Nhà Đông phương học, nhà khoa học chính trị quốc tế Elena Suponina, đã trả lời những câu hỏi của phóng viên báo Sự Thật Thanh Niên – Nga về diễn biến xung đột mới giữa Palestine-Israel.


1-Bản chất của cuộc xung đột Palestine- Israel là gì và tại sao hơn nửa thế kỷ vẫn chưa được giải quyết?

- Sau Thế chiến thứ hai, Liên Hợp Quốc quyết định thành lập ở các vùng lãnh thổ lân cận nhà nước Do Thái Israel và nhà nước Ả Rập Palestine cận. Nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được trên giấy tờ. Trong một số cuộc chiến tranh Ả Rập- Israel, Israel đã chiếm đóng phần lớn lãnh thổ được phân bổ để thành lập Palestine.

Vào những năm 1990, một bước đột phá ngoại giao đã xảy ra và Chính quyền Dân tộc Palestine được thành lập, với triển vọng phát triển thành một nhà nước chính thức. Tuy nhiên, điều này đã không cho đến nay không được thực hiện. Xung đột giữa Israel và Palestine là cuộc đấu tranh giành lãnh thổ và nguồn tài nguyên hạn chế.

Có các mỏ khí đốt ở vùng ven biển của Dải Gaza và các mỏ dầu đang được tìm kiếm ở Bờ Tây sông Jordan. Ngoài ra, đây còn là cuộc tranh giành các đền thờ tôn giáo. Jerusalem là vùng đất thánh và là nơi linh thiêng đối với các đại diện của Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Người Israel coi thành phố này là thủ đô của họ. Người Palestine cũng cho rằng ít nhất phần phía đông của Jerusalem phải trở thành thủ đô của nhà nước họ. Mỗi bên chứng minh trường hợp của mình. Theo tôi, bây giờ không thể dung hòa được những quan điểm này.

2. Hamas và Hezbollah là ai?

- Hamas là một nhóm Hồi giáo Palestine mà Hoa Kỳ và nhiều nước châu được coi là khủng bố ở Israel. Nga không tán đồng như vậy. Tổ chức này không nằm dưới sự kiểm soát của Chính quyền Quốc gia Palestine. Các chiến binh của nhóm này đã nhiều lần thực hiện các cuộc tấn công vào lãnh thổ Israel, nhưng trong những năm gần đây, họ tuyên bố rằng mục tiêu của họ chỉ là quân sự. Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là sự quay trở lại với các chiến thuật cũ, không có sự phân biệt giữa các mục tiêu dân sự và quân sự.

Gần đây, chính phủ Israel hiện tại, đã thẳng thừng từ chối nói chuyện với bất kỳ người Palestine nào, cả ôn hòa và cấp tiến, và chính phủ Isael phải chịu trách nhiệm phần lớn về việc này.

Hezbollah là một nhóm người Lebanon được thành lập trong bối cảnh các cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel lặp đi lặp lại. Miền nam Lebanon đã bị người Israel chiếm đóng trong nhiều năm và tổ chức này được thành lập để giải phóng miền nam Lebanon, sự việc đã xảy ra cách đây 23 năm. Họ hoàn toàn đoàn kết với người Palestine và tích cực hợp tác với Palestin. Bất cứ lúc nào họ cũng có thể đến trợ giúp Hamas, một lần nữa tạo ra nguồn căng thẳng ở biên giới Israel-Lebanon.

3. Các quốc gia Hồi giáo trong khu vực cảm thấy thế nào về Palestine?

- Hamas có quan hệ tốt với Iran, mặc dù Iran không phải là một quốc gia Ả Rập. Nếu bạn thực hiện khảo sát những người dân bình thường trên khắp thế giới Ả Rập, bạn sẽ nhận thấy rằng hơn 90% có thiện cảm với người Palestine và tin rằng họ không thể sống dưới chế độ phân biệt chủng tộc.

Có các nghị quyết quốc tế của Liên hợp quốc nhằm giải quyết “vấn đề Palestine”. Và lập trường của các quốc gia Ả Rập hàng đầu như Ả Rập Saudi hoàn toàn trùng khớp với các nghị quyết này. Có những tấm bản đồ cụ thể quy định

những vùng lãnh thổ người Palestine chiếm đóng, những vùng đất nào người Israel nên nhượng lại. Nhưng còn một điều khác nữa là có một thời, ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, theo như tôi biết từ chính người Mỹ, đã ngồi nhiều ngày liền trên các bản đồ của khu vực địa lý này với cây bút chì và thước kẻ trên tay và cùng nhau cố gắng với các chuyên gia, để xác định khu định cư nào nên chuyển đi đâu và ai nên đi? Nhưng những bản đồ này mâu thuẫn mạnh mẽ với tình hình thực tế.

Rất khó để phân biệt các khu định cư của người Ả Rập và người Do Thái. Dưới thời cựu Thủ tướng Israel Ariel Sharon, một số khu định cư của người Do Thái đã được chuyển khỏi Dải Gaza và người dân được chuyển đến nơi khác, nhưng điều này đã gây ra những cuộc biểu tình lớn.

4. Liệu có triển vọng Israel được các quốc gia Ả Rập công nhận không?

- Israel đã ký các hiệp định hòa bình với Jordan và Ai Cập, và trong những năm gần đây, Israel đã cố gắng ký kết cái gọi là “Hiệp định Abraham” với UAE và Bahrain. Nhưng thành công chắc chắn này của nền ngoại giao Israel không đi kèm với sự cải thiện trong quan hệ ở cấp độ công dân bình thường. Ngay cả ở biên giới giữa Israel và Ai Cập, những vụ việc đẫm máu liên tục xảy ra khi mức độ cay đắng của cả hai bên vẫn rất cao.

Nếu chúng ta nói về Ả Rập Saudi, thì sau sự thành công của Hiệp định Abraham, người Mỹ, với tư cách là người hòa giải, đã cố gắng hòa giải người Israel và người Saudi. Nhưng mọi thứ đang diễn ra rất chậm, và sau những sự kiện gần đây, mọi cuộc trò chuyện nào về vấn đề này đã bị coi là tiêu cực ở Riyadh, vì dư luận hiện đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ cuộc đàm phán nào với người Israel. Cũng sẽ không thể đạt được thỏa thuận với Iran trong tương lai gần.

Người Israel đã cố gắng né tránh vấn đề then chốt của Palestine và đàm phán với những người Ả Rập khác vượt qua đầu người Palestine. Tưởng chừng như đó là một thành công nhưng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Và bây giờ rõ ràng là cần phải giải quyết các vấn đề của Palestine, sau đó mới giải quyết các vấn đề khác, nếu không tồn tại sẽ vẫn còn đó. 

5. Liệu chiến tranh có thể nổ ra giữa Israel và Iran?

- Người Israel hiện đang chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự lớn. Dựa trên kinh nghiệm của những năm trước, những hoạt động này chỉ có tác dụng ngắn hạn. Đây sẽ còn là một khu vực bất ổn lâu dài và nghiêm trọng trong những năm tới. Tình hình căng thẳng ở biên giới Israel-Lebanon có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Một cuộc chiến tranh lớn giữa Israel và Iran được thể hiện trong tất cả các kịch bản của Israel. Bản thân người Iran cũng không loại trừ khả năng này. Có một điều nữa là hiện tại, có lẽ cả Tehran và Tel Aviv đều chưa sẵn sàng cho việc này. Ấy vậy lại không nên loại trừ khả năng ấy. Nhưng chúng ta cũng không trông mong các chế độ quân chủ vùng Vịnh sẽ bị lôi kéo vào cuộc xung đột lúc này.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ