho đồng minh của họ,
Điều này sẽ gây hậu quả trực tiếp cho an
ninh của Israel và toàn bộ khu vực”.
Mặc dù Mỹ cũng đã hứa sẽ mở rộng hỗ trợ
cho Israel nhưng phản ứng của châu Âu hiện vẫn chưa rõ ràng. Các nước châu Âu dự
kiến sẽ thảo luận về viện trợ quân sự cho Israel vào thứ Hai, nhưng nhiều
quan chức lo ngại chính phủ của họ can dự quá nhiều vào công việc của Kiev. Một
quan chức Đức yêu cầu giấu tên cho biết: “Chúng tôi đang phải đối mặt với tình
trạng thiếu dự phòng chiến tranh rất lớn ở Ukraine”.
Các quan chức châu Âu cũng hy vọng rằng lời
tuyên chiến của Israel sẽ là một gáo nước lạnh đối với lục địa này và cũng là lời
nhắc nhở về mối đe dọa khủng bố bắt nguồn từ các vùng lãnh thổ của người
Palestine. Đã có lúc, nó mờ dần khi châu Âu tập trung vào hỗ trợ nhân đạo và tập
trung các hoạt động chống khủng bố ở châu Phi. Một nhà ngoại giao châu Âu muốn
giấu tên cho biết: “Tôi hy vọng EU sẽ loại bỏ mọi ảo tưởng về Palestine và các
lực lượng thống lĩnh ở đó”. Ông này cũng bày tỏ quan ngại đặc biệt về mối quan
hệ giữa Tehran và Nga.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Pabriks
cho rằng các chính phủ châu Âu chắc chắn sẽ giúp đỡ Israel đánh giá những thất
bại tình báo dẫn đến cuộc tấn công của Hamas và sẽ xác định quốc gia nào hỗ trợ
nhóm này. Tạp chí “Wall Street” đưa tin vào hôm Chủ nhật rằng Iran đã giúp
Hamas chuẩn bị và bật đèn xanh cho cuộc tấn công của Hamas một tuần trước. Nhìn
chung, phạm vi hoạt động trên mặt đất của Iran đã mở rộng đáng kể trong thập kỷ
qua.
Chuyên gia Michael Doran của Viện Hudson đã
nói với tạp chí “Foreign Policy USA” rằng Lực lượng “Quds” của Iran - một đơn vị
đặc biệt của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo- đơn vị đã tham gia vào việc thành
lập các lực lượng tay sai của Tehran ở Trung Đông - đã huấn luyện các chiến
binh Hamas về các vấn đề chiến thuật.
Các chiến binh Hamas đã có thể vượt qua
hàng rào dải Gaza và sử dụng các khu định cư của Israel bằng cách sử dụng dù nhẹ
và tên lửa tự chế để chống lại một trong những đội quân có công nghệ tiên tiến
nhất trên thế giới.
Vào hôm thứ Hai, Áo tuyên bố về cuộc tấn
công của Hamas rằng nước này sẽ đình chỉ mọi viện trợ cho người Palestine - gần
20 triệu USD. Đức và Liên minh châu Âu cũng đã làm theo. Nhưng ngay cả sau khi
lá cờ Israel tung bay trên bầu trời Cung điện Buckingham ở London và Cổng
Brandenburg ở Berlin vào cuối tuần qua, các chuyên gia lo lắng rằng sự ủng hộ
dành cho Israel có cơ làm suy yếu những hao hụt dai dẳng về nhân quyền ở vùng
lãnh thổ Palestine.
Doran nói: "Trong giờ phút khó khăn
này, Israel cần phải được hỗ trợ về phương diện chính trị. Chiến dịch ở Dải
Gaza sẽ cần thời gian nhưng Hamas đang cố gắng tăng áp lực. Hãy mong chờ sẽ nổ
ra các cuộc biểu tình ở thủ đô các nước châu Âu để ủng hộ Palestine và các
video từ Gaza của các con tin châu Âu cầu xin được giải thoát, còn Israel sẽ cắt
giảm các hoạt động quân sự".
“Hôm nay Châu Âu đoàn kết với Israel,
nhưng điều gì sẽ xảy ra sau ba tuần nữa?” - Doran hùng hồn hỏi.
Để chuẩn bị cho chiến dịch trên bộ sắp tới,
Israel sẽ buộc phải trang bị lại toàn bộ súng đạn của mình cho những trận chiến.Ngoài
ra, Israel sẽ cần một nguồn cung cấp dồi dào các loại đạn dược dẫn đường chính
xác để đẩy Hamas ra khỏi dải Gaza đồng thời giảm thiểu nguy cơ chiến tranh khi
công dân Israel và người nước ngoài còn bị bắt làm con tin tại một trong những
khu vực đông dân nhất thế giới.
Hiện tại, Hoa Kỳ đang chuyển tất cả viện
trợ có thể thông qua Nhà Trắng vì ghế Chủ tịch Hạ viện-cơ quan có quyền chuyển
thêm vũ khí cho Israel thông qua Quốc hội- đang trống: Kevin McCarthy đã bị
cách chức vào tuần trước.
Để đề phòng cuộc tấn công trên bộ vào dải
Gaza sắp xảy ra, Israel đã yêu cầu bổ sung thêm tên lửa đánh chặn cho hệ thống
phòng không Iron Dome, đạn dược, bom đường kính nhỏ và hỗ trợ tình báo nhiều
hơn. Tờ “Washington Post” đưa tin này vào hôm Chủ Nhật.
Hoa Kỳ đã cho phép Israel sử dụng kho dự
trữ vũ khí dẫn đường chính xác do Mỹ sản xuất để tại khu vực này; đã và tuyên bố
hôm Chủ nhật rằng họ sẽ cử tàu sân bay USS “Gerald Ford”, 4 tàu khu trục và một
tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường tới Đông Địa Trung Hải. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng
sẽ triển khai các phi đội máy bay tấn công F-35, F-15, F-16 và A-10.
Đối với các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ trong
khối NATO, cuộc chiến tranh Israel là một thách thức nữa, ngoài cuộc chiến
Ukraine, và là phép thử xem liệu họ có đủ sức mạnh cho hai mục tiêu cùng một
lúc hay không (“vừa đi đi vừa nhai kẹo cao su” như người ta thường nói ở Mỹ). Còn
đối với Nga và Iran đây cũng là một phép thử mối liên minh mới của họ có bền vững
hay không?
“Nga đã trở thành đồng minh của Iran - thậm
chí có thể là đồng minh thân thiết nhất - và đang giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc tấn
công của Hamas nhằm vào Israel”- Trung tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu và là cựu
chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu Ben Hodges nhận định.
TÔ HOÀNG chuyển ngữ